TRƯỜNG ĐẠI HỌC TÂY NGUYÊN TRƯỜNG THPT TH CAO NGUYÊN ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017 (LẦN 1) MÔN: SINH Thời gian làm bài: 50 phút (không kể thời gian giao đề) ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 06 trang-40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi: 132 Họ và tên thí sinh Số báo danh. Câu 1: Đối với mỗi nhân tố sinh thái thì khoảng thuận lợi là khoảng giá trị của nhân tố sinh thái mà ở đó sinh vật? A. có sức sống trung bình B. phát triển thuận lợi nhất C. có sức sống giảm dần D. chết hàng loạt . Câu 2: Theo lý thuyết, cơ thể nào sau đây có kiểu gen dị hợp? A. aaBB B. AAbb C. AABb D. aabb Câu 3: Động vật đẳng nhiệt có khả năng A. điều hoà và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố hẹp. B. điều hoà và giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rộng C. không có khả năng điều hoà được thân nhiệt ổn định nên phân bố hẹp. D. không giữ được thân nhiệt ổn định nên phân bố rộng . Câu 4: Trong hoạt động của Operon Lac ở E.Coli, gen điều hòa có vai trò: A. Là trình tự khởi động, nơi ARN polymerase bám vào và thực hiện quá trình phiên mã trên một mạch đơn của ADN B. Mang thông tin mã hóa cho protein điều hòa – loại protein tác động lên trình tự vận hành operator của operon C. Là vị trí liên kết với protein điều hòa, khi protein điều hòa bám vào vị trí này, ARN polymerase không thể trượt và phiên mã được D. Mang thông tin mã hóa cho một chuỗi polypeptit có chức năng liên quan, đồng thời có chung một trình tự điều hòa Câu 5: Hội chứng Down liên quan đến bất thường số lượng NST trong tế bào. Phương pháp dưới đây được sử dụng để xác định hội chứng này trước khi đứa trẻ được sinh ra A. Phương pháp nghiên cứu tế bào B. Phương pháp nghiên cứu di truyền phân tử C. Phương pháp nghiên cứu phả hệ thai nhi D. Phương pháp nghiên cứu trẻ đồng sinh Câu 6: Đặc điểm của nhịp sinh học là A. một số loại thường biến B. không di truyền C. biến đổi theo thời gian D. có tính di truyền Câu 7: Đặc điểm chính của giai đoạn tiến hóa hóa học là: A. Hình thành tế bào nguyên thủy B. Hình thành các đại phân tử từ các chất hữu cơ đơn giản C. Hình thành các đại phân tử tự nhân đôi từ các hợp chất vô cơ D. Hình thành các chất hữu cơ đơn giản từ các chất vô cơ Câu 8: Trong quá trình tái bản, có hiện tượng tổng hợp gián đoạn trên một mạch mới, nguyên nhân là: A. Hai mạch đưn ADN ngược chiều nhau, hai chạc tái bản cùng chiều nhau và hai mạch mới tổng hợp cùng chiều với nhau nhưng các enzyme trượt ngược chiều nhau trên mạch gốc B. Hai mạch đơn ADN ngược chiều, hai chạc tái bản ngược chiều nhau và hai mạch mới tổng hợp cùng chiều với nhau trên mạch khuôn C. Sự tổng hợp mạch mới luôn theo chiều 5’ – 3’, sự tháo xoắn trên mỗi mạch theo hai khác nhau, 2 sợi đơn của ADN khuôn cùng chiều D. Hai mạch đơn ADN khuôn ngược chiều, sự tháo xoắn theo một hướng và mạch mới luôn tổng hợp theo chiều 5’ – 3’ Câu 9: Ở ruồi giấm, hiện tượng mắt lồi chuyển thành mắt dẹt là do dạng đột biến nào trên NST X gây ra? A. Đột biến chuyển đoạn tương hỗ B. Đột biến thành gen trội C. Đột biến đảo đoạn D. Đột biến lặp đoạn Câu 10: Nhân tố quy định chiều hướng và nhịp độ biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể là: A. Chọn lọc tự nhiên B. Đột biến C. Di nhập gen D. Giao phối không ngẫu nhiên Câu 11: Tập hợp nào sau đây không phải là quần thể? (1). Một đàn sói sống trong rừng. (2) Một lồng gà bán ngoài chợ. (3). Đàn cá rô phi đơn tính sống dưới ao. (4) Một đàn gà nuôi. (5). Một rừng cây. Phương án đúng là? A. (2), (3), (5). B. (2),(5). C. (1), (2), (4). D. (2), (3), (4). Câu 12: Các đơn vị cấu tạo nên NST của các loài sinh vật nhân thực là một cấu trúc có tên gọi là nucleosome, trong đó cấu trúc của nucleosome gồm A. Một đoạn ADN dài 146 cặp nucleotit quấn quanh một khối gồm 9 phân tử protein loại histon B. Lõi là một cuộn ADN chứa 146 cặp nucleotit, bao bên ngoài là 8 phân tử protein loại histon C. Một đoạn ADN khoảng 146 cặp nucleotit cuốn quanh khối 8 phân tử protein loại histon 1 vòng. D. Lõi là 8 phân tử protein loại histon được một đoạn ADN dài 140 cặp nucleotit cuốn quanh ¾ vòng, giữa hai nucleosome nối với nhau bằng một đoạn protein khác. Câu 13: Trong thí nghiệm của Cacpexenko, ông đã tiến hành lai giữa cải bắp và cải củ. Dạng con lai giữa hai loài này cũng có bộ NST là 2n = 18 tuy nhiên bất thụ. Ông đã tiến hành song nhị bội hóa thể đột biến này và tạo ra dạng có khả năng sinh sản được. Như vậy, đa bội hóa có thể khắc phục được hiện tượng bất thụ do lai xa, nguyên nhân là A. Giúp cơ thể lai xa sinh trưởng, phát triển tốt hơn và tạo ra đủ lương hormone sinh dục phục vụ cho quá trình sinh sản của bản thân con lai B. Giúp NST có tâm động bình thường và có khả năng gắn vào dây tơ vô sắc để quá trình nguyên phân xảy ra bình thường C. Giúp cho khắc phục những sai biệt trong ba quá trình nguyên phân, giảm phân và thụ tinh để tạo thành hợp tử bình thường D. Giúp khôi phục lại các cặp NST tương đồng, quá trình tiếp hợp trao đổi chéo xảy ra và sự phân ly NST trong giảm phân hình thành giao tử một cách bình thường Câu 14: Cho một hệ sinh thái rừng gồm các loài và nhóm các loài sau: nấm, vi khuẩn, trăn, diều hâu, quạ, mối, kiến, chim gõ kiến, thằn lằn, sóc, chuột, cây gỗ lớn, cây bụi, cỏ nhỏ. Các loài nào sau đây có thể xếp vào bậc dinh dưõng cấp 2? A. Chuột, thằn lằn, trăn, diều hâu. B. Nấm, mối, sóc, chuột, kiến C. Kiến, thằn lằn, chim gõ kiến, diều hâu D. Chuột, quạ, trăn, diều hâu, vi khuẩn Câu 15: Phát biểu KHÔNG chính xác về đột biến đảo đoạn A. Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen nên hoạt động của gen có thể bị thay đổi B. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo đoạn luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động C. Hiện tượng đảo đoạn, sắp xếp lại các gen có thể dẫn đến quá trình hình thành loài mới D. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể giảm khả năng sinh sản Câu 16: Bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên NST thường quy định. Bố có kiểu gen dị hợp, mẹ phải có kiểu gen nào để con họ không thể mắc bệnh? A. Dị hợp B. Đồng hợp lặn C. Đồng hợp trội D. Đồng hợp trội hoặc dị hợp Câu 17: Ở cà chua: A (quả tròn), a (quả bầu), B (quả ngọt), b (quả chua). Các gen phân li độc lập. Cho cặp bố mẹ có kiểu gen AaBb x aaBb. Loại kiểu hình tròn – ngọt xuất hiện ở F1 với tỉ lệ nào sau đây? A. 12,5% B. 25% C. 37,5% D. 50% Câu 18: Những cơ quan nào sau đây là cơ quan tương đồng? A. Gai cây hoàng liên và gai cây xương rồng B. Gai cây hoa hồng và gai cây hoàng liên C. Gai cây hoa hồng và gai cây xương rồng D. Gai cây hoa hồng và tua cuốn của đậu Hà Lan Câu 19: Cho các đặc điểm sau: 1. Thường gặp khi môi trường có điều kiện sống phân bố đều 2. Có sự cạnh tranh gay gắt giữa các cá thể trong quần thể 3. Giúp sinh vật tận dụng được nguồn sống tiềm tàng có trong môi trường 4. Các cá thể quần tụ nhau để hỗ trợ. Đặc điểm của kiểu phân bố ngẫu nhiên là: A. 2, 3, 4 B. 1, 2, 3 C. 1, 3 D. 2, 4 Câu 20: Cho các quần xã sinh vật sau: (1). Rừng thưa cây gỗ nhỏ ưa sáng (2). Cây bụi và cây cỏ chiếm ưu thế (3). Cây gỗ nhỏ và cây bụi (4). Rừng lim nguyên sinh (5). Trảng cỏ Sơ đồ đúng về quá trình diễn thế thứ sinh dẫn đến quần xã bị suy thoái là? A. (4)=>(5)=>(1)=>(3)=>(2) B. (2)=>(3)=>(1)=>(5)=>(4) C. (5)=>(3)=>( 1 )=>(2)=>(4) D. (4)=>(1)=>(3)=>(2)=>(5) Câu 21: Ngày nay, việc kiểm tra sức khỏe thai nhi định kỳ có thể phát hiện được nhiều bất thường của thai nhi. Dùng phương pháp quan sát tiêu bản NST các bác sĩ có kết luận: Thai nhi là một thể 3 nhiễm. Kết luận trên đến từ quan sát nào dưới đây? A. Trong tiêu bản nhân tế bào có 47 NST B. Trong tiêu bản nhân tế bào có 194 NST C. Trong tiêu bản nhân tế bào có 92 NST D. Trong tiêu bản nhân tế bào có 50 NST Câu 22: Ở người gen H : máu đông bình thường, h : máu khó đông nằm trên NST giới tính X. Một gia đình bố mẹ đều bình thường sinh con trai máu khó đông và có hội chứng claifentơ. Nhận định nào sau đây là đúng? A. Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố. B. Mẹ XhXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của bố. C. Mẹ XHXH , bố XhY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ. D. Mẹ XHXh , bố XHY, đột biến lệch bội xảy ra trong phát sinh giao tử của mẹ. Câu 23: Để giải thích quá trình hình thành hươu cao cổ, quan điểm nào sau đây là của Đacuyn? A. Đột biến đã tạo ra một số con hươu có cổ cao hơn so với những con hươu khác trong quần thể, do đó chúng được CLTN giữ lại và di truyền đặc điểm đó cho thế hệ sau B. Một số con hươu phát sinh biến dị cổ cao, lấy được nhiều thức ăn hơn trong môi trường mà nguồn thức ăn tầng thấp đã cạn kiệt nên nó được CLTN giữ lại và di truyền đặc điểm đó cho thế hệ sau C. Cổ hươu dài ra là do tập quán kiếm ăn thay đổi, loài hươu này ngày càng thích các loại thức ăn trên cao hơn D. Nguồn thức ăn ở tầng thấp cạn kiệt dần nên các con hươu phải vươn cổ ra để lấy được thức ăn trên cao nên cổ càng ngày càng dài ra Câu 24: Những phát biểu không đúng khi nói về quan hệ giữa các cá thể trong quần thể? 1. Quan hệ cạnh tranh trong quần thể thường gây hiện tượng suy thoái dẫn đến diệt vong. 2. Khi mật độ vượt quá sức chịu đựng của môi trường các cá thể cạnh tranh với nhau làm tăng khả năng sinh sản. 3. Sự phân công trách nhiệm của ong chúa, ong thợ, ong mật trong cùng một đàn ong biểu thị mối quan hệ hỗ trợ cùng loài. 4. Các cá thể trong quần thể có khả năng chống lại dịch bệnh khi sống theo nhóm. 5. Do điều kiện bất lợi nên cạnh tranh cùng loài được coi là ảnh hưởng xấu đến sự tồn tại và phát triển của loài. 6. Cỏ dại và lúa cạnh tranh dinh dưỡng trong cùng một ruộng A. (1), (2), (4), (5), (6). B. (2), (4), (5). C. (1), (2), (3), (6). D. (2), (3), (5), (6). Câu 25: Các phát biểu về chuyển hóa vật chất và năng lượng trong hệ sinh thái: 1. Chuỗi thức ăn thường có ít nhất 2 bậc dinh dưỡng 2. Độ dài của chuỗi thức ăn bị giới hạn bởi sự mất mát năng lượng 3. Phần lớn sản phẩm của hệ sinh thái trên cạn được sử dụng bởi nhóm sinh vật tiêu thụ 4. Năng lượng sơ cấp thô là phần còn lại của năng lượng được đồng hóa sau hô hấp. Có bao nhiêu phát biểu đúng? A. 1 B. 3 C. 4 D. 2 Câu 26: Ở một loài thực vật, A quy định cây cao, a quy định cây thấp. Cho các cây P giao phấn, có bao nhiêu phép lai cho kết quả đồng tính cây cao ở F1? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 27: Cho các dữ liệu sau: 1. Xác ướp của các Pharaon trong kim tự tháp Ai Cập vẫn còn tươi 2. Xác sâu bọ được phủ kín trong nhựa hổ phách còn giữ nguyên màu sắc 3. Xác của voi Mamut còn tươi trong lớp băng hà 4. Rìu bằng đá của người cổ đại Dữ liệu nào trên đây được gọi là hóa thạch? A. 1 và 2 B. 1, 2 và 3 C. 2 và 3 D. 1 và 4 Câu 28: Nghiên cứu ở một loài thực vật người ta thấy cây dùng làm bố khi giảm phân không xảy ra đột biến và trao đổi chéo có thể cho tối đa 28 loại giao tử. Lai 2 cây của loài này với nhau thu được một hợp tử F1. Hợp tử nguyên phân liên tiếp 4 đợt tạo ra các tế bào mới với tổng số 384 nhiễm sắc thể ở trạng thái chưa nhân đôi. Hợp tử thuộc dạng A. thể lệch bội. B. thể ba nhiễm. C. thể tứ bội. D. thể tam bội . Câu 29: Ở một loài thực vật, tính trạng khối lượng quả do nhiều cặp gen nằm trên các cặp nhiễm sắc thể thường khác nhau di truyền theo kiểu tương tác cộng gộp. Cho cây có quả nặng nhất (120g) lai với cây có quả nhẹ nhất (60g) được F1. Cho F1 giao phấn tự do được F2. Cho biết khối lượng quả phụ thuộc vào số lượng alen trội có mặt trong kiểu gen, cứ 1 alen trội có mặt trong kiểu gen thì cây cho quả nặng thêm 10g. Xét các kết luận dưới đây: (1). Đời con lai F2 có 27 kiểu gen và 8 kiểu hình. (2). Cây F1 cho quả nặng 90g. (3). Trong kiểu gen của F1 có chứa 3 alen trội (là một trong 20 kiểu gen). (4). Cây cho quả nặng 70g ở F2 chiếm tỉ lệ 3/32. (5). Nếu cho F2 giao phấn ngẫu nhiên với nhau thì thành phần kiểu gen và kiểu hình ở F3 tương tự như F2. Có bao nhiêu kết luận đúng? A. 3 B. 2 C. 1 D. 4 Câu 30: Trong phép lai một cặp tính trạng tương phản (P), cần phải có bao nhiêu điều kiện trong các điều kiện sau để F2 có sự phân li kiểu hình theo tỉ lệ 1 : 2 : 1? 1. Bố mẹ thuần chủng 2. Tính trạng trội phải trội hoàn toàn 3. Số lượng cá thể thu được ở đời con lai phải lớn 4. Mỗi cặp gen phải nằm trên một cặp NST tương đồng khác nhau 5. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường 6. Mỗi cặp gen qui định một cặp tính trạng 7. Tính trạng trội không hoàn toàn Số điều kiện cần thiết là: A. 5 B. 3 C. 6 D. 4 Câu 31: Ở một loài thực vật, cho lai hai cây hoa trắng thuần chủng (P) thu được F1 100% cây hoa trắng. Cho F1 giao phấn với nhau thu được F2 gồm 392 cây hoa trắng và 91 cây hoa đỏ. Nếu cho F1 giao phấn với cây hoa đỏ ở F2 thì đời con có kiểu gen đồng hợp lặn chiếm tỉ lệ là: A. . B. . C. . D. . Câu 32: Mật độ cá thể trong quần thể là một trong những đặc trưng cơ bản của quần thể, mật độ cá thể không ảnh hưởng tới? A. Mức độ sử dụng nguồn sống của môi trường B. Mức sinh sản của quần thể. C. Mức tử vong của quần thể D. Kích thước của quần thể Câu 33: Trong 1 quần thể động vật có vú tính trạng màu lông do 1 gen quy định nằm trên X.Trong đó tính trạng lông nâu kí hiệu a, tìm thấy 45% con đực và 16% con cái lông nâu. Nhận xét đúng là? 1. Tần số a ở giới cái =0,4 2. Tỉ lệ con cái mang kiểu gen dị hợp khi quần thể cân bằng = 48% 3. Tỉ lệ con cái dị hợp so với tổng số cá thể của quần thể khi cân bằng = 48,72% 4. Tần số A khi quần thể trên cân bằng là 42% 5. Khi cân bằng, tỉ lệ con cái có kiểu gen dị hợp so với tổng số cá thể =24,36% 6. Quần thể trên có 5 kiểu gen khác nhau về alen trên ở giới cái. A. 2 B. 5 C. 4 D. 3 Câu 34: Một gia đinh nuôi cừu người ta thấy mỗi lứa có 25% cừu lông thẳng, còn lại là cừu lông xoăn. Do lông thẳng có giá thành thấp nên gia đinh chỉ giử lại lông xoăn cho sinh sản. Theo lí thuyết sau bao nhiêu thế hệ chọn lọc tỉ lệ cừu lông xoăn thuần chủng đạt 90%? Biết quá trình sinh sản là giao phối ngẫu nhiên? A. 12 thế hệ B. 15 thế hệ C. 18 thế hệ. D. 9 thế hệ Câu 35: Cho biết có bao nhiêu phát biểu đúng đối với phương pháp nuôi cấy mô thực vật: 1. Phương pháp nuôi cấy mô và tế bào dựa trên cơ sở tế bào học là quá trình giảm phân, nguyên phân và thụ tinh. 2. Quy trình của phương pháp này: Tế bào của cây được nuối cấy để tạo thành mô sẹo -> biệt hóa thành các mô khác nhau -> tái sinh ra cây trưởng thành. 3. Mô sẹo là nhóm tế bào đã biệt hóa có khả năng sinh trưởng mạnh. 4. Bằng phương pháp này có thể góp phần duy trì ưu thế lai ở thực vật. 5. Phương pháp nuôi cấy mô được sử dụng để tạo nguồn biến dị tổ hợp. 6. Ý nghĩa quan trọng của phương pháp này là có thể nhân nhanh các giống cây trồng quý hiếm, tạo ra các cây đồng nhất về kiểu gen. A. 1 B. 3 C. 2 D. 4 Câu 36: Cho phép lai P: ♀ AaBbDd x ♂ AaBbdd . Trong quá trình giảm phân hình thành giao tử đực, ở một số tế bào, cặp nhiễm sắc thể mang cặp gen Aa không phân li trong giảm phân I; giảm phân II diễn ra bình thường. Quá trình giảm phân hình thành giao tử cái diễn ra bình thường. Theo lí thuyết, phép lai trên tạo ra F1 có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen? A. 18. B. 42. C. 56. D. 24. Câu 37: Ở một loài động vật, alen A quy định lông xám trội hoàn toàn so với alen a quy định lông hung; alen B quy định chân cao trội hoàn toàn so với alen b quy định chân thấp; alen D quy định mắt nâu trội hoàn toàn so với alen d quy định mắt đen. Phép lai P: ♀XDXd × ♂XdY thu được F1. Trong tổng số cá thể F1, số cá thể cái có lông hung, chân thấp, mắt đen chiếm tỉ lệ 1%. Biết quá trình giảm phân không xảy ra đột biến nhưng xảy ra hoán vị gen ở cả hai giới với tần số như nhau. Theo lí thuyết, số cá thể lông xám dị hợp, chân thấp, mắt nâu ở F1 chiếm tỉ lệ: A. 8,5%. B. 2%. C. 17%. D. 10%. Câu 38: Xét một bệnh di truyền đơn gen ở người do gen lặn gây nên. Một người phụ nữ bình thường (có người cậu(emtrai của mẹ) mắc bệnh) lấy chồng bình thường nhưng có mẹ chồng và chị chồng mắc bệnh. Những người khác trong gia đình không ai bị bệnh này, nhưng bố đẻ của cô ta đến từ một quần thể khác đang ở trạng thái cân bằng di truyền có tần số alen gây bệnh là 1/10. Cặp vợ chồng trên sinh được con gái đầu lòng không mắc bệnh này. Biết rằng không xảy ra đột biến mới ở tất cả những người trong các gia đình. Dựa vào các thông tin trên hãy cho biết trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán không đúng? (1) Xác suất để người con gái của cặp vợ chồng trên mang alen gây bệnh là 16/29 (2) Xác suất sinh con thứ hai của vợ chồng trên là trai không bị bệnh là 29/64 (3) Có thể biết chính xác kiểu gen của 6 người trong các gia đình trên (4) Xác suất để bố đẻ của người vợ mang alen gây bệnh là 2/11 A. 4. B. 1. C. 3. D. 2. Câu 39: Ở người, nếu có 2 gen trội GG thì khả năng chuyển hoá rượu (C2H5OH) thành anđehit rồi sau đó anđehit chuyển hoá thành muối axêtat một cách triệt để. Người có kiểu gen Gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat kém hơn một chút. Cả 2 kiểu gen GG, và Gg đều biểu hiện kiểu hình mặt không đỏ khi uống rượu vì sản phẩm chuyển hoá cuối axetat tương đối vô hại. Còn người có kiểu gen gg thì khả năng chuyển hoá anđehit thành muối axêtat hầu như không có, mà anđehit là một chất độc nhất trong 3 chất nói trên, vì vậy những người này uống rượu thường bị đỏ mặt và ói mửa. Giả sử quần thể người Việt Nam có 36% dân số uống rượu mặt đỏ. Một cặp vợ chồng của quần thể này uống rượu mặt không đỏ sinh được 2 con trai. Tính xác suất để cả 2 đứa uống rượu mặt không đỏ? A. 0,15. B. 0,7385 C. 0,7539 D. 0,8593 Câu 40: Ở một loài thực vật, tính trạng màu hoa do 1 cặp gen qui định. Cho lai giữa cây hoa đỏ với cây hoa trắng F1 thu được 100% cây hoa đỏ. Cho cây hoa đỏ ở đời F1 lai với cây hoa trắng P thu được Fa. Cho các cây Fa tạp giao với nhau, ở F2 thu được tỉ lệ kiểu hình 56,25% cây hoa trắng: 43,75% cây hoa đỏ. Tính xác suất để chọn được 4 cây hoa đỏ ở F2 mà khi cho các cây này tự thụ phấn thì tỉ lệ hạt mọc thành cây hoa trắng chiếm 12,5%. A. 864/2401. B. 1296/2401. C. 24/2401. D. 216/2401. ----------- HẾT ---------- CẤU TRÚC ĐỀ THI CHỦ ĐỀ Số câu hỏi Mức độ nhận thức Tổng I II III IV 1. Di truyền phân tử 2 2 2. Tế bào 2 4 2 8 3. Quy luật di truyền 1 2 4 2 9 4. UDDT + DT người 1 1 1 3 5. Quần thể 2 1 3 6. Tiến hóa 2 2 1 5 7. Sinh thái 4 4 2 10 Tổng số câu 12 12 12 4 40 Tỉ lệ 30% 30% 30% 10% 100% Điểm 3 3 3 1 10 GIÁO VIÊN RA ĐỀ CHỦ ĐỀ GIÁO VIÊN 1. Di truyền phân tử Vũ Thị Phương Dung 2. Tế bào Vũ Thị Phương Dung 3. Quy luật di truyền Hoàng Thị Thúy Nga 4. UDDT + DT người Vũ Thị Phương Dung 5. Quần thể Trần Thị Hồng Nhung 6. Tiến hóa Hoàng Thị Thúy Nga 7. Sinh thái Trần Thị Hồng Nhung 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 A B C D 13 14 15 16 17 18 19 20 21 22 23 24 A B C D 25 26 27 28 29 30 31 32 33 34 35 36 A B C D 37 38 39 40 A B C D
Tài liệu đính kèm: