Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 432 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 637Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 432 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 432 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA- LẦN 2 
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 432
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... 
Câu 81: Thực chất của quá trình chọn lọc tự nhiên theo Đacuyn là gì?
A. Phân hoá khả năng sống sót của các cá thể trong quần thể.
B. Phân hoá khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
C. Đào thải các biến dị có hại cho con người.
D. Sinh giới là kết quả quá trình phát triển liên tục từ đơn giản đến phức tạp.
Câu 82: Theo quan niệm của Đacuyn, đối tượng của chọn lọc tự nhiên là
A. quần thể.	B. tế bào.	C. quần xã.	D. cá thể.
Câu 83: Ở sinh vật nhân thực, trình tự nuclêôtit trong vùng mã hóa của gen mã hóa axit amin được gọi là
A. đoạn intron.	B. vùng vận hành.	C. đoạn êxôn.	D. gen phân mảnh.
Câu 84: Ở một quần thể thực vật, tại thế hệ mở đầu có 100% thể dị hợp (Aa). Qua tự thụ phấn thì tỉ lệ % Aa ở thế hệ thứ nhất, thứ hai lần lượt là:
A. 50% ; 25%	B. 0,5% ; 0,5%	C. 0,75% ; 0,25	D. 75% ; 25%
Câu 85: Ở người, xét một gen nằm trên nhiễm sắc thể thường có hai alen: alen A không gây bệnh trội hoàn toàn so với alen a gây bệnh. Một người phụ nữ bình thường nhưng có em trai bị bệnh kết hôn với một người đàn ông bình thường nhưng có em gái bị bệnh. Xác suất để con đầu lòng của cặp vợ chồng này không bị bệnh là bao nhiêu? Biết rằng những người khác trong cả hai gia đình trên đều không bị bệnh.
A. .	B. .	C. .	D. .
Câu 86: Trong tiến hoá các cơ quan tương đồng có ý nghĩa phản ánh
A. sự tiến hoá đồng quy.	B. sự tiến hoá phân li.
C. sự tiến hoá song hành.	D. phản ánh nguồn gốc chung.
Câu 87: Bệnh bạch tạng do 1 gen nằm trên NST thường quy định. Khi khảo sát tính trạng này trong 1 gia đình người ta lập được phả hệ sau: 
 Những cá thể chưa biết được chắc chắn kiểu gen đồng hợp hay dị hợp gồm:
A. I4, II7, III1, III3, III4, IV1	B. I4, II7, III3, IV1
C. I2, I4, II7, III3	D. I4, II7, III3, III4, IV1
Câu 88: Điều nào là không đúng khi nói về các điều kiện nghiệm đúng định luật Hacđi-Vanbec ?
A. các kiểu gen khác nhau phải có sức sống khác nhau
B. không có hiện tượng phát tán,du nhập gen
C. không phát sinh đột biến ,không xảy ra chọn lọc tự nhiên
D. quần thể phải đủ lớn,tần số gặp gỡ các cá thể đực và cái là ngang nhau
Câu 89: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây:
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
2. Thay thế nhân tế bào.
3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Phương án đúng là:
A. 3,4,5	B. 1,3,5	C. 2,4,5.	D. 1,2,3
Câu 90: Gây đột biến và chọn lọc không thể tạo ra được :
A. Nấm men, vi khuẩn sinh sản nhanh tạo sinh khối lớn
B. E.coli mang gen sản xuất insulin của người
C. Vi sinh vật không gây bệnh có vai trò làm kháng nguyên
D. Penicillium có hoạt tính penicillin tăng gấp 200 lần chủng gốc
Câu 91: Mã di truyền có tính phổ biến, tức là
A. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
B. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền .
C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
Câu 92: Nếu các tính trạng trội lặn hoàn toàn, mỗi gen quy định một tính trạng thì đời sau của phép lai AaBbDd x AaBbDd sẽ có
A. 4 kiêu hình, 9 kiểu gen.	B. 4 kiểu hình, 12 kiểu gen.
C. 8 kiểu hình, 12 kiểu gen.	D. 8 kiểu hình, 27 kiểu gen.
Câu 93: Ưu thế lai thể hiện rõ nhất trong :
A. Lai khác dòng	B. Lai khác loài	C. Lai gần	D. Lai khác thứ
Câu 94: Đối với quá trình tiến hóa nhỏ, nhân tố đột biến (quá trình đột biến) có vai trò cung cấp
A. các biến dị tổ hợp, làm tăng sự đa dạng di truyền của quần thể.
B. nguồn nguyên liệu thứ cấp cho chọn lọc tự nhiên.
C. các alen mới, làm thay đổi tần số alen theo một hướng xác định
D. các alen mới, làm thay đổi tần số alen của quần thể một cách chậm chạp.
Câu 95: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen không alen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, khi chỉ có một loại alen trội A hoặc B thì cho hoa hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa trắng. Cho cây hoa hồng thuần chủng giao phối với cây hoa đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa đỏ và 50% cây hoa hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
(1) AAbb ´ AaBb	(3) AAbb ´ AaBB	(5) aaBb ´ AaBB
(2) aaBB ´ AaBb	(4) AAbb ´ AABb	(6) Aabb ´ AABb
	Đáp án đúng là:
A. (1), (2), (4).	B. (2), (4), (5), (6).	C. (3), (4), (6).	D. (1), (2), (3), (5).
Câu 96: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 23 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 1	B. 2n +1	C. 2n + 2	D. 2n – 2
Câu 97: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến gen gây ra?
A. Đao.	B. Thiếu máu hình liềm.
C. Ung thư máu.	D. Claiphentơ.
Câu 98: Ý nghĩa của di truyền liên kết với giới tính là
A. Phát hiện các yếu tố môi trường ngoài cơ thể ảnh hưởng đến giới tính
B. Điều chỉnh tỉ lệ đực, cái tùy thuộc vào mục tiêu sản xuất
C. Phát hiện các yếu tố môi trường trong cơ thể ảnh hưởng đến giới tính
D. Điều khiển giới tính của cá thể trong quá trình sống
Câu 99: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen Aaaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
A. 2/9	B. 1/2.	C. 1/8	D. 1/4
Câu 100: Mức xoắn 3 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. sợi cơ bản.	B. sợi siêu xoắn.	C. nuclêôxôm.	D. sợi nhiễm sắc.
Câu 101: Loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể không làm thay đổi hàm lượng ADN trên nhiễm sắc thể là
A. lặp đoạn, chuyển đoạn.	B. chuyển đoạn trên cùng một NST.
C. mất đoạn, chuyển đoạn.	D. đảo đoạn, chuyển đoạn trên cùng một NST.
Câu 102: Loại ARN nào mang bộ ba đối mã?
A. rARN	B. ARN của vi rút	C. mARN	D. tARN
Câu 103: Ở đậu Hà Lan, gen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng. Cho biết quá trình giảm phân diễn ra bình thường, phép lai cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 1 cây hoa đỏ : 1 cây hoa trắng là
A. Aa × Aa.	B. AA × aa.	C. AA × Aa.	D. Aa × aa.
Câu 104: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn bắt đầu co xoắn xảy ra ở
A. kì sau.	B. kì giữa.	C. kì đầu	D. kì cuối.
Câu 105: Quần thể ngẫu phối có đặc điểm di truyền nổi bật là :
A. tần số các alen không đổi nhưng tấn số các kiêủ gen thì liên tục biến đổi
B. duy trì được sự đa dạng di truyền của quần thể
C. tần số kiểu gen luôn biến đổi qua các thế hệ
D. tần số các alen luôn biến đổi qua các thế hệ
Câu 106: Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDEFGH, một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ADCBEFGH, NST trên đã bị đột biến
A. chuyển đoạn tương hỗ	B. chuyển đoạn không tương hỗ.
C. đảo đoạn	D. lặp đoạn
Câu 107: Bản chất quy luật phân li của Menđen là
A. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Câu 108: Làm khuôn mẫu cho quá trình dịch mã là nhiệm vụ của
A. mạch mã gốc.	B. tARN.	C. mARN.	D. mạch bổ sung.
Câu 109: Ở một loài thực vật, màu hoa được quy định bởi hai cặp gen A, a và B, b phân li độc lập; Khi trong kiểu gen có cả hai loại alen trội A và B thì cho hoa đỏ, các kiểu gen còn lại đều cho hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến và không tính phép lai thuận nghịch. Theo lí thuyết, có bao nhiêu phép lai giữa hai cây có kiểu hình khác nhau đều cho đời con có kiểu hình phân li theo tỉ lệ 3 : 1?
A. 3.	B. 6.	C. 5.	D. 4.
Câu 110: Tế bào lưỡng bội của ruồi giấm (2n= 8) có khoảng 4.108 cặp nuclêotit . Nếu chiều dài trung bình của NST ruồi giấm ở kì giữa dài khoảng 4 µm thì nó cuộn chặt lại và làm ngắn đi bao nhiêu lần so với chiều dài kéo thẳng của phân tử ADN?
A. 6000.	B. 3000.	C. 4250.	D. 2150.
Câu 111: Ở opêron Lac, khi có đường lactôzơ thì quá trình phiên mã diễn ra vì lactôzơ gắn với
A. prôtêin điều hoà làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
B. vùng vận hành, kích hoạt vùng vận hành.
C. chất ức chế làm cho nó bị bất hoạt
D. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này.
Câu 112: Một quần thể lúc thống kê có tỉ lệ các loại kiểu gen là 0,7AA : 0,3aa. Cho quần thể ngẫu phối qua 4 thế hệ sau đó cho tự phối liên tục qua 3 thế hệ. Tỉ lệ cá thể dị hợp trong quần thể là bao nhiêu? Biết không có đột biến, không có di - nhập gen, các cá thể có sức sống, sức sinh sản như nhau.
A. 0,60.	B. 0,40.	C. 0,0525.	D. 0,06.
Câu 113: Ở ruồi giấm, gen quy định màu mắt nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X; alen A quy định mắt đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định mắt trắng. Theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có tất cả các ruồi đực đều mắt đỏ?
A. X AX a × XaY.	B. X AX A × XaY.	C. X AX a × XAY.	D. X aX a × XAY.
Câu 114: Trong quần thể của một loài động vật lưỡng bội, xét một lôcut có ba alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X và Y. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, số loại kiểu gen tối đa về lôcut trên trong quần thể là
A. 15.	B. 9.	C. 12.	D. 6.
Câu 115: Ở cà chua, gen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với gen a quy định quả vàng. Cho cà chua tứ bội giao phấn với nhau thu được F1 phân li kiểu hình theo tỉ lệ 3 đỏ: 1 vàng. Kiểu gen bố, mẹ là
A. Aaaa x Aaaa	B. AAaa x aaaa	C. AAaa x AAaa	D. Aa x Aa
Câu 116: Trong tiến hoá, chọn lọc tự nhiên được xem là nhân tố tiến hoá cơ bản nhất vì
A. đảm bảo sự sống sót của những cá thể thích nghi nhất.
B. diễn ra với nhiều hình thức khác nhau.
C. nó định hướng quá trình tích luỹ biến dị, quy định nhịp độ biến đổi kiểu gen của quần thể.
D. tăng cường sự phân hoá kiểu gen trong quần thể gốc.
Câu 117: Cho các nhân tố sau :
(1) Chọn lọc tự nhiên.	 (2) Giao phối ngẫu nhiên.	
(3) Giao phối không ngẫu nhiên. (4) Các yếu tố ngẫu nhiên.	
(5) Đột biến.	 (6) Di – nhập gen.
	Các nhân tố có thể vừa làm thay đổi tần số alen vừa làm thay đổi thành phần kiểu gen của quần thể là:
A. (1), (2), (4), (5).	B. (1), (3), (4), (5).	C. (2), (4), (5), (6).	D. (1), (4), (5), (6).
Câu 118: Phân tử ADN liên kết với prôtêin mà chủ yếu là histon đã tạo nên cấu trúc đặc hiệu, cấu trúc này chỉ phát hiện ở tế bào
A. xạ khuẩn.	B. thực khuẩn.	C. sinh vật nhân thực.	D. vi khuẩn.
Câu 119: Để biết chính xác kiểu gen của một cá thể có kiểu hình trội có thể căn cứ vào kết quả của
A. lai thuận nghịch.	B. lai phân tích.
C. tự thụ phấn ở thực vật.	D. lai gần.
Câu 120: Thế nào là cách li sinh sản ?
A. Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai hữu thụ .
B. Là những trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối.
C. Là những trở ngại ngăn cản việc tạo ra con lai .
D. Là những trở ngại sinh học ngăn cản các sinh vật giao phối hoặc ngăn cản tạo ra con lai hữu thụ .
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_quoc_gia2017lan2de2.doc