SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO THANH HOÁ TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG IV KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG LỚP 12 LẦN 2 MÔN: vật lý 12 Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 132 Họ, tên thí sinh:.......................................................................... Số báo danh:............................................................................... Câu 1: Cho đoạn mạch điện xoay chiều gồm cuộn dây thuần cảm L, tụ điện C và biến trở R mắc nối tiếp. Khi đặt vào hai đầu mạch một hiệu điện thế xoay chiều ổn định có tần số f thì thấy LC = 1/(4π2f2). Khi thay đổi R thì: A. Hiệu điện thế giữa hai đầu biến trở thay đổi. B. Công suất tiêu thụ trên mạch thay đổi. C. Tổng trở của mạch vẫn không đổi. D. Hệ số công suất trên mạch thay đổi. Câu 2: Công thức tính công suất tiêu thụ của đoạn mạch RLC nối tiếp nào sau đây sai: A. P = UIcosφ B. P = I2R C. P =(U2cos2φ)/R D. P =(RU02cos2φ)/2 Câu 3: Dùng máy biến thế có số vòng cuộn dây thứ cấp gấp 6 lần số vòng cuộn dây sơ cấp để truyền tải điện năng thì công suất tổn hao điện năng trên dây tăng hay giảm bao nhiêu? A. Giảm 36 lần. B. Không thay đổi. C. Giảm 6 lần. D. Tăng 12 lần. Câu 4: Đặt vào hai đầu đoạn mạch điện xoay chiều RLC (cuộn dây thuần cảm) nối tiếp một điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng không đổi bằng 220V. Gọi hiệu điện áp dụng giữa hai đầu điện trở R, hai đầu cuộn dây, giữa hai bản tụ lần lượt là UR, UL, UC. Khi điện áp giữa hai đầu mạch chậm pha 0,25so với dòng điện thì biểu thức nào sau đây là đúng. A. UR = UC - UL = 75V. B. UR = UC - UL = 220V. C. UR = UL - UC = 110V. D. UR = UC - UL = 110V. Câu 5: Hiện tượng sóng dừng trên dây đàn hồi, khoảng cách giữa hai nút sóng liên tiếp bằng A. một nửa bước sóng. B. một phần tư bước sóng. C. hai lần bước sóng. D. một bước sóng. Câu 6: Khi làm thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng đơn sắc với khoảng cách giữa hai khe là 1 mm và khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát là 2 m thì khoảng vân đo được bằng 0,8 mm. Bước sóng ánh sáng dùng trong thí nghiệm bằng A. 0,7 μm. B. 0,6 μm. C. 0,4 μm. D. 0,5 μm. Câu 7: Trong thí nghiệm Y-âng về giao thoa ánh sáng, hai khe được chiếu đồng thời ba bức xạ λ1 = 0,42 μm, λ2 = 0,56 μm và λ3 = 0,72 μm. Giữa vân sáng trung tâm với vân sáng cùng màu với nó và gần nó nhất có bao nhiêu vân sáng? (không kể vân sáng trung tâm và vân sáng cùng màu với nó) A. 22 vân sáng. B. 24 vân sáng. C. 25 vân sáng. D. 23 vân sáng. Câu 8: Hai dao động điều hòa có phương trình dao động lần lượt là x1 = 5cos(2πt+ π/6) (cm) và x2 = cos(2πt+ 2π/3) (cm). Biên độ và pha ban đầu của dao động tổng hợp là A. cm, 5π/6. B. cm, 0,5 π. C. cm π/3. D. 10 cm, 0,5 π. Câu 9: Một dòng điện xoay chiều có biểu thức i=4cos(100πt-2π/3)A. Cường độ dòng điện hiệu dụng có giá trị là: A. 2A. B. 4A. C. -2A. D. 2A. Câu 10: Một sợi dây đàn hồi dài 100cm, có hai đầu A, B cố định. Một sóng truyền có tần số 50Hz, với tốc độ truyền sóng là 20m/s. Số bó sóng trên dây là A. 500. B. 50. C. 5. D. 10. Câu 11: Tia hồng ngoại và tia tử ngoại đều A. có khả năng gây ra hiện tượng quang điện trong. B. là sóng điện từ và có tác dụng nhiệt mạnh. C. có khả năng iôn hoá chất khí và tác dụng lên phim ảnh. D. làm phát quang một số chất và huỷ diệt tế bào. Câu 12: Một mạch dao động LC lí tưởng có L = 1/π mH, C = 4/π nF. Sau khi kích thích cho mạch dao động. Chu kì dao động điện từ tự do của mạch là A. 4.10-6s. B. 2.10-6s. C. 4.10-5s. D. 4.10-4s. Câu 13: Một sóng cơ có chu kỳ T, tần số f, truyền trên dây đàn hồi với tốc độ truyền sóng v và bước sóng λ. Hệ thức không đúng là A. v = . B. v = λf. C. . D. . Câu 14: Người ta định đầu tư một phòng hát Karaoke hình hộp chữ nhật có diện tích sàn khoảng 18 m2, cao 3 m. Dàn âm thanh gồm 4 loa có công suất như nhau đặt tại các góc dưới A, B và các góc A’, B’ ngay trên A, B, màn hình gắn trên tường ABB’A’. Bỏ qua kích thước của người và loa, coi rằng loa phát âm đẳng hướng và tường hấp thụ âm tốt. Phòng có thiết kế để công suất đến tai người ngồi hát tại trung điểm M của CD đối diện cạnh AB là lớn nhất. Tai người chịu được cường độ âm tối đa bằng 10 W/m2. Công suất lớn nhất của mỗi loa mà tai người còn chịu đựng được xấp xỉ A. B. C. D. Câu 15: Một sóng cơ truyền trong một môi trường dọc theo trục Ox với phương trình u = 5cos(6pt - px) (cm) (x tính bằng mét, t tính bằng giây). Tốc độ truyền sóng bằng A. 3 m/s. B. m/s. C. 6 m/s. D. m/s. Câu 16: Một dòng điện xoay chiều có cường độ (A). Chọn phát biểu sai. A. Pha ban đầu của dòng điện là p/6(rad). B. Cường độ hiệu dụng bằng 2 (A) . C. Tần số là 100p(Hz). D. Chu kỳ dòng điện là 0,02 (s). Câu 17: Chiếu chùm sáng hẹp gồm hai thành phần đơn sắc đỏ và tím từ trong một chất lỏng trong suốt ra không khí với cùng góc tới i = 400. Cho chiết suất của chất lỏng đối với ánh sáng đỏ là , đối với ánh sáng tím là và chiết suất của không khí bằng 1. Góc hợp bởi tia sáng đỏ và tia sáng tím gần bằng A. 750. B. 1160. C. 650. D. 60. Câu 18: Một con lắc đơn gồm vật m treo vào sợi dây không giãn, khối lượng không đáng kể, chiều dài l. Con lắc dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường là g. Tần số góc của dao động là: A. . B. . C. . D. . Câu 19: Đặt vào hai đầu một đoạn mạch chỉ có một cuộn dây (có độ tự cảm L và điện trở thuần r) một điện áp xoay chiều có điện áp hiệu dụng là U = 100V, cường độ dòng điện chạy trong mạch có giá trị hiệu dụng là 2A. Khi điện áp tức thời ở hai đầu đoạn mạch là -50V thì cường độ tức thời qua mạch là -A . Công suất của mạch điện là: A. 200W. B. 100W. C. 100W. D. 100W. Câu 20: Sóng điện từ có tần số 12MHz thuộc loại sóng nào dưới đây A. Sóng dài. B. Sóng trung. C. Sóng cực ngắn. D. Sóng ngắn. Câu 21: Từ một trạm phát sóng tại mặt đất, sóng điện từ được phát thẳng đứng hướng lên trên. Nếu thành phần từ hướng về hướng Đông thì thành phần điện hướng về hướng : A. Nam. B. Thẳng đứng hướng xuống . C. Tây. D. Bắc. Câu 22: Một sóng âm có tần số f = 100Hz truyền trong không khí với vận tốc v = 340m/s thì bước sóng của sóng âm đó là: A. 170m. B. 3,4m. C. 34cm. D. 340m. Câu 23: Chọn câu sai: Âm LA của một cái đàn ghi ta và của một cái kèn có thể cùng A. mức cường độ âm. B. đồ thị dao động âm. C. tần số. D. cường độ âm Câu 24: Biểu thức li độ của vật dao động điều hòa có dạng x = Acos(ωt + φ) . Tại thời điểm vận tốc có độ lớn bằng một nửa vận tốc cực đại, lúc đó li độ của vật có độ lớn bằng A. . B. . C. . D. . Câu 25: Con lắc đơn dao động điều hòa, khi tăng chiều dài con lắc lên 4 lần thì tần số dao động của con lắc A. giảm đi 4 lần. B. tăng lên 4 lần. C. tăng lên 2 lần. D. giảm đi 2 lần. Câu 26: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo phương trình x = Acos10t (t tính bằng s). Tại t = 2s, pha của dao động là A. 20 rad. B. 10 rad. C. 40 rad. D. 5 rad. Câu 27: Chất nào sau đây không thể phát ra quang phổ liên tục? A. Chất rắn. B. Chất khí ở áp suất cao. C. Chất lỏng. D. Chất khí ở áp suất thấp. Câu 28: Một vật dao động điều hòa, mỗi chu kỳ dao động vật đi qua vị trí cân bằng A. ba lần. B. bốn lần. C. một lần. D. hai lần. Câu 29: Trong một giờ thực hành một học sinh muốn một quạt điện loại 180 V - 120W hoạt động bình thường dưới điện áp xoay chiều có giá trị hiệu dụng 220 V, nên mắc nối tiếp với quạt một biến trở. Ban đầu học sinh đó để biến trở có giá trị 70 thì đo thấy cường độ dòng điện hiệu dụng trong mạch là 0,75A và công suất của quạt điện đạt 92,8%. Muốn quạt hoạt động bình thường thì phải điều chỉnh biến trở như thế nào? A. giảm đi 20Ω B. tăng thêm 12Ω C. giảm đi 12Ω D. tăng thêm 20Ω Câu 30: Một đoạn mạch xoay chiều mắc nối tiếp gồm điện trở thuần R, tụ điện C và cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L thay đổi được. Đặt vào hai đầu đoạn mạch một điện áp xoay chiều ổn định , khi điều chỉnh độ tự cảm của cuộn cảm đến giá trị L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu các phần tử R, L, C có giá trị lần lượt là 30 V, 20 V và 60 V. Khi điều chỉnh độ tự cảm đến giá trị 2L0 thì điện áp hiệu dụng hai đầu điện trở bằng bao nhiêu? A. 50V B. 50/V C. 150/V D. 100/V Câu 31: Dao động tắt dần là một dao động có A. ma sát cực đại. B. biên độ giảm dần theo thời gian. C. chu kì tăng tỉ lệ với thời gian. D. biên độ thay đổi liên tục. Câu 32: Cho dòng điện xoay chiều i = 2cos(100t)(A) qua điện trở R = 5 trong thời gian 1 phút. Nhiệt lượng toả ra là. A. 600 J B. 1000 J C. 800 J D. 1200 J Câu 33: Cho ba dao động điều hòa cùng phương, cùng tần số là cm, cm, cm (A3 <10 cm). Khi đó dao động tổng hợp của ba dao động trên có phương trình là cm. Khi A2 đạt cực đại thì A3 có giá trị là: A. cm. B. cm. C. cm. D. cm. Câu 34: Trong chân không, ánh sáng nhìn thấy được có bước sóng trong khoảng từ A. 0,38 μm ÷ 0,76 μm. B. 0,38 mm ÷ 0,76 mm. C. 0,38 pm ÷ 0,76 pm. D. 0,38 nm ÷ 0,76 nm. Câu 35: Đặc điểm nào trong số các đặc điểm dưới đây không phải là đặc điểm chung của sóng cơ và sóng điện từ? A. Là sóng ngang. B. Truyền được trong chân không. C. Bị nhiễu xạ khi gặp vật cản. D. Mang năng lượng. Câu 36: Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một quỹ đạo dài 12 cm. Dao động này có biên độ là A. 12 cm. B. 3 cm. C. 6 cm. D. 24 cm. Câu 37: Trong bài thực hành đo bước sóng ánh sáng đơn sắc dựa vào hiện tượng giao thoa ánh sáng với khoảng cách giữa hai khe và bước sóng không đổi. Gọi D là khoảng cách từ mặt phẳng chứa hai khe đến màn quan sát. Có bốn giá trị khác nhau của D là: D1 = (200 ± 2) cm; D2 = (100 ± 3) cm; D3 = (150 ± 1) cm và D4 = (250 ± 2) cm. Khi đo khoảng vân giao thoa, sai số sẽ nhỏ nhất khi chọn D có giá trị bằng A. D2. B. D3. C. D1. D. D4. Câu 38: Một mạch LC có điện trở không đáng kể, dao động điện từ tự do trong mạch có chu kỳ 2.10-4 s. Năng lượng điện trường trong mạch biến đổi tuần hoàn với chu kỳ là A. 0,5.10-4 s. B. 4,0.10-4 s. C. 1,0.10-4 s. D. 2,0.10-4 s. Câu 39: Cho 3 dao động điều hòa cùng phương cùng tần số có phương trình lần lượt là x1 = A1cos(ωt + φ1), x2 = A2cos(ωt + φ2) và x3 = A3cos(ωt + φ3). Biết A1 = 1,5A3 ; φ3 – φ1 = π. Gọi x12 = x1 + x2 là dao động tổng hợp của dao động thứ nhất và dao động thứ hai; x23 = x2 + x3 là dao động tổng hợp của dao động thứ hai và dao động thứ ba. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc vào thời gian của li độ hai dao động tổng hợp trên như hình vẽ. Giá trị của A2 là A. 6,15 cm. B. 8,25 cm. C. 4,87 cm. D. 3,17 cm. Câu 40: Điều phát biểu nào sau đây là sai khi nói về quá trình lan truyền của sóng cơ học A. là quá trình truyền năng lượng . B. là quá trình lan truyền dao động trong môi trường vật chất theo thời gian. C. là quá trình lan truyền của pha dao động. D. là quá trình lan truyền các phần tử vật chất trong không gian. ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
Tài liệu đính kèm: