Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề thi 109 - Trường THPT Cao Nguyên

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 536Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề thi 109 - Trường THPT Cao Nguyên", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 - Mã đề thi 109 - Trường THPT Cao Nguyên
 Trang 1/6 - Mã đề thi 109 
Tôn Lệ 
 THPT TH Cao Nguyên-Đăklăk 
ĐỀ THI THỬ THPT QG-NĂM 2017 
MÔN: SINH HỌC 
Thời gian làm bài: 50 phút 
Mã đề thi 
109 
Họ, tên thí sinh:............................................................... SBD: ........................ 
Câu 1: Yếu tố ngẫu nhiên gây nên sự biến đổi về tần số alen của quần thể với các đặc điểm nào dưới đây? 
(1) tần số alen thay đổi không theo một chiều hướng nhất định. 
(2) tần số alen thay đổi theo hướng giảm dần alen có lợi và tăng dần tần số alen có hại. 
(3) có thể làm giảm tần số alen có lợi vì có thêm các alen mới. 
(4) một alen có hại cũng có thể trở nên phổ biến trong quần thể. 
(5) thành phần kiểu gen của quần thể thay đổi không theo một hướng nhất định. 
A. (1), (2), (3), (5) B. (1), (4), (5) C. (2), ( 3), (4), (5) D. (1), (4) 
Câu2: : Nguồn biến dị chủ yếu cho chọn lọc tự nhiên theo quan điểm Đacuyn là: 
A.biến dị tổ hợp. B. biến dị cá thể. C. đột biến. D. thường biến 
Câu 3: Cho các phát biểu sau: 
 (1) Chất cảm ứng của Operon-Lac ở E.coli là lactose. 
(2) Khi Operon Lac phiên mã tạo ba mARN tương ứng với các gen Z, Y và A. 
 (3) Sản phẩm của tất cả quá trình phiên mã là ARN 
 (4) Ở sinh vật nhân thực, quá trình điều hòa hoạt động gen chủ yếu diễn ra ở giai đoạn trước phiên mã Số 
phát biểu sai là: 
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4 
Câu 4: Ở một loài thực vật, alen A quy định tính trạng cây cao, alen a quy định tính trạng cây thấp; alen 
B quy định hoa đỏ; alen b quy định hoa trắng; alen D quy định quả hình tròn; alen d quy định quả hình 
bầu dục. Cho lai hai dòng thuần chủng khác nhau bởi 3 cặp tính trạng nói trên được F1, tạp giao các cây 
đậu F1 thu được F2 như sau: 120 cây cao, hoa đỏ, quả tròn; 20 cây thấp, hoa đỏ, quả bầu dục; 40 cây cao, 
hoa đỏ, quả bầu dục; 60 cây thấp, hoa đỏ, quả tròn; 60 cây cao, hoa trắng, quả tròn; 20 cây cao, hoa trắng, 
quả bầu dục . Biết các gen nằm trên NST thường, quá trình giảm phân hình thành hạt phấn và hình thành 
noãn là như nhau. Cho các nhận định sau 
(1) F2 có thể có 21 kiểu gen (2) 3 cặp gen nằm trên 2 cặp NST 
(3) Có khoảng 80 cây cao đỏ tròn F2 có kiểu gen dị hợp (4) Cây có kiểu gen dị hợp ở F2 là 75% 
(5) Tất cả các cây quả bầu F2 đều có kiểu gen đồng hợp (6) F2 có tối đa 30 kiểu gen 
Số nhận định đúng là 
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 
Câu 5: Ở một loài thực vật, A: thân cao, a thân l n; B: hoa đỏ, b: hoa vàng; D ức chế sự biểu hiện kiểu 
hình màu sắc hoa cho hoa trắng, 3 cặp gen nằm trên 3 cặp NST thường khác nhau. Có bao nhiêu phép lai 
cho đời con có tỷ lệ kiểu hình 3:3:1:1 
A. 14 B. 10 C. 15 D. 9 
Câu 6: Trong diễn thế , nhóm loài đã « tự đào huyệt chôn mình » vì 
A. nhóm loài ưu thế là nguồn sống của quần xã. 
B. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế sẽ làm thay đổi điều kiện sống, từ đó tạo cơ hội cho các 
loài khác có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới. 
C. hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế đã làm giảm nguồn sống. 
D. loài ưu thế có số lượng lớn nên đã sử dụng hết nguồn thức ăn, dẫn đến thiếu thức ăn và chết. 
Câu 7: Ở một giống ngô, chiều cao của cây do 4 cặp gen (A,a; B,b; D,d; E,e) c ng quy định, các gen 
phân li độc lập. Cứ mỗi gen trội có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 5 cm. Cây cao nhất có chiều 
cao là 130 cm. Cho phép lai AaBBDdee x AaBbDdEE, có bao nhiêu phát biểu đúng về F1 
(1) Có 18 kiểu gen 
(2) Cây cao nhất cao 130cm 
(3) Cây cao 115 cm chiếm tỷ lệ 31,25% 
(4) Có 5 kiểu gen quy định cây cao 110 cm 
 Trang 2/6 - Mã đề thi 109 
(5) Cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 12,5% 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 1 
Câu 8: Đặc điểm nào sau đây là đặc điểm chung cho tất cả các nhân tố tiến hóa? 
A. Làm xuất hiện các alen mới cung cấp nguyên liệu cho quá trình chọn lọc. 
B. Làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể. 
C. Làm thay đổi tần số alen và thành phần kiểu gen của quần thể. 
D. Làm tăng tính đa dạng và phong phú về vốn gen của quần thể. 
Câu 9: Ba tế bào lưỡng bội của ruồi giấm có kiểu gen 
BD
Aa HH
bd
 giảm phân hình thành giao tử, số loại 
giao tử tối đa có thể được tạo ra là 
A. 12 B. 8 C. 5 D. 4 
Câu 11: Nếu kích thước quần thể xuống dưới mức tối thiểu, quần thể dễ rơi vào trạng thái suy giảm dẫn 
tới diệt vong. Giải thích nào sau đây là không ph hợp? 
A. Nguồn sống của môi trường giảm, không đủ cung cấp cho nhu cầu tối thiểu của các cá thể trong 
quần thể 
B. Sự hỗ trợ giữa các cá thể bị giảm, quần thể không có khả năng chống chọi với những thay đổi của 
môi trường 
C. Khả năng sinh sản suy giảm do cơ hội gặp nhau của cá thể đực với cá thể cái ít 
D. Số lượng cá thể quá ít nên sự giao phối gần thường xảy ra, đe dọa sự tồn tại của quần thể. 
Câu 10: : Ở một loài có bộ NST 2n = 24. Một thể đột biến mà cơ thể có một số tế bào có 23 NST, một số 
tế bào có 25 NST và các tế bào còn lại có 24 NST. Nguyên nhân nào dẫn đến hiện tượng này? 
A. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở bố có một cặp NST không phân li còn mẹ giảm phân 
bình thường. 
 B. Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử ở cả bố và mẹ đều có một cặp NST không phân li. 
 C. Trong quá trình nguyên phân ở một mô hoặc một cơ quan nào đó có một cặp NST không phân li. 
 D. Trong quá trình nguyên phân đầu tiên của hợp tử có một cặp NST không phân li. 
Câu 11: Một cơ thể mang 3 cặp gen khi giảm phân tạo ra loại giao tử ABD chiếm tỷ lệ 18%. Kiểu gen 
của cơ thể có thể được viết theo bao nhiêu cách sau đây: 
(1) 
Ab
Dd
aB
 (2) 
AB
Dd
ab
 (3) 
AD
BB
ad
 (4) 
Bd
AA
bD
(5) 
AbD
aBd
 (6) 
ADb
adB
 (7) 
BAD
bad
 (8) 
Abd
aBD
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 
Câu 12: Khi nói về quản lí tài nguyên cho phát triển bền vững, phát biểu nào sau đây không đúng? 
A. Con người cần phải bảo vệ sự trong sạch của môi trường sống. 
B. Con người phải biết khai thác tài nguyên một cách hợp lí, bảo tồn đa dạng sinh học. 
C. Con người cần phải khai thác triệt để tài nguyên tái sinh, hạn chế khai thác tài nguyên không tái 
sinh. 
D. Con người phải tự nâng cao nhận thức và sự hiểu biết, thay đổi hành vi đối xử với thiên nhiên. 
Câu 13: Một gen dài 5100 Å có 3900 liên kết hydrô nhân đôi 3 lần liên tiếp. Số nuclêôtit tự do mỗi loại 
môi trường nội bào cung cấp cho lần nhân đôi cuối c ng là 
A. A = T = 2400; G = X = 3600 B. A = T = 3600; G = X = 2400 
C. A = T = 4200; G = X = 6300 D. A = T = 6300; G = X = 4200 
Câu 14: Khi nói về tác động của nhân tố sinh thái, phát biểu nào sau đây không đúng: 
A. Giới hạn sinh thái là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật có thể tồn 
tại và phát triển ổn định theo thời gian 
B. Giới hạn chịu đựng của cơ thể sinh vật đối với một nhân tố nhất định t y thuộc vào đặc điểm của 
từng loài 
C. Cơ thể sinh vật có thể thích nghi với các nhân tố sinh thái môi trường nhờ những biến đổi hình thái, 
giải phẫu, sinh lý, tập tính hoạt động của mình 
 Trang 3/6 - Mã đề thi 109 
D. Các nhân tố sinh thái tác động một cách riêng lẻ tới sinh vật nên người ta phân sinh vật thành các 
nhóm sinh thái theo các nhân tố tác động như sinh vật ưa bóng sinh vật ưa sáng. 
Câu 15: Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về mã di truyền 
A. Mã di truyền là mã bộ ba, được đọc liên tục theo chiều 5’-3’ trên mARN 
B. Mã di truyền có tính đặc hiệu, mỗi loại axit amin chỉ được mã hóa bởi một loại bộ ba 
C. Mã di truyền có tính phổ biến, tất cả các loài đều sử dụng chung bộ mã 
D. Mã di truyền là trình tự các nucleotit trên gen quy định trình tự các axit amin trên protein 
Câu 16: Quy trình chắc chắn tạo ra dòng thuần chủng mang bộ NST của hai loài khác nhau là 
A. dung hợp tế bào trần. B. tự thụ phấn qua nhiều thế hệ. 
C. nuôi cấy hạt phấn. D. lai xa và đa bội hóa. 
Câu 17: Cho các ví dụ sau: 
 (1) Địa y và cây gỗ (2) Hiện tượng tỉa thưa của các cây thông 
(3) Chó sói và báo tranh mồi (4) Cây tầm gửi sống trên thân các cây gỗ lớn 
(5) Cá mập con ăn các trứng chưa nở (6) Cá đực Edriolychnus schimidti sống trên cá cái 
Số các ví dụ thể hiện mối quan hệ cạnh tranh trong quần thể là 
A. 3 B. 4 C. 2 D. 5 
Câu 18: Một phân tử mARN khi thực hiện quá trình dịch mã đã tổng hợp được một số chuỗi polipeptit 
giống nhau. Số loại bộ ba tối đa mà đoạn mã hóa của phân tử mARN này chứa là: 
A. 63 B. 64 C. 62 D. 61 
Câu 19: Quan hệ giữa hai loài sống chung với nhau, cả hai c ng có lợi và không nhất thiết phải xảy ra là 
A. quan hệ hợp tác. B. quan hệ cộng sinh. C. quan hệ hội sinh. D. quan hệ kí sinh. 
Câu 20: Ở một loài động vật, gen B quy định lông xám, alen b quy định lông đen, gen A át chế gen B và 
b cho kiểu hình có lông trắng, alen a không át chế, các gen phân li độc lập. Phép lai giữa con cái dị hợp 2 
cặp gen với con đực lông xám dị hợp cho tỉ lệ kiểu hình ở đời con là: 
A. 3 lông đen : 4 lông trắng : 1 lông xám B. 4 lông trắng : 1 lông đen : 3 lông xám 
C. 3 lông trắng : 1 lông đen D. 3 lông xám : 12 lông trắng : 1 lông đen 
Câu 21: Nguyên nhân dẫn tới sự tổng hợp gián đoạn trong quá trình nhân đôi của phân tử ADN: 
A. Trình tự nuclêôtit trên hai mạch đơn là khác nhau, do vậy sự tổng hợp phải xảy ra theo hai chiều 
ngược nhau mới đảm bảo sự sao chép chính xác. 
B. Trên một chạc tái bản, quá trình bẻ gãy các liên kết hiđro chỉ theo một hướng, hai mạch đơn của 
khuôn ADN ngược chiều và sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’- 3’. 
C. Nguyên tắc bổ sung và nguyên tắc bán bảo tồn luôn được đảm bảo trong trong quá trình nhân đôi, do vậy 
trên hai mạch khuôn có sự khác nhau về cách thức tổng hợp mạch mới, một mạch tổng hợp gián đoạn, mạch kia 
tổng hợp liên tục. 
D. Nguyên tắc bổ sung khiến cho đoạn mạch đơn mới tổng hợp có trình tự đúng và chính xác và được 
đảm bảo về hai phía ngược nhau. 
Câu 22: Điều nào sau đây nói về quần thể tự phối là không đúng? 
A. Số cá thể đồng hợp tăng, số cá thể dị hợp giảm qua các thế hệ 
B. Sự chọn lọc không mang lại hiệu quả đối với con cháu của một cá thể thuần chủng tự thụ 
C. Có tính đa hình về kiểu gen và kiểu hình. 
D. Quần thể bị phân dần thành những dòng thuần có kiểu gen khác nhau 
Câu 23: Một phụ nữ nhóm máu A giống bố mẹ có em gái nhóm máu O, kết hôn với một người đàn ông 
nhóm máu B có bố nhóm máu O. Xác suất họ sinh được hai đứa con có nhóm máu khác nhau là 
A. 13/18 B. 13/36 C. 2/3 D. 1/3 
Câu 24: Khẳng định nào sau đây không chính xác? 
A. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động vào từng gen riêng rẽ mà còn tác động lên toàn bộ kiểu gen. 
B. Chọn lọc tự nhiên là nhân tố chính trong quá trình hình thành đặc điểm thích nghi và loài mới. 
C. Chọn lọc tự nhiên không chỉ tác động lên từng cá thể mà còn tác động cả lên quần thể. 
D. Chọn lọc tự nhiên quy định chiều hướng và nhịp điệu biến đổi tần số alen và thành phần kiểu gen 
của quần thể. 
 Trang 4/6 - Mã đề thi 109 
Câu 25: Ở cà chua, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa vàng. Biết rằng các 
cây tứ bội giảm phân cho giao tử 2n có khả năng thụ tinh bình thường. Cho cây tứ bội có kiểu gen Aaaa 
tự thụ phấn được F1, chọn các cây hoa đỏ F1 cho tiếp tục tự thụ phấn thì ở F2 tỷ lệ cây hoa đỏ là 
A. 38,2% B. 61,8% C. 82,4% D. 36,8% 
Câu 26: Thành phần không thuộc quần xã là 
A. Sinh vật phân giải. B. Sinh vật tiêu thụ. 
C. Sinh vật sản xuất. D. Xác sinh vật, chất hữu cơ. 
Câu 27: Cho các dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật sau: 
 (1) Ở đồng bằng Sông Cửu Long, số lượng ốc bu vàng phát triển mạnh vào mùa gieo mạ. 
 (2) Những đàn ong ở rừng tràm U Minh bị giảm mạnh do sự cố cháy rừng tháng 3 năm 2002. 
 (3) Ở Bến Tre, rừng dừa ven sông Tiền bị giảm mạnh do một loại sâu đục thân làm khô ngọn. 
(4) Vào mùa nước lên, ở vườn Quốc Gia Tràm Chim (Đồng Tháp), cò, le le, bìm bịp,... kéo về làm tổ ở 
những cây tràm. Những dạng biến động số lượng cá thể của quần thể sinh vật theo chu kì là: 
 A. (1) và (3). B. (2) và (3). C. (1) và (4). D. (2) và (4) 
Câu 28: Một QT thực vật tự thụ, alen A quy định hạt có khả năng mọc được trên đất nhiễm kim loại nặng 
trội so với alen a quy định hạt không mọc trên đất nhiễm kim loại nặng. Thu hoạch các hạt ở một quần thể 
cân bằng P có A=0,2 đem gieo vào môi trường nhiễm kim loại nặng. Các hạt F1 khi mọc thành cây trên 
môi trường này có 
A. Tỷ lệ kiểu gen là 3/9AA: 4/9Aa: 2/9aa B. Tỷ lệ kiểu gen là 5/13AA: 8/13Aa 
C. Tần số alen xấp xỉ 0,71A:0,29a D. Tần số alen xấp xỷ 0,56ª: 0,44a 
Câu 29: Trong hệ sinh thái, 
A. vật chất được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, 
còn năng lượng được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. 
B. năng lượng và vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng 
C. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường 
D. năng lượng được truyền theo một chiều từ sinh vật sản xuất qua các bậc dinh dưỡng tới môi trường, 
còn vật chất được trao đổi qua chu trình dinh dưỡng. 
Câu 30: Cho một số bệnh, tật ở người 
(1)Bạch tạng (2)Ung thư máu (3)Mù màu 
(4)AIDS (5)Máu khó đông (6)Dịch Ebola 
(7)Hội chứng Đao (8)Dịch teo não do virut Zica (9)Hội chứng Tơcnơ 
(10)Hồng cầu hình liềm (11)Hội chứng mèo kêu 
Số những bệnh, tật di truyền là 
A. 7 B. 6 C. 8 D. 9 
Câu 31: Cho các thành tựu sau: 
(1) Tạo chủng vi khuẩn có khả năng tổng hợp insulin 
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội 3n 
(3) Tạo giống lúa gạo vàng có khả năng tổng hợp  -caroten trong hạt 
(4) Tạo giống táo má hồng từ táo Gia Lộc-Hải Dương 
(5) Tạo cừu Đôly 
(6) Tạo cừu sản xuất protein huyết thanh của người 
Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp chuyển gen là: 
A. (1), (5) và (6) B. (1), (3) và (5) C. (3), (4) và (6) D. (1), (3) và (6) 
Câu 32: Trong trường hợp giảm phân và thụ tinh bình thường, một gen quy định một tính trạng và gen 
trội là trội hoàn toàn. Cho phép lai P AabbDdHH xAaBbDdHh, có bao nhiêu nhận định sau về F1 là 
đúng: 
(1) Có 64 kiểu tổ hợp giao tử 
(2) Có 36 kiểu gen và 8 kiểu hình 
(3) Tỷ lệ kiểu gen mang 5 alen trội là 3/16 
(4) Trong các cây mang tất cả các tính trạng trội ở F1 thì cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ 1/18 
A. 2 B. 3 C. 4 D. 1 
Câu 33: Bản chất quy luật phân li của Menđen là 
A. sự phân li độc lập của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân 
 Trang 5/6 - Mã đề thi 109 
B. sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh 
C. sự phân li đồng đều và tổ hợp tự do của các alen trong giảm phân và thụ tinh 
D. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân 
Câu 34: Trong các yếu tố: 
(1) Loài ưu thế, loài đặc trưng. (2) Số lượng cá thể của mỗi loài. 
(3) Kiểu phân bố cá thể trong không gian của quần xã. (4) Số lượng loài của quần xã. 
Mức độ đa dạng của quần xã được xác định dựa vào những yếu tố nào 
A. (1), (2), (4). B. (2), (4). C. (1), (4). D. (1), (2), (3), (4). 
Câu 35: Một bazơ nitơ Guanin của gen trở thành dạng hiếm (G*) thì qua quá trình nhân đôi của ADN sẽ 
làm phát sinh dạng đột biến 
A. thay thế 1 cặp nuclêôtit T-A thành G-X. B. thay thế 1 cặp nuclêôtit G-X thành A-T. 
C. thay thế 1 cặp nuclêôtit G-X thành T-A. D. thay thế 1 cặp nuclêôtit A-T thành G-X. 
Câu 36: Có bao nhiêu nhận định sau đây là đúng khi nói về cơ chế di truyền ở cấp độ phân tử của vi sinh 
vật 
(1) Đột biến làm thay đổi bộ ba có thể không làm thay đổi axit amin của protein 
(2) Mỗi tế bào chứa một phân tử ADN vòng 
(3) Quá trình phiên mã và dịch mã có thể đồng thời xảy ra 
(4) Gen không tồn tại thành cặp alen 
(5) Đột biến xảy ra ở v ng intron của gen sẽ không ảnh hưởng đến mã di truyền 
(6) Đột biến làm thay thế axit amin có thể không ảnh hưởng đến cấu trúc và chức năng của protein 
A. 2 B. 3 C. 5 D. 4 
Câu 37: Một loài sâu hại quả có ngưỡng nhiệt phát triển là 9,60C. Trong điều kiện nắng ấm của miền 
Nam sâu hoàn thành chu trình phát triển của mình sau 56 ngày. Ở miền Bắc nhiệt độ trung bình trong 
năm thấp hơn miền nam là 4,80C, nên để hoàn thành chu trình phát triển của mình sâu mất 80 ngày, cho 
các nhận xét sau: 
(1) Tổng nhiệt hữu hiệu của sâu là 896 độ/ngày 
 (2) Nhiệt độ trung bình của miền Nam là 30,6 độ C 
 (3) Nhiệt độ trung bình của miền bắc là 20,8 độ C 
 (4) Số thế hệ sâu trung bình 1 năm ở miền bắc là 9 thế hệ. 
(5) Số thế hệ sâu trung bình ở miền nam là 7 thế hệ Số nhận xét đúng là: 
 A.3 B. 4 C. 1 D. 2 (trích chuyên đại học Vinh lần 3) 
Câu 38: Cho các đặc điểm sau 
(1) tính đa dạng di truyền (2) số lượng cá thể 
(3) hình thức sinh sản (4) khả năng thích nghi. 
(5) khả năng khôi phục kích thước quần thể sau khi gặp điều kiện bất lợi. 
Có bao nhiêu đặc điểm có thể sử dụng để phân biệt quần thể ngẫu phối với quần thể tự phối? 
A. 5 B. 3 C. 2 D. 4 
Câu 39: Cho các nhận định sau: 
(1) Kiểu hình xuất hiện nhiều hơn ở giới đực 
(2) Kết quả của phép lai thuận và lai nghịch khác nhau 
(3) Tỉ lệ phân tính của tính trạng biểu hiện không giống nhau ở hai giới 
(4) Chỉ được di truyền cho giới cái 
(5) Dễ biểu hiện kiểu hình ở giới cái 
(6) Có hiện tượng di truyền chéo 
Nhận định nào là đặc điểm di truyền của gen lặn quy định tính trạng thường nằm trên v ng không 
tương đồng của NST giới tính X? 
A. 1,2,3,6 B. 2,3,6 C. 2,4,5 D. 1,4,5,6 
Câu 40: (trích thi thử chuyên đại học Vinh lần 3)Ở người bệnh hóa xơ nang do gen lặn a nằm trên 
NST thường quy định, một cặp vợ chồng bình thường, bên vợ có bố không mang gen bệnh, mẹ bình 
thường nhưng em trai của mẹ mắc bệnh; bên chồng có chị gái mắc bệnh. Biết rằng ngoài những người 
trên cả hai gia đình không có ai mắc bệnh. Theo lí thuyết: 
 (1) Kiểu gen của người vợ là Aa. 
 Trang 6/6 - Mã đề thi 109 
 (2) Xác suất sinh con không mắc bệnh của cặp vợ chồng trên là 5/18 
 (3) Người chồng có thể cho giao tử A với tỉ lệ 2/3 
 (4) Bà ngoại có thể cho giao tử A với tỉ lệ 100% 
 (5) Xác suất sinh con mắc bệnh của cặp vợ chồng trên là 1/18. Số phương án đúng là: 
 A.2 B. 4 C. 1 D. 3 
----------- HẾT ---------- 
(do thời gian hạn hẹp nên đề thi lần này mình chưa kịp soạn đáp án mong các bạn thông cảm) 
Link FB: https://www.facebook.com/Tonle20898 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_THU_THPT_QG_MON_SINH.pdf