Đề thi thử vào 10 - Trường THCS Mỹ Hưng

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1566Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử vào 10 - Trường THCS Mỹ Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử vào 10 - Trường THCS Mỹ Hưng
Trường THCS Mỹ Hưng
ĐỀ THI THỬ VÀO 10
Thời gian: 120 phút
Câu 1: (1 điểm)
Trong truyện Chiếc lược ngà, Nguyễn Quang Sáng đã tạo được tình huống truyện khá bất ngờ nhưng tự nhiên, hợp lí. Em hãy làm rõ nhận xét trên?
Câu 2: (1 điểm)
Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi:
	“Bác Thứ chưa nghe thủng câu hỏi ra sao, ông lão đã lật đật bỏ lên nhà trên:
	_ Tây nó đốt nhà tôi rồi ông chủ ạ. Đốt nhãn, ông chủ tịch làng em vừa lên cải chínhCải chính cái tên làng chợ Dầu chúng em Việt gian ấy mà. Ra láo! Láo hết, chẳng có gì sất. Toàn là sai sự mục đích cả.”
Ông Hai nói : “ làng chợ Dầu chúng em Việt gian” là dùng cách nói nào?
Trong câu nói,ông Hai đã dùng sai một từ, đó là từ nào? Lẽ ra phải nói thế nào mới đúng?
Câu 3: ( 3 điểm)
Viết một đoạn văn nghị luận ( không quá một trang giấy thi) với chủ đề: Lời xin lỗi. ( Trong đó sử dụng lời dẫn trực tiếp hoạc gián tiếp)
Câu 4: (5 điểm)
Vẻ đẹp của bức tranh mùa thu lúc giao mùa trong bài Sang thu của Hữu Thỉnh.
Hết
Hướng dấn chấm thi
Câu 1:
 Tình huống truyện:
Cuộc gặp gỡ giữa hai cha con sau 8 năm xa cách( chỉ biết nhau qua tấm hình, trong lúc người cha mong mỏi được nghe tiếng con gọi ba thì người con lại không nhận cha, đến lúc nhận ra và biểu lộ tình cảm thì người cha phải ra đi). (0,25đ)
Ở khu căn cứ, người cha dồn tất cả tình yêu thương vào việc làm cây lược ngà tặng con, nhưng con chưa kịp nhận thì người cha đã hi sinh. ( 0,25đ)
Ý nghĩa của hai tình huống truyện :
Tình huống thứ nhất là chính, bộc lộ tình yêu thương mãnh liệt của con với cha, còn tình huống thứ hai thể hiện tình cảm sâu sắc của người cha với con. ( 0,2 
Tác giả tạo được hai tình huống truyện khá bất ngờ, nhưng tự nhiên, hợp lí, thể hiện được chủ đề tác phẩm: Ca ngợi tình cha con trong hoàn cảnh chiến tranh mất mát. ( 0,25đ)
Câu 2:
Ông Hai nói: Làng Chợ Dầu chúng em Việt gian là cách nói hoán dụ, láy làng để chỉ những người dân làng Chợ Dầu ( 0,25đ)
 Trong câu nói, ông Hai dùng sai từ Mục đích , lẽ ra phải nói mục kích mới đúng. ( 0,25đ)
Câu 3: 
HT: 1đ
 +Bố cục đủ 3 phần, rõ ràng mạch lạc, không quá giới hạn (0,5 đ)
 +Có sử dụng lời dẫn trực tiếp hoặc gián tiếp,chỉ rõ. (0,5 đ)
ND: 2 đ
 + Giới thiệu vấn đề: Lời xin lỗi (0,25đ)
 +Lời xin lỗi là gì? (0,25đ)
 +Vai trò của lời xin lỗi. (0,25đ)
 +Khi nào sử dụng lời xin lỗi và vì sao phải xin lỗi? (0,25đ)
 +Lời xin lỗi có tác dụng như thế nào với cá nhân và xã hội? (0,25đ)
 +Những kẻ không biết nói lời xin lỗi là những kẻ như thế nào? Hậu quả? (0,25đ)
 +Thái độ , cảm xúc của người xin lỗi và người được xin lỗi? (0,25đ)
 +Bài học rút ra? (0,25đ)
Câu 4:
Mở bài:
 -Mùa thu là đề tài muôn thuở của thơ ca. Biết bao nhà thơ đã dành tình yêu cho mùa thu của đất trời, của lòng người. (0,25đ)
 -Hữu Thỉnh viết bài thơ Sang Thu năm 1977, cũng viết về đề tài mùa thu nhưng lại là thời khắc giao mùa từ hạ sang thu. (0,25đ)
 -Cảm nhận về vẻ đẹp của cảnh sắc mùa thu lúc giao mùa từ hạ sang thu qua tình cảm thiết tha và tâm hồn tinh tế của nhà thơ. (0,5đ)
b. Thân bài :
 -Vẻ đẹp của đất trời trong thời khắc giao mùa từ hạ sang thu: (0,15đ)
 +Sự biến đổi của đất trời từ lúc sang thu: Tác giả nhận ra những tín hiệu hạ đang qua và thu đang tới bằng sự chuyển mùa của ngọn gió se và bằng hương thơm của ổi chín.
 Từ Bỗng diễn tả sự đột nhiên nhận ra sự thay đổi của đất trời vao thời khắc giao mùa. Những làn gió thu nhẹ đầu tiên đưa theo hương ổi chín báo hiệu thu đang tiễn hạ đi
 Dấu hiệu thu sang còn được tác giả nhận biết qua sự thay đổi của làn sương mong, của dòng sông, của tiếng chim và của đá mây.qua sự cảm nhận của làn sương mỏng chùng chình. 
 +Nắng cuối hạ vẫn còn nồng, còng sáng nhưng nhạt dần. Những ngày giao mùa này đã ít đi những cơn mưa rào ào ạt, bất ngờ. Còn những cánh chim bắt đầu vội vã. Sông nước đầy nên mới dềnh dàng nhẹ trôi như cố tình làm chậm chạp, thiếu khẩn trương, để mất nhiều thì giờ chim bay vội vã, đó là những đàn cú ngói, những đàn sâm cầm, những đàn chim đổi mùa tránh rét từ phương bắc xa xôi bay vội vã về phương nam.
Dòng sông, cánh chim, đám mây mùa thu,đều được nhân hóa. Bức tranh thu trở nên hữu tình, chan chứa thi vị.
Mây như kéo dài ra, vắt lên, đặt ngang trên bầu trời,buông thõng xuống, câu thơ miêu tả đám mây mùa thu của Hữu Thỉnh khá hay và độc đáo, cách chọn từ và dúng từ sáng tạo
 -Tâm trạng và sự suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu (0,15đ)
 +khổ thơ cuối nói lên một vài cảm nhận và suy ngẫm của nhà thơ khi nhìn cảnh vật trong những ngày đầu thu
Nắng, mưa, sấm, những hiện tượng của thiên nhiên trong thời khắc giao mùa:mùa hạ-thu được Hữu Thỉnh cảm nhận một cách tinh tế. Các từ vẫn còn, vơi dần, cũng bớt bất ngờ gợi tả rất hay thời lượng và sự hiện hữu của sự vật. 
 +Từ ngoại cảnh ấy nhà thơ lại suy ngẫm cuộc đời. Sấm và hàng cây đứng tuổi là hình ảnh ẩn dụ mang ý nghĩa tượng trưng cho những biến đổi những khó khăn thử thách, từng trải được tôi luyện trong nhiều gian khổ khó khăn trong cuộc đời mỗi con người.
c.Kết bài:
 -Tác giả sử dụng thành công một số biện pháp tu từ nghệ thuật như nhân hóa, ẩn dụ,các biện pháp nghệ thuật có tác dụng nhấn mạnh vẻ đẹp của dịu dàng êm ả của đất trời khi sang thu(0,5đ)
 -Qua bài thơ, ta thấy lòng yêu thiên nhiên, yêu vẻ đẹp rất riêng của thời khắc giao mùa và thấy được tâm trạng suy ngẫm của nhà thơ trước đất trời, trước cuộc đời. (0,5đ)

Tài liệu đính kèm:

  • docde thithu vao 10 20142015.doc