Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 - Mã đề 101 - Trường THPT Sơn Tây

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 686Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 - Mã đề 101 - Trường THPT Sơn Tây", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 - Mã đề 101 - Trường THPT Sơn Tây
TRƯỜNG THPT SƠN TÂY ĐỀ THI THỬ KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 (Lần 1)
 Bài thi: Khoa học tự nhiên; Môn: SINH HỌC
 (Đề thi gồm 05 trang) Thời gian làm bài: 50 phút
 Mã đề thi 101
Họ và tên thí sinh: . Số báo danh: 
Câu 81: Tạo sinh vật biến đổi gen bằng các phương pháp nào sau đây?
1. Đưa thêm gen lạ vào hệ gen.
2. Thay thế nhân tế bào.
3. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen.
4. Lai hữu tính giữa các dòng thuần chủng.
5. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Phương án đúng là:
	A. 1, 3, 5.	B. 1, 2, 3. 	C. 3, 4, 5.	D. 2, 4, 5.
Câu 82: Bạn nhận được một phân tử axit nuclêic mà bạn nghĩ là ADN mạch đơn, nhưng bạn không chắc. Bạn phân tích thành phần nuclêôtit của phân tử đó. Thành phần nuclêôtit nào sau đây khẳng định dự đoán của bạn là đúng?
	A. Ađênin 22% - Xitôzin 32% - Guanin 17% - Uraxin 29%.
	B. Ađênin 22% - Xitôzin 32% - Guanin 17% - Timin 29%.
	C. Ađênin 38% - Xitôzin 12% - Guanin 12% - Timin 38%.
	D. Ađênin 38% - Xitôzin 12% - Guanin 12% - Uraxin 38%.
Câu 83: Cách nào phù hợp nhất để đặt lá kính khi làm với mẫu ướt?
 A. 	B. 	C. 	D. 	
Câu 84: Bệnh, hội chứng nào sau đây ở người là hậu quả của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể? 
	A. Hội chứng Claiphentơ. B. Hội chứng Tơcnơ. 	 C. Hội chứng Đao. 	 D. Bệnh ung thư máu.
Câu 85: Ở cà chua, alen A quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định quả vàng. Phép lai nào sau đây có tỉ lệ kiểu hình ở đời con là 11 đỏ : 1 vàng?
I. Aaa x AAa	II. Aa x Aaaa	III. AAaa x Aaaa	IV. AAaa x Aa
V. AAa x AAa	VI. AAa x AAaa	VII. AAaa x aaa	VIII. Aaa x AAaa
	A. I, II, IV, VI.	B. I, III, IV, VIII.	C. I, III, V, VII.	D. I, II, IV, VIII.
Câu 86: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac, sự kiện nào sau đây diễn ra cả khi môi trường có lactôzơ và khi môi trường không có lactôzơ?
	A. Một số phân tử lactôzơ liên kết với prôtêin ức chế.
	B. Các gen cấu trúc Z, Y, A phiên mã tạo ra các phân tử mARN tương ứng.
	C. Gen điều hòa R tổng hợp prôtêin ức chế.
	D. ARN pôlimeraza liên kết với vùng khởi động của opêron Lac và tiến hành phiên mã.
Câu 87: Một quần thể thực vật có thành phần kiểu gen là 0,2 AA: 0,8 Aa. Qua một số thế hệ tự thụ phấn thì tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn trong quần thể là 0,35. Số thế hệ tự thụ phấn của quần thể là
	A. 3. 	B. 4. 	C. 2. 	D. 5.
Câu 88: Bệnh bạch tạng là không phổ biến ở Mỹ nhưng lại ảnh hưởng tới 1/200 ở người Hopi Ấn Độ, nhóm người này theo đạo và chỉ kết hôn với những người cùng đạo. Nhân tố tạo nên tỉ lệ người mang bệnh cao là
	A. giao phối không ngẫu nhiên.	B. di - nhập gen.
	C. phiêu bạt gen. 	D. chọn lọc tự nhiên.
Câu 89: Theo thuyết tiến hoá tổng hợp thì tiến hoá nhỏ là quá trình 
	A. hình thành các nhóm phân loại trên loài. 
	B. duy trì ổn định thành phần kiểu gen của quần thể. 
	C. biến đổi thành phần kiểu gen của quần thể dẫn đến sự hình thành loài mới. 
	D. củng cố ngẫu nhiên những alen trung tính trong quần thể.
Câu 90: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
	A. Kiểu hình là kết quả sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
	B. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
	C. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước môi trường.
	D. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
Câu 91: Ở một loài thực vật, cho cây thân cao, hoa trắng thuần chủng lai với cây thân thấp, hoa đỏ thuần chủng, F1 thu được toàn cây thân cao, hoa đỏ. Cho F1 tự thụ phấn, ở F2 thu được 4 kiểu hình trong đó kiểu hình thân cao, hoa trắng chiếm tỉ lệ 24%. Biết mỗi gen quy định một tính trạng và gen nằm trên nhiễm sắc thể thường. Mọi diễn biến của nhiễm sắc thể trong giảm phân ở tế bào sinh hạt phấn và tế bào sinh noãn giống nhau, đồng thời không có đột biến phát sinh. Tỉ lệ kiểu hình cây thân cao, hoa đỏ ở F2 là
	A. 0,51. 	B. 0,62. 	C. 0,01. 	D. 0,24.
Câu 92: Ở người nhóm máu A, B, O do các gen IA; IB; Io quy định. Gen IA quy định nhóm máu A đồng trội với gen IB quy định nhóm máu B, vì vậy kiểu gen IAIB quy định nhóm máu AB, gen lặn Io quy định nhóm máu O. Trong một quần thể người ở trạng thái cân bằng di truyền, người ta thấy xuất hiện 1% người có nhóm máu O và 28% người nhóm máu AB. Tỉ lệ người có nhóm máu A và B của quần thể đó lần lượt là
	A. 56%; 15%. 	B. 49%; 22%.	C. 63%; 8%.	D. 62%; 9%.
Câu 93: Ở một quần thể ngẫu phối, xét hai gen: gen thứ nhất có 4 alen thuộc đoạn không tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X; gen thứ hai có 6 alen thuộc nhiễm sắc thể thường. Trong trường hợp không xảy ra đột biến; số loại kiểu gen tối đa về cả hai gen trên có thể được tạo ra trong quần thể này là
	A. 300. 	B. 294. 	C. 35. 	D. 24.
Câu 94: Cho biết mỗi tính trạng do một cặp gen quy định và phân ly độc lập với nhau, các gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai AaBbCcDd x AaBbCcDd cho đời con có tỉ lệ kiểu hình mang tính trạng trội là
	A. 81/256. 	B. 9/256. 	C. 27/256. 	D. 255/256.
Câu 95: Ở người, kiểu gen HH quy định hói đầu, hh quy định không hói đầu. Đàn ông dị hợp Hh hói đầu, phụ nữ dị hợp Hh không hói đầu. Giải thích nào sau đây hợp lý?
	A. Gen quy định tính trạng nằm trong tế bào chất.
	B. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể thường nhưng chịu ảnh hưởng của giới tính.
	C. Gen quy định tính trạng chịu ảnh hưởng của môi trường.
	D. Gen quy định tính trạng nằm trên nhiễm sắc thể giới tính.
Câu 96: Cho các đặc điểm sau của mã di truyền:
(1) Mã di truyền mỗi loài có đặc điểm riêng biệt và đặc trưng.
(2) Trên mARN, mã di truyền được đọc theo chiều 5’- 3’.
(3) Mã di truyền có tính dư thừa (tính thoái hoá).
(4) Mã di truyền có tính đặc hiệu.
(5) Mã di truyền có tính phổ biến.
(6) Mã di truyền có tính độc lập.
Có bao nhiêu đặc điểm đúng của mã di truyền?
	A. 2.	B. 4.	C. 6. 	D. 5.
Câu 97: Cho các phát biểu sau về các nhân tố tiến hoá:
(1) Đột biến là nhân tố tiến hoá vô hướng.
(2) Di - nhập gen là nhân tố tiến hoá có hướng.
(3) Các yếu tố ngẫu nhiên có thể làm biến mất một alen có lợi ra khỏi quần thể dù nó là alen lặn hay alen trội.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động vào kiểu gen từ đó làm thay đổi tần số alen của quần thể theo một hướng xác định.
Có bao nhiêu phát biểu đúng?
	A. 2.	B. 1.	C. 4.	D. 3.
Câu 98: Cho cá thể mắt đỏ thuần chủng lai với cá thể mắt trắng được F1 đều mắt đỏ. Cho con cái F1 lai phân tích thì ở thế hệ lai có tỉ lệ 3 mắt trắng : 1 mắt đỏ, trong đó mắt đỏ toàn là con đực. Nếu cho các con F1 tiếp tục giao phối với nhau thì kết quả của F2 là
	A. 9 mắt đỏ : 7 mắt trắng.	B. 3 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
 C. 5 mắt đỏ : 3 mắt trắng.	D. 15 mắt đỏ : 1 mắt trắng.
Câu 99: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định hoa màu trắng. Cho phép lai P: AaBb x AaBb thu được F1. Cho các cây thân cao, hoa màu đỏ ở F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết, số cây thân thấp, hoa màu trắng thu được ở F2 chiếm tỉ lệ là
	A. 1/16.	B. 1/4.	C. 1/36.	D. 1/81.
Câu 100: Cho các thành tựu sau:
	(1) Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin người.
 (2) Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
 (3) Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.
 	(4) Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
	(5) Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
	(6) Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
Trong các thành tựu trên, thành tựu nào là của kĩ thuật di truyền?
	A. (1), (4), (6).	B. (2), (4), (6).	C. (1), (2), (4), (5).	D. (3), (4), (5).
Câu 101: Trong các nhân tố sau:
	1. Đột biến.	2. Các yếu tố ngẫu nhiên.	3. Di nhập gen.
	4. Chọn lọc tự nhiên.	5. Giao phối ngẫu nhiên.
Nhân tố nào đóng vai trò cung cấp nguyên liệu cho tiến hoá?
	A. 1, 2, 3, 4.	B. 1, 5.	C. 3, 4, 5.	D. 1, 3, 5.
Câu 102: Các ví dụ nào sau đây thuộc cơ chế cách li sau hợp tử?
	(1) Ngựa cái giao phối với lừa đực sinh ra con la không có khả năng sinh sản.
	(2) Cây thuộc loài này thường không thụ phấn được cho cây thuộc loài khác.
	(3) Trứng nhái thụ tinh với tinh trùng cóc tạo hợp tử nhưng hợp tử không phát triển.
	(4) Các loài ruồi giấm khác nhau có tập tính giao phối khác nhau.
Phương án đúng là:
	A. (2) và (3).	B. (1) và (4).	C. (2) và (4).	D. (1) và (3).
Câu 103: Ở một loài động vật, mỗi gen quy định một tính trạng, alen trội là trội hoàn toàn, diễn biến nhiễm sắc thể ở hai giới như nhau. Cho phép lai P: ♂ XDXd × ♀ XDY tạo ra F1 có kiểu hình ở giới cái mang 3 tính trạng trội chiếm tỉ lệ 33%. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng?
	(1) Ở F1 có tối đa 40 loại kiểu gen khác nhau.
	(2) Tần số hoán vị gen là 20%.
	(3) Tỉ lệ kiểu hình trội về 2 trong 3 tính trạng trên ở F1 chiếm 30%.
	(4) Tỉ lệ cá thể đực mang 3 cặp gen dị hợp ở F1 chiếm 8,5%.
	A. 1.	B. 2.	C. 3. 	D. 4.
Câu 104: Cho sơ đồ phả hệ
	Cá thể số (4) và số (5) bị bệnh bạch tạng, cá thể số (14) mắc cả bệnh bạch tạng và bệnh mù màu đỏ - xanh lục. Biết rằng bệnh bạch tạng do gen lặn a nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định, bệnh mù màu đỏ - xanh lục do gen lặn b nằm ở vùng không tương đồng trên nhiễm sắc thể giới tính X quy định. Xác suất cá thể số (15) không mang alen bệnh (a, b) bằng bao nhiêu?
	A. 1,25%.	B. 50%.	C. 35%.	D. 78,75%.
Câu 105: Một gen có chiều dài 3060Ao, trong đó A = G. Sau đột biến, chiều dài gen không thay đổi và có tỉ lệ ≈ 42,18%. Số liên kết hyđrô của gen đột biến là
	A. 2430.	B. 2433.	C. 2070.	D. 2427.
Câu 106: Trạng thái cân bằng di truyền của quần thể là trạng thái mà trong đó 
	A. tỉ lệ cá thể đực và cái được duy trì ổn định qua các thế hệ. 
	B. số lượng cá thể được duy trì ổn định qua các thế hệ. 
	C. tần số các alen và tần số các kiểu gen biến đổi qua các thế hệ. 
	D. tần số các alen và tần số các kiểu gen được duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 107: Nghiên cứu sự thay đổi kiểu gen của quần thể qua 3 thế hệ liên tiếp người ta thu được kết quả như sau:
Thế hệ
Tỉ lệ kiểu gen AA
Tỉ lệ kiểu gen Aa
Tỉ lệ kiểu gen aa
F1
0,49
0,42
0,09
F2
0,36
0,48
0,16
F3
0,25
0,50
0,25
Quần thể đang chịu tác động của nhân tố tiến hoá nào?
	A. Đột biến.	B. Các yếu tố ngẫu nhiên.
	C. Giao phối không ngẫu nhiên.	D. Chọn lọc tự nhiên.
Câu 108: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 14. Tế bào lá của loài thực vật này thuộc thể một nhiễm sẽ có số nhiễm sắc thể là 	
	A. 17. 	B. 15. 	C. 13. 	D. 21.
Câu 109: Khi nói về quy luật di truyền, phát biểu nào sau đây đúng?
A. Quy luật phân li là sự phân li đồng đều của các cặp tính trạng.
B. Gen trong tế bào chất di truyền theo dòng mẹ.
C. Sự phân li độc lập của các gen làm giảm biến dị tổ hợp.
D. Sự liên kết gen hoàn toàn làm tăng biến dị tổ hợp.
Câu 110: Quan sát hình ảnh sau:
Một số nhận định được đưa ra về hình ảnh trên, các em hãy cho biết có bao nhiêu nhận định không đúng?
(1) Hình ảnh trên mô tả sự điều hoà hoạt động của opêron Lac khi môi trường không có lactôzơ.
(2) Khi môi trường không có lactôzơ, prôtêin ức chế liên kết với vùng khởi động ngăn cản quá trình phiên mã làm cho các gen cấu trúc không hoạt động.
(3) Vùng vận hành là trình tự nuclêôtit đặc biệt, tại đó enzim ARN polimeraza bám vào và khởi đầu phiên mã.
(4) Gen điều hoà R nằm trong opêron Lac khi hoạt động sẽ tổng hợp nên prôtêin ức chế.
(5) Sự nhân đôi, phiên mã và dịch mã của các gen cấu trúc đều diễn ra trong tế bào chất.
	A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4
Câu 111: Ở ngô, tính trạng chiều cao cây do 4 cặp gen (A,a; B,b; D,d; E,e) phân li độc lập, tác động theo kiểu cộng gộp. Mỗi gen trội khi có mặt trong kiểu gen làm cho cây cao thêm 10 cm so với alen lặn, cây cao nhất là 250 cm. Phép lai giữa cây cao nhất và cây thấp nhất được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AaBBddEe được F2. Theo lí thuyết, ở F2 tỉ lệ cây cao bằng cây F1 chiếm 
. 	B. .	C. . 	D. .
Câu 112: Hình vẽ sau mô tả sự tiếp hợp và trao đổi chéo ở giảm phân và kết quả
	Hiện tượng trên tạo ra mấy loại đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể?
	A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 1
Câu 113: Hiện nay, tất cả các cơ thể sinh vật từ đơn bào đến đa bào đều được cấu tạo từ tế bào. Đây là một trong những bằng chứng chứng tỏ 
A. quá trình tiến hoá đồng quy của sinh giới (tiến hoá hội tụ). 
B. nguồn gốc thống nhất của các loài. 
C. sự tiến hoá không ngừng của sinh giới. 
D. vai trò của các yếu tố ngẫu nhiên đối với quá trình tiến hoá.
Câu 114: Cho các thông tin sau:
1. Các gen nằm trên cùng một cặp nhiễm sắc thể (NST).
2. Mỗi gen nằm trên một NST khác nhau.
3. Thể dị hợp hai cặp gen giảm phân bình thường cho 4 loại giao tử.
4. Tỉ lệ một loại kiểu hình chung bằng tích tỉ lệ các loại tính trạng cấu thành kiểu hình đó.
5. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
6. Trong trường hợp mỗi gen quy định một tính trạng, nếu P thuần chủng, khác nhau về các cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng loạt có kiểu hình giống nhau và có kiểu gen dị hợp tử.
Những điểm giống nhau giữa quy luật phân li độc lập và quy luật hoán vị gen là:
	A. 3, 4, 5.	B. 1, 4, 6.	C. 2, 3, 5.	D. 3, 5, 6.
Câu 115: Một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể 2n = 12. Trên mỗi cặp nhiễm sắc thể, xét một gen có hai alen. Nếu đột biến lệch bội xảy ra, tính theo lí thuyết, các thể một thuộc loài này có tối đa bao nhiêu loại kiểu gen về các gen đang xét?
	A. 5832.	B. 192.	C. 24576.	D. 2916.
Câu 116: Tần số của 2 alen trong quần thể giao phối là 0,7A; 0,3a. Quần thể này bị tiêu diệt gần hết sau 1 trận dịch và chỉ còn lại 4 cá thể có khả năng sống sót. Xác suất để sau 1 năm quần thể có 100% cá thể AA là:
	A. 5,67%.	B. 5,76%.	C. 49%.	D. 91%.
Câu 117: Ở một loài thực vật, tính trạng màu sắc hoa do hai gen phân li độc lập quy định. Trong kiểu gen, khi có đồng thời cả hai loại gen trội A và B thì cho hoa màu đỏ, khi chỉ có loại alen trội A hoặc B thì cho hoa màu hồng, còn khi không có alen trội nào thì cho hoa màu trắng. Cho cây hoa màu hồng thuần chủng giao phấn với cây hoa màu đỏ (P), thu được F1 gồm 50% cây hoa màu đỏ và 50% cây hoa màu hồng. Biết rằng không xảy ra đột biến. Theo lí thuyết, các phép lai nào sau đây phù hợp với tất cả các thông tin trên?
	(1) AAbb x AaBb	(2) aaBB x AaBb	(3) AAbb x AaBB
	(4) AAbb x AABb	(5) aaBb x AABb	(6) Aabb x AaBb
	A. (2), (4), (5), (6).	B. (1), (2), (4).	C. (1), (2), (3), (5).	 D. (3), (4), (6).
Câu 118: Locut A nằm trên nhiễm sắc thể thường quy định tính trạng màu mắt. Người ta tiến hành 3 phép lai sau:
	Phép lai 1: Mắt đỏ x mắt đỏ → 3 mắt đỏ : 1 mắt nâu
	Phép lai 2: Mắt vàng x mắt trắng → 100% mắt vàng
	Phép lai 3: Mắt nâu x mắt vàng → 1 mắt trắng : 2 mắt nâu : 1 mắt vàng
	Biết gen này là gen alen, thứ tự trội lặn là:
	A. Nâu → vàng → đỏ → trắng.	B. Vàng → nâu → đỏ → trắng.
	C. Đỏ → nâu → vàng → trắng.	D. Đỏ → vàng → nâu → trắng.
Câu 119: Cơ chế di truyền của virut HIV thể hiện ở sơ đồ
	A. ARN → ADN → Prôtêin.	B. ADN → ARN → Prôtêin.	
	C. ARN → ADN → ARN → Prôtêin.	D. ADN → ARN → Prôtêin → Tính trạng .	
Câu 120: Một quần thể gồm 120 cá thể có kiểu gen AA, 400 cá thể có kiểu gen Aa và 480 cá thể có kiểu gen aa. Có 4 kết luận sau đây về quần thể trên:
	(1) Tần số alen a trong quần thể này là 0,32.
	(2) Quần thể này đang tiến hoá.
	(3) Quần thể này đang ở trạng thái cân bằng di truyền.
	(4) Nếu quần thể bị cách li và giao phối ngẫu nhiên thì thế hệ tiếp theo sẽ đạt trạng thái cân bằng di truyền.
	Những kết luận đúng là:
	A. (1) và (2).	B. (1) và (3).	C. (2) và (4).	D. (3) và (4).
--------------------- HẾT --------------------
(Giám thị không giải thích gì thêm)
Họ và tên của giám thị: .Chữ ký của giám thị: ...

Tài liệu đính kèm:

  • docThi_thu_THPT_Son_Tay.doc