PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HUYỆN TRỰC NINH ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 NĂM HỌC 2015 - 2016 MÔN NGỮ VĂN Thời gian làm bài: 120 phút Ngày thi 21/5/2015 PHẦN TIẾNG VIỆT TRẮC NGHIỆM. (2,0 điểm) Trả lời các câu hỏi sau, bằng cách viết vào tờ giấy bài làm chữ cái in hoa đầu dòng của phương án trả lời đúng nhất. Câu 1. Trong câu văn “Mà ông, thì ông không thích nghĩ ngợi như thế một tí nào.” từ gạch chân thuộc từ loại nào? A. Danh từ. C. Động từ. B. Tính từ. D. Phó từ. Câu 2. Mối quan hệ giữa các vế trong câu văn sau là gì? “Chị không khóc đó thôi, chị không ưa cả nước mắt.” Quan hệ giải thích. C. Quan hệ đối lập. Quan hệ bổ sung. D. Quan hệ đồng thời. Câu 3. Phép liên kết câu được sử dụng trong đoạn văn sau là gì? “Họa sĩ nào cũng đến Sa Pa. Ở đấy tha hồ mà vẽ. Tôi đi đường này ba mươi hai năm. Trước Cách mạng tháng Tám, tôi chở lên, chở về nhiều họa sĩ như bác. Họa sĩ Tô Ngọc Vân này, họa sĩ Hoàng Kiệt này” Phép lặp, phép nối. C. Phép thế, phép liên tưởng. Phép thế, phép lặp. D. Từ trái nghĩa, phép lặp. Câu 4. Câu văn nào sau đây có chứa hình ảnh ẩn dụ? A. Mặt trời xuống biển như hòn lửa. B. Mặt trời đội biển nhô màu mới. C. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng. D. Mặt trời của mẹ em nằm trên lưng. Câu 5. Căn văn “Lão không hiểu ý tôi, tôi nghĩ vậy, và tôi càng buồn lắm.” có sử dụng thành phần biệt lập nào sau đây? A. Thành phần cảm thán. C. Thành phần phụ chú. B. Thành phần gọi đáp. D. Thành phần tình thái. Câu 6. Phần gạch chân trong câu văn sau thuộc thành phần nào? “Nói cho đúng, bà hiền như chiếc bóng.” Thành phần khởi ngữ. C. Thành phần tình thái. B. Thành phần trạng ngữ. D. Thành phần phụ chú. Câu 7. Trong câu văn sau, tác giả đã sử dụng biện pháp tu từ gì? “Thói quen ở không ít người thích tỏ ra “khôn vặt”, “bóc ngắn, cắn dài”, không coi trọng chữ “tín” sẽ gây tác hại khôn lường trong quá trình kinh doanh và hội nhập.” A. So sánh. C. Liệt kê. B. Nhân hóa. D. Nói quá. Câu 8. Dòng nào dưới đây không phải là kết cấu chủ - vị? A. Đan lờ cài nan hoa. C. Rừng cho hoa. B. Vách nhà ken câu hát. D. Con đường cho những tấm lòng. PHẦN VĂN ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN (3,5 điểm) Cho đoạn văn: “Anh vừa bước, vừa khom người đưa tay đón chờ con. Nghe gọi, con bé giật mình, tròn mắt nhìn. Nó ngơ ngác, lạ lùng. Còn anh, anh không ghìm nổi xúc động. Mỗi lần bị xúc động, vết thẹo dài bên má phải lại đỏ ửng lên, giần giật, trông rất dễ sợ. Với vẻ mặt xúc động ấy và hai tay vẫn đưa về phía trước, anh chầm chậm bước tới, giọng lặp bặp, run run.” (Nguyễn Quang Sáng, Chiếc lược ngà, sgk Ngữ văn lớp 9, tập I) 1. Đoạn văn trên nằm trong phần nào của đoạn trích “Chiếc lược ngà”? Phương thức biểu đạt chính của đoạn văn là gì? Nêu nội dung của đoạn văn? 2. Hình ảnh “vết thẹo” có ý nghĩa và vai trò gì trong diễn biến câu chuyện? 3. Học xong tác phẩm “Chiếc lược ngà”, em suy nghĩ gì về tình cảm gia đình trong chiến tranh? Liên hệ thực tế, em đã làm gì để gia đình luôn hạnh phúc? Hãy trình bày bằng một đoạn văn dài từ 12 đến 15 câu (đánh số thứ tự các câu). PHẦN TẬP LÀM VĂN (4,5 điểm) Em hãy phân tích đoạn thơ sau: “Con ở miền Nam ra thăm lăng Bác Đã thấy trong sương hàng tre bát ngát Ôi! Hàng tre xanh xanh Việt Nam Bão táp mưa sa đứng thẳng hàng. Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng Thấy một mặt trời trong lăng trất đỏ. Ngày ngày dòng người đi trong thương nhớ Kết tràng hoa dâng bảy mươi chín mùa xuân Bác nằm trong giấc ngủ bình yên Giữa một vầng trăng sáng dịu hiền Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Mà sao nghe nhói ở trong tim!” (Viễn Phương, Viếng lăng Bác, sgk Ngữ văn lớp 9, tập II) Họ và tên học sinh Chữ ký giám thị 1 Lớp Chữ ký giám thị 2
Tài liệu đính kèm: