Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án)

docx 8 trang Người đăng dothuong Lượt xem 522Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2017 lần 1 (Có đáp án)
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO	ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA 2017
ĐỀ THI CHÍNH THỨC	LÀN I-20H 7/10/2016
FANPGAE:CÔNG PHÁ SINH HỌC KHÔNG PHẢI KHÓ
https://www.facebook.com/CongPhaSinhHocKhongPhaiKho/
Câu 1:Một cây có kiểu gen AaBb, khi một tế bào của cây này giảm phân thì sẽ tạo ra bao nhiêu loại giao tử? Biết rằng các gen nằm trên NST khác nhau
A.1	B.4	C.3	D.2
Câu 2: Sự sao chép AND và nhân đôi NST được diễn ra tại pha
A.G1	C.S
B.G2	D.S1	
Câu 3:Loại đột biến cấu trúc NST nào dưới đây có vai trò quan trọng trong quá trình hình thành gen mới?
A.Lặp đoạn kết hợp với mất đoạn	B.Chuyển đoạn
C.Đảo đoạn	D.Lặp đoạn
Câu 4: Ở người,sự rối loạn phân li cặp NST số 21 trong quá trình giảm phâm tạo tinh trùng lần phân bào II của 1 trong 2 tế bào con sẽ tạo ra
A.1 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu NST 21
B.1 tnh trùng bình thường, 2 tinh trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu NST 21
C.2 tinh trùng thiếu NST 21 và 2 tinh trùng thừa 1 NST 21.
D.2 tinh trùng bình thường, 1 tình trùng thừa 1 NST 21 và 1 tinh trùng thiếu NST 21
Câu 5:Một gen đột biến đã mã hóa cho một phân tử protein hoàn chỉnh có 198aa.Phân tử mARN được tổng hợp từ gen đột biến nói trên có tỉ lệ A:U:G:X lần lượt là 1;2;3;4, số lượng nucleotit trên phân tử mARN này là bao nhiêu?
A.60A;180U;120G;260X
B.180G;240X;120U;60A.
C.40A;80U;120G;260X	
D.240A;180U;120G;60X
Câu 6:Trong quá trình nhân đôi AND, Guanin dạng hiếm bắt đôi với nucleotit bình thường nào dưới đây gây đột biến gen:
A.Adenin 	B.Xitozin
C.5-BU	D.Timin
Câu 7:Người ta sử dụng phương pháp nào sau đây để phát hiện ra hội chứng Đao ở người trong giai đoạn sớm,trước sinh?
Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST thường
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi phân tích AND.
Chọc dò dịch ối lấy tế bào phôi cho phân tích NST giới tính X
Sinh thiết tua nhau thai lấy tế bào phôi cho phân tích protein.
Câu 8:Trong quá trình nhân đôi, enzim AND Polimeraza
A.Di chuyển ngược chiều nhau trên hai mạch của phân tử ADN MẸ
B.Di chuyển theo sau các enzim xúc tác cho quá trinhg tháo xoắn và phá vỡ các lien kết hidro.
C.Di chuyển cùng chiều trên hai mạch phân tử AND mẹ.
D.Nối các đoạn okazaki lại với nhau thành chuỗi polinucleotit.
Câu 9: Không thuộc thành phần 1 ôpêrôn, nhưng có vai trò quyết định hoạt động của ôpêrôn là:
A. Vùng vận hành. B. Vùng khởi động.
C. Gen cấu trúc. D. Gen điều hòa.
Câu 10:Trên phân tử mARN, thì hướng chuyển dịch của ribôxôm là: 
A. 3’→5’ 	B. 5’→3’.
C. A hay B đều được. 	D. Lúc hướng này, lúc khác.
Câu 11:Thành phần chủ yếu của của Nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực gồm.
A.ADN mạch kép và protein loại histon.
B. ADN đơn và protein loại histon.
C. ARN mạch đơn và protein loại histon.
D. ARN mạch kép và protein loại histon.
Câu 12:Đột biến gen là..cho tiến hóa và chọn giống
A.Nguồn nguyên liệu B.Nguồn nguyên liệu thứ cấp
C.Nguồn nguyên liệu sơ cấp D.Nguồn nguyên liệu phong phú
Câu 13: Một gen có số nu là 3000, khi gen này thực hiện 3 lần sao mã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp bao nhiêu ribônu? 
A.4500 B.1500 C.21000 D.6000
Câu 14: Trong số 64 bộ mã di truyền có 3 bộ mã không mã hóa cho axitamin nào. Các bộ bộ ba đó là: A.AUG, UAA, UGA 	B.UAG,UAA,UGA 
C.AUU,UAA,UAG 	 D.AUG,UGA,UAG
Câu 15: Mỗi gen mã hoá prôtêin điển hình gồm vùng
A.Điều hoà, mã hoá, kết thúc. B.Khởi đầu, mã hoá, kết thúc. 
C.Điều hoà, vận hành, kết thúc. D.Điều hoà, vận hành,mã hoá.
Câu 16: Nơi enzim ARN - pôlimeraza bám vào chẩn bị cho phiên mã gọi là:
A. Vùng khởi đầu 	B.Gen điều hòa 
C.ôperôn 	 D.Gen chỉ huy
Câu 17: Tác nhân hoá học 5 - brôm uraxin (5 - BU) là chất đồng đẳng của timin gây đột biến dạng
A.mất cặp A - T.	 	B. thay thế cặp G - X bằng cặp A - T.
C,thay thế cặp A - T bằng cặp G - X. 	D.mất cặp G - X.
Câu 18:Ở ngô, các gen liên kết ở NST số II phân bố theo trật tự bình thường như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen lá láng bóng - gen có lông ở lá - gen màu sôcôla ở lá bì. Người ta phát hiện ở một số dòng ngô đột biến có trật tự như sau: gen bẹ lá màu xanh nhạt - gen có lông ở lá - gen lá láng bóng - gen màu sôcôla ở lá bì. Dạng đột biến nào đã xảy ra?
A.	Chuyển đoạn 	B. Mất đoạn. 
C Đảo đoạn 	 D. Lặp đoạn
Câu 19:Trong những dạng đột biến sau, những dạng nào thuộc đột biến gen?
I - Mất một cặp nuclêôtit. II - Mất đoạn làm giảm số gen. 
III - Đảo đoạn làm trật tự các gen thay đổi. IV - Thay thế cặp nuclêôtit này bằng cặp nuclêôtit khác.
V - Thêm một cặp nuclêôtit. VI - Lặp đoạn làm tăng số gen.
Tổ hợp trả lời đúng là: 	
a	1 	b 2 	c 3 	 d .4
Câu 20:Trình tự nuclêôtit trong vùng mã hoá của một đoạn gen bình thường ở tế bào nhân sơ có 3 bộ ba là ... AAA GXX XAG ... Alen đột biến nào trong số các alen đột biến dưới đây xác định nên đoạn chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin bị thay đổi ít nhất?
A	... AAA GXX AG ... B.... AAA GXX GGG XAG ...
C ... AAA XXX AG ... D	 ... AAG GXX XAG ... 
Câu 21: Bệnh thiếu máu do hồng cầu lưỡi liềm là đột biến thay thế:
A.Cặp G - X bằng cặp A – T 	 	B.Cặp A - T bằng cặp G – X
C.Cặp A - T bằng cặp T – A D.Cặp G - X bằng cặp X- G
Câu 22: Các loại giao tử lưỡng bội theo tỉ lệ 1AA : 4Aa : 1aa, của kiểu gen: 
 A. AAAa B. AAAA C. Aaaa D. Aaaa
Câu 23: Gây hội chứng Đao ở người là do:
A. Mất đoạn NST 21 	 B. Có 3 NST X 	
C.Mất đoạn NST 22 	 D. Có 3 NST 21
Câu 24:Cấu trúc của NST sinh vật nhân thực có các mức xoắn theo trật tự
	A.	phân tử ADN sợi cơ bản sợi nhiễm sắc nuclêôxôm crômatit.
	B.	phân tử ADN nuclêôxôm sợi cơ bản sợi nhiễm sắc crômatit.
	C.	phân tử ADN nuclêôxôm sợi nhiễm sắc sợi cơ bản crômatit
	D.	phân tử ADN sợi cơ bản nuclêôxôm sợi nhiễm sắc crômatit.
Câu 25:Dạng đột biến gây hội chứng '' tiếng mèo kêu '' là:
A Đột biến chuyển đoạn B Đột biến lặp đoạn 
C .Đột biến gen	 	 D Đột biến mất đoạn của nhiễm sắc thể
Câu 26: Cơ thể 3n hình thành do
A. Rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra ở tế bào sôma 
B. Rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra ở giai đoạn tiền phôi
C. Rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra do sự kêt hợp giữa một giao tử 2n và một giao tử n
D. Rối loạn phân ly của toàn bộ bộ NST xảy ra ở tế bào dinh dưỡng
Câu 27: Loại axit amin được mã hóa bởi 1 bộ ba duy nhất là:
A. Lơxin và xêrin. B. Triptôphan và mêtiônin.
C. Valin và alanin. D. Alanin và mêtiônin.
Câu 28:Khi tất cả các cặp nhiễm sắc thể tự nhân đôi nhưng thoi vô sắc không hình thành, tế bào không phân chia sẽ tạo thành tế bào:
A. Mang bộ NST đa bội B. Mang bộ NST tứ bội 
C.Mang bộ NST tam bội D. Mang bộ NST đơn bội
Câu 29:Hội chứng Claiphentơ là hội chứng có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
A. 47, XXX 	B. 45, XO C.47, +21 	D.47, XXY
Câu 30:Hội chứng Tớcnơ là hội chứng có đặc điểm của bộ NST trong các tế bào sinh dưỡng của cơ thể như sau:
A.47, XXX 	B.45, XO C.47, +21 	D.47, XXY
Câu 31: Nguyên nhân chính dẫn đến sự xuất hiện đoạn Ôkazaki là:
A. Nguyên tắc bán bảo toàn chi phối ADN tự sao.
B. Nguyên tắc bổ sung chi phối sự lắp ráp nuclêôtit.
C. Pôlinuclêôtit mới chỉ tạo thành theo chiều 5’→3’.
D. ARN-pôlimeraza chỉ trượt theo chiều 5’→3’.
Câu 32: Nội dung đúng khi nói về đột biến điểm là
A.Đột biến điểm là những biến đổi nhỏ nên ít có vai trò trong quá trình tiến hoá.
B.Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là gây hại trầm trọng nhất.
C.Trong các loại đột biến điểm thì phần lớn đột biến thay thế cặp nuclêôtit là ít gây hại nhất.
D.Đột biến điểm là những biến đổi đồng thời tại nhiều điểm khác nhau trong gen.
Câu 33: Tác nhân được sử dụng gây đột biến thể đa bội có hiệu quả là: 
A. Tia phóng xạ B.5brôm-uraxin
C. Cônxixin 	 D. êtylmêtansulfonal
Câu 34: Đặc điểm chung của đột biến dị bội ở người là:
A.Dị dạng, vô sinh 	B.Trí tuệ kém phát triển, vô sinh 
C Dị dạng, si đần	 	D. Dễ mắc các tật, bệnh di truyền
Câu 35: Sự không phân ly của toàn bộ bộ nhiễm sắc thể vào giai đoạn sớm của hợp tử trong lần nguyên phân đầu tiên sẽ tạo ra: 
A.Thể tứ bội 	 B.Thể khảm 	 C.Thể tam bội 	D.Thể đa nhiễm
Câu 36:Cho các thông tin về đột biến sau đây:
Xảy ra ở cấp độ phân tử,thường có tính thuận nghịch.
Làm thay đổi số lượng gen trên nhiễm sắc thể.
Làm mất một hoặc nhiều phân tử AND.
Làm xuất hiện những alen mới trong quần thể.
Đột biến thành gen trội không biểu hiện ra bên ngoài kiểu hình.
Đột biến gen xảy ra ở những lần nguyên phân đầu tiên của hợp tử.
Đột biến xôma có thể được nhân lên qua sinh sản sinh dưỡng.
Tần số đột biến gen phụ thuộc vào tác nhân đột biến và độ bền vững của gen.
Số câu trả lời đúng là:
A.4	B.5	C.6	D.7
Câu 37:Cho các thông tin sau đây:
Vùng chứa trình tự nucleotit đặc biệt liên kết với thoi vô sắc giúp NST di chuyển về 2 cực của tế bào gọi là đầu mút.
Vùng có tác dụng bảo vệ các NST và làm cho các NST không đính vào nhau được gọi là tâm động.
Khi nghiên cứu một dòng đột biến của một loài côn trùng được tạo ra từ phòng thí nghiệm, người ta thấy trên 2 NST số 2 có số lượng gen tăng lên so với dạng bình thường.Lặp đoạn có thể là nguyên nhân gây ra sự biến đổi trên.
Đảo đoạn NST làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên NST, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
A.1	B.2	C.3.	D.4
Câu 38:Cho các thông tin sau nói về phiên mã
tARN được dùng làm khuôn cho quá trình dịch mã ở riboxom.
tARN có chức năng mang axit amin tới Riboxom và đóng vai trò “một người phiên dịch” tham gia dịch mã trên mARN thành trình tự các axitamin trên chuỗi polipeptit.
tARN kết hợp với protein tạo nên Riboxom.
Riboxom gồm hai tiểu đơn vị tồn tại riêng rẽ trong tế bào chất.
Enzim ARN polimeraza bám vào vùng điều hòa làm gen tháo xoắn để lộ ra mạch mã gốc có chiều 5’-3’.
ARN polimeraza trượt dọc theo mạch mã gốc trên gen có chiều 5’-3’ để tổng hợp nên phân tử mARN.
Dịch mã là quá trình tổng hợp nên phân tử protein.
Các protein được tổng hợp trong tế bào nhân thực đều bắt đầu bằng axit amin Met.
Số câu trả lời đúng là:
A.2	B.3	C.4	D.5
Câu 39:Các thông tin sau đây nói về mã di truyền:
 Cứ 3 nucleotit đứng liền nhau mã hóa một axit amin.
Mã di truyền có tính phổ biến tức là một vài loài đều có có chung một bộ mã di truyền.
Mã di truyền có tính đặc hiệu, tức là nhiều bộ ba khác nhau cùng xác định một loại axit amin.
Mã di truyền có tính thoái hóa, tức là một bộ ba chỉ mã hóa cho một loại axit amin.
Trong 64 bộ ba có 3 bộ ba không mã hóa cho axit amin nào.
UAA,UAG,UGA là 3 bộ mã di truyền mang tín hiệu kết thúc.
AGU- met là bộ ba mang tín hiệu khởi động.
Số câu trả lời đúng là:
A.1	B.2	C.3	D.4
Câu 40:Một nhiễm sắc thể có các đoạn khác nhau sắp xếp theo trình tự ABCDEG.HKM đã bị đột biến.Nhiễm sắc thể đột biến có trình tự ABCDCDEG.HKM dạng đột biến này.
A.Thường làm thay đổi nhóm gen liên kết của loài.
B.Thường làm tăng hoặc giảm cường độ biểu hiện của tính trạng.
C.Thường gây chết cho cơ thể mang nhiễm sắc thể đột biến.
D.Thường làm xuất hiện nhiều gen mới trong quần thể

Tài liệu đính kèm:

  • docxDe_thi_thu_lan_1_fp_Cong_pha_sinh_hoc_khong_phai_kho.docx