Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2016 - Mã đề 101- Trường THPT Phan Bội Châu

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 757Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2016 - Mã đề 101- Trường THPT Phan Bội Châu", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 2016 - Mã đề 101- Trường THPT Phan Bội Châu
TRƯỜNG THPT PHAN BỘI CHÂU 
TỔ SINH HỌC 
Mã đề thi : 101
 ĐỀ KIỂM TRA KIẾN THỨC NĂM 2016
MÔN: SINH HỌC, khối B
(Đề thi gồm có 4 trang)
(Thời gian làm bài: 50 phút)
HỌ VÀ TÊN : .................................................................................SBD : ...........................
Câu 1. Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Để có được 7 loại mã di truyền khác nhau thì đoạn gen đó có số liên kết H ít nhất là: 	A. 65	B. 78	C. 99	D. 117
Câu 2. Nếu lai phân tích cá thể dị hợp tử hai cặp gen với cá thể đồng hợp tử lặn sinh ra thế hệ lai đủ các kiểu hình trong đó tổng tỉ lệ các kiểu hình chiếm tỉ lệ ít là 12,5%, tỉ lệ 4 kiểu hình của phép lai là:
A. 7: 7: 1: 1	B. 3 : 3: 1: 1 	C. 5: 5: 1: 1	D. 4: 4: 1: 1
Câu 3. Vốn gen của quần thể là
A. Tần số kiểu gen của quần thể B. Tần số các alen của quần thể
C. Tổng số các kiểu gen của quần thể D. Toàn bộ các alen của tất cả các gen trong quần thể
Câu 4. Sinh vật biến đổi gen không được tạo ra bằng phương pháp nào sau đây ?
A. Tổ hợp lại các gen vốn có của bố mẹ bằng lai hữu tính. 	
B. Làm biến đổi một gen đã có sẵn trong hệ gen. 
C. Đưa thêm một gen của loài khác vào hệ gen. 	
D. Loại bỏ hoặc làm bất hoạt một gen nào đó trong hệ gen.
Câu 5. Đối với y học di truyền học có vai trò
A. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân, chẩn đoán và dự phòng và điều trị một phần cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người
B. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân chuẩn đoán và dự phòng cho một số bệnh di truyền và một số các dị tật bẩm sinh trên người
C. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và chuẩn đoán cho một số bệnh di truyền và một số bệnh tật bẩm sinh trên người
D. Giúp y học tìm hiểu nguyên nhân và cơ chế của một số bếnh di truyền trong những gia đình mang đột biến
Câu 6. Dạng đột biến nào sau đây không làm thay đổi thành phần nuclêôtit của gen?
A. Thay thế cặp A-T bằng G-X. 	B. Mất một cặp nuclêôtit. 
C. Thêm một cặp nuclêôtit. 	D. Đảo vị trí hai cặp nuclêôtit.
Câu 7. Phép lai giữa 2 cá thể có kiểu gen AaBbDd x aaBBDd với các gen trội là trội hòan tòan sẽ cho ở thế hệ sau: 
A. 8 kiểu hình : 8 kiểu gen. 	B. 8 kiểu hình : 12 kiểu gen 	
C. 4 kiểu hình : 12 kiểu gen 	D. 4 kiểu hình : 8 kiểu gen
Câu 8. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối biến đổi qua các thế hệ theo hướng:
A. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử trội, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử lặn. 
B. Giảm dần tỉ lệ dị hợp tử, tăng dần tỉ lệ đồng hợp tử.	
C. Tăng dần tỉ lệ dị hợp tử, giảm dần tỉ lệ đồng hợp tử. 
D. Giảm dần kiểu gen đồng hợp tử lặn, tăng dần tỉ lệ kiểu gen đồng hợp tử trội.
Câu 9. Để tạo ra cơ thể mang bộ nhiễm sắc thể của 2 loài khác nhau mà không qua sinh sản hữu tính người ta sử dụng phương pháp: 	A. lai tế bào. B. đột biến nhân tạo. C. kĩ thuật di truyền.	C. chọn lọc cá thể.
Câu 10. Phát biểu nào dưới đây về di truyền trong y học là không chính xác:
A. nhiều tật bệnh di truyền và các dị tật bẩm sinh liên quan đến đột biến NST hoặc đột biến gen
B. bằng các phương pháp và kĩ thuật hiện đại đã có thể chuẩn đoán sớm và chính xác các bệnh di truyền thậm chi ngay từ giai đoạn bào thai.	C. Một số bệnh di truyền hiện đã có phương pháp điều trị cụ thể
D. Có thể dự đoán khả năng xuất hiện các tật bệnh di truyền trong những gia đình mang đột biến 
Câu 11. Hiện tượng lặp đoạn nhiễm sắc thể sẽ dẫn đến
A. Không ảnh hưởng đến kiểu hình của cơ thể. 	
B. Gây chết ngay ở giai đoạn vừa hình thành hợp tử.
C. Làm tăng hay giảm cường độ biểu hiện của tính trạng. 	
D. Gia tăng kích thước tế bào làm cơ thể lớn hơn bình thường.
Câu 12. Ở châu chấu cặp nhiễm sắc thể giới tính ở con cái là: 
A. XX, con đực XY	B. XY, con đực XX	C. XO, con đực XY	D. XX, con đực XO
Câu 13. Cho quần thể có cấu trúc di truyền như sau: P: x AA + y Aa + z aa = 1 ( trong đó x + y + z = 1), quần thể trên đạt trạng thái cân bằng di truyền khi :	
A. (x + y/2 )2 = x	B. x = y = 0 C. y = z = 0 D. Tất cả đều đúng .
Câu 14. Dạng song nhị bội hữu thụ được tạo ra bằng cách: 
A. gây đột biến nhân tạo bằng tia phóng xạ. B. gây đột biến nhân tạo bằng cônsixin. 
C. lai xa kèm theo đa bội hoá. 	D. gây đột biến nhân tạo bằng NMU
Câu 15. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x Aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là : A. 100%. B. 75%. C. 50%. D. 25%.
Câu 16. Một phụ nữ lớn tuổi nên đã xảy ra sự không phân tách ở cặp NST giới tính trong giảm phân I. Kết hôn với 1 người chồng tạo giao tử bình thường . Đời con của họ có thể có bao nhiêu % sống sót bị đột biến ở thể ba nhiễm (2n+1)?
A. 25% B. 33,3% C. 66,6% D.75%
Câu 17. Khi nói về mức phản ứng, nội dung nào dưới đây là không đúng:
A. Mức phản ứng về từng tính trạng thay đổi tuỳ theo kiểu gen của từng giống.
B. Tính trạng chất lượng có mức phản ứng hẹp, tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
C. Mức phản ứng là giới hạn thường biến của một kiểu gen trước những điều kiện môi trường khác nhau.
D. Trong một kiểu gen, các gen đều có cùng chung một phản ứng.
Câu 18. Một quần thể ban đầu có 2000 cây, trong đó có 1500 cây mang kiểu gen dị hợp Aa. Sau một số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc, tỉ lệ của các thể đồng hợp trong quần thể bằng 90,625%. Số thế hệ tự thụ phấn bắt buộc đã xảy ra là:
A. 5 thế hệ B. 3 thế hệ. C. 4 thế hệ D. 2 thế hệ.
Câu 19. Để cải tạo giống lợn Ỉ, người ta đã cho con cái Ỉ lai với con đực Đại Bạch. Nếu lấy hệ gen của Đại Bạch làm tiêu chuẩn để cải tạo nhiều đặc điểm của lợn Ỉ , thì ở thế hệ F3 tỉ lệ gen của Đại Bạch là bao nhiêu%: 
A. 50%. 	B. 75%.	 	C. 93,75%. 	 	D. 87,5%. 
Câu 20. Ở người bệnh máu khó đông do gen lặn h liên kết với giới tính X gây ra alen trội H (không bệnh) . Một người đàn ông bị máu khó đông lấy vợ mang gen gây bệnh đó. Kết luận nào sau đây là đúng?
A. Con trai của họ luôn bị bệnh B. Con gái của họ luôn bị bệnh
C. Họ không thể có con trai con gái bình thường D. Họ có thể có con trai , con gái bình thường
Câu 21. Đột biến gen là:
A. sự biến đổi một cặp nuclêôtit trong gen. B. sự biến đổi một số cặp nuclêôtit trong gen.
C. những biến đổi trong cấu trúc của gen liên quan tới sự biến đổi một hoặc một số cặp nuclêôtit, xảy ra tại một điểm nào đó của phân tử ADN. 
D. những biến đổi xảy ra trên suốt chiều dài của phân tử ADN. 
Câu 22.	ở ruồi giấm A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Lai giữa 2 bố mẹ ruồi thuần chúng mình xám, cánh cụt và mình đen, cánh dài, với tần số hoán vị là 18%. Kết qủa ở F2 khi cho F1 tạo giao sẽ là:
A. 25% mình xám, cánh cụt: 50% mính xám, cánh dài: 25% mình đen, cánh dài
B. 70,5% mình xám, cánh dài: 4,5% mình xám, cánh cụt : 4,5% mình đen, cánh dài
C. 41% mình xám, cánh cụt: 41% mình đen, cánh dài: 9%mình xám, cánh dài: 95 mình đen, cánh cụt
D. 54,5%mình xám, cánh dài: 20,5% mình xám, cánh cụt: 20,5% mình đen cánh dài: 4,5% mình đen, cánh cụt
Câu 23. Một quần thể đang ở trạng thái cân bằng về di truyền, số cá thể lông xám chiếm 51%, còn lại là số cá thể lông trắng. Biết gen A qui định lông xám, trội hoàn toàn so với gen a qui định lông trắng.Tỉ lệ các kiểu gen của quần thể trên là: 
A. 9% AA : 49% Aa : 42% aa. 	B. 42% AA : 9% Aa : 49% aa	
C. 49% AA : 42% Aa : 9% aa 	D. 9% AA : 42% Aa : 49% aa. 
Câu 24. Ưu thế nổi bật của kĩ thuật di truyền là
A. sản xuất một loại prôtêin nào đó với số lượng lớn trong một thời gian ngắn.
B. khả năng cho tái tổ hợp thông tin di truyền giữa các loài rất xa nhau trong hệ thống phân loại.
C. tạo ra được các động vật chuyển gen mà các phép lai khác không thể thực hiện được.
D. tạo ra được các thực vật chuyển gen cho năng xuất rất cao và có nhiều đặc tính quí.
Câu 25. Một QT người có TS người bị bệnh bạch tạng là 1/10000. Giả sử QT này CBDT. Hãy tính TS các alen và TP các KG của QT. Biết rằng, bệnh bạch tạng là do một gen lặn nằm trên NST thường quy định.
A. 0.99 và 0.01; P: (0.99)2 AA + 2. 0.99. 0.01 Aa + (0.01)2 aa
B. 0.9 và 0.01; P: (0.9)2 AA + 2. 0.9. 0.1 Aa + (0.1)2 aa
C. 0.89 và 0.11; P: (0.89)2 AA + 2. 0.89. 0.11 Aa + (0.11)2 aa
D. 0.79 và 0.21; P: (0.79)2 AA + 2. 0.79. 0.21 Aa + (0.21)2 aa
Câu 26: Đậu hà lan A. Hạt trơn trội hoàn toàn so với a . hạt nhăn. Cho đậu hạt trơn lai với nhau thu được 114 hạt trơn, 40 hạt nhăn. Kiểu gen của bố mẹ là: 
A. AA x aa 	B. Aa x aa 	C. Aa x Aa 	D. AA x Aa
Câu 27. Hội chứng Đao ở người là thể đột biến thuộc dạng nào sau đây?
A. Thể đa bội lẻ 3n	B. Thể đa bội chẵn 4n 	C. Thể lệch bội 2n + 1	 D. Thể lệch bội 2n + 2
Câu 28. Thành tựu nào sau đây là ứng dụng của công nghệ TB ?
A. Tạo ra giống cà chua có gen làm chín quả bị bất hoạt
B. Tạo ra giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa
C. Tạo ra giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp b-carôten (tiền chất tạo vitamin A) trong hạt
D. Tạo ra giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp tử về tất cả các gen
Câu 29. Di truyền học đã dự đoán được khi bố mẹ có kiểu gen Aa x aa, trong đó gen a gây bệnh ở người xác xuất đời con bị bệnh sẽ là: 	A. 100%. 	B. 75%. 	C. 50%. 	D. 25%.
Câu 30. Bệnh mù màu ở người do đột biến gen lặn m nằm trên nhiếm sắc thể giới tính X ( Xm) gây nên. Một gia đình, cả bố và mẹ đều nhìn màu bình thường sinh ra một người con mắc hội chứng Tơcno và mù màu. Kiểu gen của người con này là
A. 0Xm.	 	B. XmXmY. 	 C. XmXmXm.	 	D. XmY.
Câu 31. Số alen của gen I, II và III lần lượt là 3, 4 và 5.Biết các gen đều nằm trên NST thường và không cùng nhóm liên kết. Xác định trong QT. Số KG dị hợp: 	
A. 840                  	B. 690            	C. 750         	D. 660
Câu 32. ở ruồi giấm A: quy định tính trạng thân xám, a: thân đen, B: cánh dài, b: cánh cụt. Các gen cùng trên một cặp NST tương đồng. Tiến hành lai phân tích ruồi cái F1 dị hợp tươr F2 thu được 41% mình xám, cánh cụt; 41% mình đen, cánh dài; 9% mình xám, cánh dài; 9% mình đen cánh cụt. Kiểu gen của ruồi cái F1 và tần số hoán vị gen f sẽ là:
A. , f = 18%. B. , f = 18%. C. , f = 9%. D. , f= 9%
Câu 33. Một đoạn mạch gốc của gen chỉ có 2 loại nu A và G với tỉ lệ A/G = 4. Để có đủ các loại mã di truyền thì đoạn mạch đó ít nhất phải có bao nhiêu nu? 	
A. 60	B. 72	C. 90	D. 120
Câu 34. Cho các thành tựu sau: (1) Tạo giống cà chua có gen làm chính quả bị bất hoại. (2) Tạo giống dâu tằm tứ bội. (3) Tạo giống lúa "gạo vàng" có khả năng tổng hợp - carôten trong hạt. (4) Tạo giống dưa hấu đa bội. Các thành tựu được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến là: 
A.(1) và (3) 	B.(1) và (2) 	C. (3) và (4) 	D.(2) và (4) 
Câu 35: Ở người, gen lặn gây bệnh bạch tạng nằm trên nhiễm sắc thể thường, alen trội tương ứng quy định da bình thường. Giả sử trong quần thể người, cứ trong 100 người da bình thường thì có một người mang gen bạch tạng. Một cặp vợ chồng có da bình thường, xác suất sinh con bị bạch tạng của họ là
A. 0,0125%.	B. 0,025%.	C. 0,25%.	D. 0,0025%.	
Câu 36: Bệnh máu khó đông ở người do gen lặn h liên kết trên NST giới tính X gây ra alen trội H (không bệnh) . Bố máu khó đông lấy mẹ máu đông bình thường sinh được con trai con gái bình thường. Kiểu gen của bố mẹ sẽ là
A. XHY x XhXh B. XhY x XHXH	C. XHY x XHXh D. XhY x XHXh 
Câu 37: Phân tử tARN mang axit foocmin mêtiônin ở sinh vật nhân sơ có bộ ba đối mã là:
A. 3’UAX5’.	B. 5’AUG3’.	C. 5’UAX3’.	D. 3’AUG5’.
Câu 38: Khi nói về đột biến lệch bội, phát biểu nào sau đây không đúng ?
A. Đột biến lệch bội chỉ xảy ra ở nhiễm sắc thể thường, không xảy ra ở nhiễm sắc thể giới tính.
B. Đột biến lệch bội có thể phát sinh trong nguyên phân hoặc trong giảm phân
C. Đột biến lệch bội xảy ra do rối loạn phân bào làm cho một hoặc một số cặp nhiễm sắc thể không thể phân li
D. Đột biến lệch bội làm thay đổi số lượng ở một số hoặc một số cặp nhiễm sắc thể
Câu 39: Trong các mức cấu trúc siêu hiển vi của nhiễm sắc thể điển hình ở sinh vật nhân thực, sợi cơ bản và sợi nhiễm sắc thể có đường kính lần lượt là: 	
A.30 nm và 300 nm	B. 11nm và 300 nm	C. 11 nm và 30 nm	D.30 nm và 11 nm
Câu 40: Ở một loài động vật, xét một gen trên nhiễm sắc thể thường có 2 alen, alen A trội hoàn toàn so với alen đột biến a. Giả sử ở một phép lai, trong tổng số giao tử đực, giao tử mang alen a chiếm 5%. Trong tổng số giao tử cái, giao tử mang alen a chiếm 10%. Theo lí thuyết, trong tổng số cá thể mang alen đột biến ở đời con, thể đột biến chiếm tỉ lệ: 	A. 0,5%	B. 90,5%	C. 3,45%	D. 85,5%
---------------------------------------------------- Hết -----------------------------------------------
Điểm
PHIẾU TRẢ LỜI TRẮC NGHIỆM
Họ và tên:  Lớp:
Số báo danh .. Phòng .
 Đối với mỗi câu trắc nghiệm, học sinh được chọn và tô kín một ô tròn tương ứng với phương án trả lời. (Lưu ý: Mỗi thí sinh chỉ được tô kín 40 câu )
Mã đề : 101
01
11
21
31
02
12
22
32
03
13
23
33
04
14
24
34
05
15
25
35
06
16
26
36
07
17
27
37
08
18
28
38
09
19
29
39
10
20
30
40

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_QD_2017_lan_1.doc