Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 205 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 699Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 205 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 2 - Mã đề 205 - Trường THPT Quỳnh Lưu 4
SỞ GD&ĐT NGHỆ AN
TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU 4
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA- LẦN 2 
Môn: Sinh học
Thời gian làm bài: 50 phút; 
(40 câu trắc nghiệm)
Mã đề thi 205
(Thí sinh không được sử dụng tài liệu)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... 
Câu 81: Mức xoắn 1 trong cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gọi là
A. sợi nhiễm sắc.	B. sợi cơ bản.	C. sợi siêu xoắn.	D. nuclêôxôm.
Câu 82: Phép lai nào trong các phép lai sau đây đã giúp Coren phát hiện ra sự di truyền ngoài nhiễm sắc thể (di truyền ngoài nhân)?
A. Lai thuận nghịch.	B. Lai phân tích.	C. Lai tế bào.	D. Lai cận huyết.
Câu 83: Giao phối cận huyết là giao phối giữa các cá thể:
A. Có quan hệ họ hàng gần nhau trong cùng loài	B. Khác loài thuộc cùng 1 chi
C. Sống trong cùng 1 khu vực địa lý	D. Khác loài nhưng có đặc điểm hình thái giống
Câu 84: Nội dung nào dưới đây là quan điểm của Đacuyn về việc giải thích sự hình thành loài mới?
A. Loài mới được hình thành là kết quả của tiến hoá nhỏ.
B. Loài mới được hình thành dần qua nhiều dạng trung gian dưới tác dụng của chọn lọc tự nhiên theo con đường phân ly tính trạng
C. Dưới tác của ngoại cảnh, loài biến đổi từ từ, qua nhiều dạng trung gian và không có loài nào bị đào thải.
D. Quá trình hình thành loài mới là quá trình cải biến thành phần kiểu gen của quần thể gốc theo hướng thích nghi, tạo ra kiểu gen mới, cách ly sinh sản với quần thể gốc.
Câu 85: Phép lai AAaa x AAaa tạo kiểu gen AAaa ở thế hệ sau với tỉ lệ
A. 1/8	B. 2/9	C. 1/4	D. 1/2.
Câu 86: Bệnh nào sau đây ở người là do đột biến số lượng nhiễm sắc thể gây ra?
A. Ung thư máu.	B. Claiphentơ.
C. Thiếu máu hình liềm.	D. Bạch tạng
Câu 87: Trong chu kì tế bào, nhiễm sắc thể đơn duỗi xoắn xảy ra ở
A. kì cuối.	B. kì sau.	C. kì giữa.	D. kì đầu.
Câu 88: Trao đổi đoạn không cân giữa 2 crômatit trong cặp tương đồng gây hiện tượng
A. hoán vị gen.	B. đảo đoạn.
C. chuyển đoạn.	D. lặp đoạn và mất đoạn.
Câu 89: Loại ARN nào mang bộ ba mã sao?
A. mARN	B. ARN của vi rút	C. tARN	D. rARN
Câu 90: Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là
A. tất cả các loài đều dùng chung một bộ mã di truyền.
B. mã mở đầu là AUG, mã kết thúc là UAA, UAG, UGA.
C. một bộ ba mã hoá chỉ mã hoá cho một loại axit amin.
D. nhiều bộ ba cùng xác định một axit amin.
Câu 91: Nếu ở P tần số các kiểu gen của quần thể là :20%AA :50%Aa :30%aa, thì sau 3 thế hệ tự thụ, tần số kiểu gen AA :Aa :aa sẽ là :
A. 41,875 :6,25 :51,875	B. 51,875 :6,25 :41.875	C. 48,75 :12,5 :38,75	D. 38,75 :12,5 :48,75
Câu 92: Tự thụ phấn sẽ không gây thoái giống trong trường hợp:
A. Không có đột biến xảy ra
B. Các cá thể ở thế hệ xuất phát có kiểu gen đồng hợp trội có lợi hoặc không chứa hoặc chứa ít gen có hại
C. Các cá thể ở thế hệ xuất phát thuộc thể dị hợp
D. Môi trường sống luôn luôn ổn định
Câu 93: Trong quần thể ngẫu phối đã cân bằng di truyền thì từ tỉ lệ kiểu hình có thể suy ra :
A. Tần số các alen và tỉ lệ các kiểu gen	B. Thành phần các alen đặc trưng của quần thể
C. Vốn gen của quần thể	D. Tính ổn định của quần thể
Câu 94: Cho các thành tựu:
(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin của người.
(2) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất tăng cao hơn so với dạng lưỡng bội bình thường.
(3) Tạo ra giống bông và đậu tương mang gen kháng thuốc diệt cỏ của thuốc lá cảnh Petunia.
(4) Tạo ra giống dưa hấu tam bội không có hạt, hàm lượng đường cao.
Những thành tựu đạt được do ứng dụng kĩ thuật di truyền là:
A. (1), (2).	B. (3), (4).	C. (1), (3).	D. (1), (4).
Câu 95: Ở một loài động vật, người ta phát hiện nhiễm sắc thể số II có các gen phân bố theo trình tự khác nhau do kết quả của đột biến đảo đoạn là
	 (1) ABCDEFG	(2) ABCFEDG	
 (3) ABFCDEG	(4) ABFCEDG
Trình tự phát sinh đảo đoạn là
A. (2) ¬ (1) ¬ (3) ¬ (4)	B. (1) ¬ (2) ¬ (4) ¬ (3)
C. (3) ¬ (2) ¬ (4) ¬ (1)	D. (1) ¬ (3) ¬ (2) ¬ (4)
Câu 96: Trong một quần thể tự phối thì thành phần kiểu gen của quần thể có xu hướng :
A. tồn tại chủ yếu ở trạng thái dị hợp
B. ngày càng ổn định về tần số các alen
C. phân hoá thành các dòng thuần có kiểu gen khác nhau
D. ngày càng phong phú và đa dạng về kiểu gen
Câu 97: Trình tự nuclêôtit đặc biệt trong ADN của NST, là vị trí liên kết với thoi phân bào được gọi là
A. hai đầu mút NST.	B. tâm động.
C. eo thứ cấp.	D. điểm khởi đầu nhân đôi.
Câu 98: Cơ quan thoái hóa cũng là cơ quan tương đồng vì
A. chúng đều có hình dạng giống nhau giữa các loài
B. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên và nay vẫn còn thực hiện chức năng
C. chúng đều có kích thước như nhau giữa các loài
D. chúng bắt nguồn từ một cơ quan ở một loài tổ tiên nhưng nay không còn chức năng hoặc chức năng bị tiêu giảm.
Câu 99: Một quần thể khởi đầu có tần số kiểu gen dị hợp tử Aa là 0,40. Sau 2 thế hệ tự thụ phấn thì tần số kiểu gen dị hợp tử trong quần thể sẽ là bao nhiêu?
A. 0,20	B. 0,10	C. 0,30	D. 0,40
Câu 100: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, các alen trội là trội hoàn toàn, quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số 24%. Theo lí thuyết, phép lai cho đời con có tỉ lệ kiểu gen dị hợp tử về cả bốn cặp gen và tỉ lệ kiểu hình trội về cả bốn tính trạng trên lần lượt là
A. 7,94%và 21,09%	B. 7,22% và 20,25%	C. 7,94% và 19,29%	D. 7,22% và 19,29%
Câu 101: Theo quan niệm hiện đại, quá trình hình thành quần thể thích nghi xảy ra nhanh hay chậm không phụ thuộc vào
A. quá trình phát sinh và tích lũy các gen đột biến ở mỗi loài.
B. tốc độ sinh sản của loài.
C. áp lực của chọn lọc tự nhiên.
D. tốc độ tích lũy những biến đổi thu đựơc trong đời cá thể do ảnh hưởng trực tiếp của ngoại cảnh.
Câu 102: Tập hợp các kiểu hình của cùng một kiểu gen tương ứng với các môi trường khác nhau được gọi là
A. sự mềm dẻo của kiểu hình (thường biến).
B. thể đột biến.
C. biến dị tổ hợp.
D.  mức phản ứng của kiểu gen.
Câu 103: Phiên mã là quá trình tổng hợp nên phân tử
A. ADN	B. ARN	C. prôtêin	D. ADN và ARN
Câu 104: Trong phép lai aaBbDdeeFf x AABbDdeeff thì tỉ lệ kiểu hình con lai A_bbD_eeff là
A. 3/4 .	B. 3/16.	C. 1/8.	D. 3/32.
Câu 105: Gen không phân mảnh có
A. vùng mã hoá liên tục.	B. vùng mã hoá không liên tục.
C. cả exôn và intrôn.	D. các đoạn intrôn.
Câu 106: Một đoạn NST bình thường có trình tự các gen như sau: ABCDE*FGH ( dấu * biểu hiện cho tâm động), một đột biến xảy ra làm NST có trình tự các gen: ABCF*EDGH, dạng đột biến đã xảy ra là
A. đảo đoạn có chứa tâm động	B. đảo đoạn ngoài tâm động
C. chuyển đoạn tương hỗ	D. mất đoạn chứa tâm động.
Câu 107: Hiện tượng di truyền chéo liên quan tới trường hợp nào sau đây?
A. Gen trong tế bào chất
B. Gen trên NST Y
C. Gen trên NST X
D. Gen trong tế bào chất, hoặc gen trên NST Y( giới cái: XY)
Câu 108: Gen b gây chứng Phenylketoniệu về phương diện di truyền đây là bệnh gây ra do rối loạn sự chuyển hóa phenyalanin. Alen B quy định sự chuyển hóa bình thường, sơ đồ dưới đây, vòng tròn biểu thị giới nữ, hình vuông biểu thị giới nam, còn tô đen biểu thị người mắc chứng Phenylketoniệu .
1
2
5
3
4
Xác suất mang gen bệnh của người thứ gái (3) là bao nhiêu?
A. 1/3	B. 1/2	C. 2/3	D. 3/4
Câu 109: Kiểu gen AaBBkhi giảm phân cho được bao nhiêu loại giao tử nếu không xảy ra hoán vị gen?
A. 2	B. 4	C. 8	D. 16
Câu 110: Ở một loài thực vật, khi tiến hành phép lai thuận nghịch, người ta thu được kết quả như sau:
Phép lai thuận: Lấy hạt phấn của cây hoa đỏ thụ phấn cho cây hoa trắng, thu được F1 toàn cây hoa trắng.
Phép lai nghịch: Lấy hạt phấn của cây hoa trắng thụ phấn cho cây hoa đỏ, thu được F1 toàn cây hoa đỏ.
Lấy hạt phấn của cây F1 ở phép lai thuận thu phấn cho cây F1ở phép lai nghịch thu được F2. Theo lý thuyết F2, ta có
A. 100% cây hoa trắng.	B. 75% cây hoa đỏ, 25% cây hoa trắng.
C. 100% cây hoa đỏ.	D. 75% cây hoa trắng, 25% cây hoa đỏ.
Câu 111: Ở đậu Hà Lan, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp; alen B quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa trắng; các gen phân li độc lập. Cho hai cây đậu (P) giao phấn với nhau thu được F1 gồm 37,5% cây thân cao, hoa đỏ; 37,5% cây thân thấp, hoa đỏ; 12,5% cây thân cao hoa trắng và 12,5% cây thân thấp, hoa trắng. Biết rằng không xảy ra đột biến, theo lí thuyết, tỉ lệ phân li kiểu gen ở F1 là:
A. 2:2:1:1:1:1.	B. 3:1:1:1:1:1	C. 3:3:1:1	D. 1:1:1:1:1:1:1:1.
Câu 112: Các nhân tố tiến hoá làm phong phú vốn gen của quần thể là
A. Di nhập gen, Chọn lọc tự nhiên	B. Đột biến , biến động di truyền
C. Đột biến, di nhập gen	D. Đột biến , Chọn lọc tự nhiên
Câu 113: Cho các nhân tố sau:
(1) Đột biến (2) Chọn lọc tự nhiên 
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên (4) Giao phối ngẫu nhiên
	Cặp nhân tố đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho quá trình tiến hóa là
A. (1) và (4)	B. (1) và (2)	C. (3) và (4)	D. (2) và (4)
Câu 114: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen là A,a; B,b và D,d cùng quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ có một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 5cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất có chiều cao 150cm. Theo lí thuyết, phép lai cho đđời con có số cây cao 170cm chiếm tỉ lệ
A. 5/16	B. 3/32	C. 15/64	D. 1/64
Câu 115: Ở cà chua 2n = 24. Khi quan sát tiêu bản của 1 tế bào sinh dưỡng ở loài này người ta đếm được 25 NST ở trạng thái chưa nhân đôi. Bộ nhiễm sắc thể trong tế bào này có kí hiệu là
A. 2n – 1	B. 2n + 2	C. 2n – 2	D. 2n +1
Câu 116: Cho một số hiện tượng sau :
(1) Ngựa vằn phân bố ở châu Phi nên không giao phối được với ngựa hoang phân bố ở Trung á.
(2) Cừu có thể giao phối với dê, có thụ tinh tạo thành hợp tử nhưng hợp tử bị chết ngay.
(3) Lừa giao phối với ngựa sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
(4) Các cây khác loài có cấu tạo hoa khác nhau nên hạt phấn của loài cây này thường không thụ phấn cho hoa của các loài cây khác.
	Những hiện tượng nào trên đây là biểu hiện của cách li sau hợp tử ?
A. (1), (2)	B. (3), (4)	C. (1), (4)	D. (2), (3)
Câu 117: Ở opêron Lac, khi không có đường lactôzơ thì protein ức chế sẽ gắn với
A. enzim ARN pôlimêraza làm kích hoạt enzim này.
B. vùng vận hành, làm cho vùng vận hành không vận hành được
C. gen cấu trúc làm kích hoạt tổng hợp prôtêin.
D. vùng khởi động làm cho vùng khởi động không khởi động được
Câu 118: Mục đích chủ yếu của việc gây đột biến nhân tạo ở vật nuôi và cây trồng là:
A. Thúc đẩy tăng trọng ở vật nuôi và cây trồng sau khi đã được xử lý gây đột biến
B. Làm tăng sức chống chịu của vật nuôi và cây trồng
C. Tạo nguồn biến dị cho công tác chọn giống
D. Làm tăng khả năng sinh sản của cơ thể
Câu 119: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn và không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây cho đời con có tỉ lệ phân li kiểu gen khác với tỉ lệ phân li kiểu hình?
A. Aabb x aabb và Aa x aa	B. Aabb x aaBb và Aa x aa
C. Aabb x AaBb và AaBb x AaBb.	D. Aabb x aaBb và AaBb x aabb
Câu 120: Nguyên nhân của tiến hoá theo Đacuyn là gì?
A. Kết quả của quá trình cách li địa lý và cách li sinh học.
B. Thay đổi tập quán hoạt động ở động vật hoặc do ngoại cảnh thay đổi.
C. Sự tích luỹ các biến dị có lợi, đào thải các biến dị có hại dưới tác dụng của ngoại cảnh.
D. Chọn lọc tự nhiên tác động thông qua đặc tính biến dị - di truyền của sinh vật.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_THPT_quoc_gia2017lan2_de3.doc