PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHÚ NHUẬN ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN THI: NGỮ VĂN Thời gian: 120 phút (không kể thời gian giao đề) (Đề thi gồm có 01 trang) I. Phần văn - Tiếng việt Câu 1: Phần tiếng Việt (1,5 điểm) a. Thế nào là phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại. (0,5 điểm) b. Lấy 1 ví dụ vi phạm về phương châm về lượng, 1 ví dụ về vi phạm phương châm về chất. Chỉ ra lỗi vi phạm trong mỗi ví dụ ấy (1,0 điểm) Câu 2: Phần văn bản (1 điểm) Chép theo trí nhớ 4 câu thơ đầu văn bản: "Cảnh ngày xuân" (Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1) và khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ ấy. II. Phần Tập làm văn Câu 1: Nghị luận xã hội (2,5 điểm) "Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta". Hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 20 dòng) trình bày suy nghĩ của em về ý kiến trên. Câu 2: Nghị luận văn học (4,5 điểm) Vẻ đẹp của anh thanh niên trong truyện ngắn “Lặng lẽ Sa Pa” của Nguyễn Thành Long. ----------------------- Hết----------------------------- PHÒNG GD&ĐT HUYỆN BẢO THẮNG TRƯỜNG THCS SỐ 1 PHÚ NHUẬN HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 - THPT NĂM HỌC 2015 -2016 MÔN: NGỮ VĂN (Hướng dẫn chấm này gồm có 03 trang) I. Phần văn - Tiếng việt Câu Nội dung Biểu điểm câu 1 a. HS trình bày được khái niệm phương châm về lượng, phương châm về chất trong hội thoại. - Phương châm về lượng: Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa, không thiếu. - Phương châm về chất: Khi giao tiếp, đừng nói những điều mình không tin là đúng hay không có bằng chứng xác thực. b. HS lấy được 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về lượng, 1 ví dụ câu nói vi phạm phương châm về chất (chỉ ra lỗi vi phạm) VD: - Già là loại gia cầm nuôi ở nhà rất phổ biến ở nước ta. (vi phạm phương châm về lượng thừa từ "nuôi ở nhà) - Nước là do nước ở trên đầu nguồn sinh ra. (vi phạm phương châm về chất: nói điều không chính xác) 0,25 điểm 0,25 điểm 1,0 điểm câu 2 - Chép đúng, đủ 4 câu thơ đâu văn bản: "Cảnh ngày xuân" (Trích: "Truyện Kiều" của Nguyễn Du - Ngữ Văn 9, tập 1) "Ngày xuân con én đưa thoi, Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi. Cỏ non xanh tận chân trời, Cành lê trắng điểm một vài bông hoa. - Khái quát ngắn gọn nội dung chính của 4 câu thơ: Qua bốn câu thơ Nguyễn Du đã gợi ra được bức tranh mùa xuân đẹp, hài hòa về màu sắc, sinh động, nhẹ nhàng, thanh khiết. 0,5 điểm 0,5 điểm II. Phần Tập làm văn Câu Nội dung Biểu điểm Câu 1 Yêu cầu về kĩ năng - HS biết viết một bài văn nghị luận ngắn về một vấn đề xã hội. - HS biết lập ý chính xác, khoa học; lập luận chặt chẽ, loogic thông qua hệ thống luận điểm, luận cứ đầy đủ, tiêu biểu. - Bài viết có bố cục rõ ràng; diễn đạt trong sáng, giàu sức biểu cảm, viết đúng chính tả. Yêu cầu về kiến thức: Bài viết ngắn gọn, cô đọng vấn đề. HS có thể triển khai vấn đề theo nhiều cách khác nhau, đảm bảo các nội dung cơ bản sau: 0,25 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,25 điểm * Mở bài - Giới thiệu vấn đề cần nghị luận, dẫn câu nói: "Bảo vệ môi trường là bảo vệ chính cuộc sống của chúng ta". * Thân bài - Giải thích ngắn gọn để làm rõ khái niệm về môi trường: Đó là không khí, đất đai, nguồn nước, rừng cây... - Giải thích, chứng minh để thấy: Nếu không bảo vệ môi trường, cuộc sống của chúng ta sẽ bị đe dọa như thế nào. + Phá rừng, khai thác rừng bừa bãi sẽ dẫn đến những tổn hại lớn: mất rừng sẽ xảy ra lũ lụt, hạn hán, mất nguồn lợi về kinh tế và cuộc sống bị đe dọa. + Không khí bị ô nhiễm ảnh hưởng đến sức khỏe. + Nguồn nước bị ô nhiễm sẽ làm dịch bệnh phát sinh. - Phê phán thái độ vô ttrách nhiệm, thờ ơ với việc bảo vệ môi trường. - Làm thế nào để bảo vệ môi trường? + Đối với nhà nước và các cơ quan có thẩm quyền. + Đối với nhân dân và bản thân: Cần phải thu gom rác, giữ vệ sinh chung, trồng cây, bảo vệ nguồn nước... * Kết bài: Khẳng định lại vai trò của môi trường, đưa ra lời kêu gọi: Bảo vệ môi trường là việc vô cùng lớn lao, cấp thiết. Là trách nhiệm của tất cả mọi người. Câu 2 * Về kĩ năng - Học sinh làm được bài nghị luận văn học, trình bày, phân tích được một nhân vật văn học trong tác phẩm truyện. - Bài viết có bố cục ba phần, rõ ràng, lập luận tốt, đảm bảo tính liên kết giữa các phần, các đoạn, diễn đạt lưu loát, dùng từ, đặt câu chính xác, không mắc lỗi chính tả. * Về kiến thức: bài viết nêu được những suy nghĩ cá nhân về nhân vật anh thanh niên trong truyện "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. Học sinh có thể triển khai các ý trong bài viết đảm bảo các nội dung cơ bản sau: * Mở bài: Giới thiệu được nhân vật anh thanh niên là nhân vật chính trong tác phẩm "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long. * Thân bài - Hoàn cảnh sống khắc nghiệt, buồn tẻ (đặc biệt đối với tuổi thanh niên). - Có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, yêu nghề. - Tổ chức sắp xếp cuộc sống ngăn nắp, chủ động : trồng hoa, nuôi gà, tự học và đọc sách ngoài giờ là việc. - Cởi mở, chân thành, quý trọng tình cảm, khao khát được gặp gỡ, trò chuyện với mọi người. - Là người khiêm tốn, anh coi công việc của mình bình thường, ca ngợi những người xung quanh, coi họ là những tấm gương để mình học tập. - Là một người có ý thức, trách nhiệm, anh hoàn thành tất cả các nhiệm vụ, mặc dù rất luyến cô gái và ông họa sĩ, nhưng anh không đi tiễn vì đã đến giờ đi "ốp". * Kết bài: Anh thanh niên là hình ảnh tiêu biểu của con người mới, nhận rõ trách nhiệm của mình trong việc xây dựng, bảo vệ quê hương. Đó là cách sống có lí tưởng, biết hi sinh hạnh phúc cá nhân để cống hiến cho nhân dân, cho đất nước. Đây là vẻ đẹp đáng trân trọng cần học tập, noi theo. 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 0,5 điểm 1,0 điểm
Tài liệu đính kèm: