Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 lần 1 - Mã đề 314 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 lần 1 - Mã đề 314 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Sinh học 12 lần 1 - Mã đề 314 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC
MÃ ĐỀ: 314
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA LẦN 1
NĂM HỌC 2016-2017 – MÔN SINH HỌC 12
Thời gian làm bài: 50 phút (40 câu trắc nghiệm)
Họ, tên thí sinh:..................................................................... SBD: .............................
Câu 1: Giả sử một quần thể động vật có 200 cá thể. Trong đó 60 cá thể có kiểu gen AA; 40 cá thể có kiểu gen Aa; 100 cá thể có kiểu gen aa, tần số của alen A trong quần thể trên là
A. 0,4.	B. 0,2.	C. 0,3.	D. 0,5.
Câu 2: Khi nói về đột biến đảo đoạn nhiễm sắc thể, phát biểu nào sau đây sai?
A. Sự sắp xếp lại các gen do đảo đoạn góp phần tạo ra nguồn nguyên liệu cho quá trình tiến hoá.
B. Đảo đoạn nhiễm sắc thể làm thay đổi trình tự phân bố các gen trên nhiễm sắc thể, vì vậy hoạt động của gen có thể bị thay đổi.
C. Một số thể đột biến mang nhiễm sắc thể bị đảo đoạn có thể làm giảm khả năng sinh sản.
D. Đoạn nhiễm sắc thể bị đảo luôn nằm ở đầu mút hay giữa nhiễm sắc thể và không mang tâm động.
Câu 3: Ở một loài thực vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 12, trong trường hợp trên mỗi cặp nhiễm sắc thể tương đồng xét một cặp gen dị hợp. Nếu có đột biến lệch bội dạng ba nhiễm (2n +1) xảy ra, thì số kiểu gen dạng ba nhiễm (2n +1) khác nhau được tạo ra tối đa trong quần thể của loài là
A. 48.	B. 24.	C. 12.	D. 6.
Câu 4: Một đoạn mạch mã gốc của gen có trình tự các nuclêôtit như sau: 3’ AAATTGAGX5’
Biết quá trình phiên mã bình thường, trình tự các nuclêôtit của đoạn mARN tương ứng là
A. 3’UUUAAXUXG5’.	B. 3’GXUXAAUUU5’.
C. 5’TTTAAXTGG3’.	D. 5’TTTAAXTXG3’.
Câu 5: Trong chọn giống, người ta tiến hành tự thụ phấn bắt buộc và giao phối cận huyết nhằm
A. tăng tỉ lệ thể dị hợp.	B. giảm tỉ lệ thể đồng hợp.
C. tăng biến dị tổ hợp.	D. tạo dòng thuần chủng.
Câu 6: Trong tự nhiên, thành phần kiểu gen của các quần thể tự thụ phấn có xu hướng
A. tăng tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội, giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp lặn.
B. tăng tỉ lệ kiểu gen dị hợp và giảm tỉ lệ kiểu gen đồng hợp.
C. phân hóa thành các dòng thuần có các kiểu gen khác nhau.
D. duy trì ổn định qua các thế hệ.
Câu 7: Cho các thành tựu sau:
	(1). Tạo chủng vi khuẩn E. coli sản xuất insulin người.
	(2). Tạo giống dưa hấu tam bội không có hạt, có hàm lượng đường cao.
	(3). Tạo giống dâu tằm tam bội có năng suất cao hơn dạng lưỡng bội bình thường.
 	(4). Tạo giống lúa “gạo vàng” có khả năng tổng hợp β-caroten (tiền vitamin A) trong hạt.
	(5). Tạo giống cây trồng lưỡng bội có kiểu gen đồng hợp về tất cả các gen.
	(6). Tạo giống cừu sản sinh prôtêin huyết thanh của người trong sữa.
Trong các thành tựu trên thành tựu nào là của kĩ thuật di truyền?
A. (1), (4), (6).	B. (2), (4), (6).	C. (1), (2), (4), (5).	D. (3), (4), (5).
Câu 8: Ở một loài sinh vật có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội 2n = 14, số nhóm gen liên kết của loài là
A. 14.	B. 2.	C. 28.	D. 7.
Câu 9: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp, alen B qui định hoa màu đỏ trội hoàn toàn so với alen b qui định hoa màu trắng. Cho phép lai P: AaBb x AaBb thu được F1. Cho các cây thân cao, hoa màu đỏ F1 giao phấn ngẫu nhiên với nhau. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường. Tính theo lý thuyết số cây thân thấp, hoa màu trắng thu được ở F2 chiếm tỉ lệ là
A. 1/16.	B. 1/4.	C. 1/36.	D. 1/81.
Câu 10: Khi nói về mối quan hệ giữa kiểu gen, môi trường và kiểu hình, nhận định nào sau đây không đúng?
A. Kiểu gen quy định khả năng phản ứng của cơ thể trước các điều kiện môi trường khác nhau.
B. Bố mẹ không truyền đạt cho con những tính trạng đã hình thành sẵn mà truyền đạt một kiểu gen.
C. Kiểu hình là kết quả của sự tương tác giữa kiểu gen và môi trường.
D. Kiểu hình của cơ thể chỉ phụ thuộc vào kiểu gen mà không phụ thuộc vào môi trường.
Câu 11: Trong quá trình nhân đôi ADN, vì sao trên mỗi chạc tái bản (chạc chữ Y) có một mạch được tổng hợp liên tục còn mạch kia được tổng hợp gián đoạn?
A. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 5’→3’.
B. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 5’→3’.
C. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tác dụng lên mạch khuôn có chiều 3’→5’.
D. Vì enzim ADN polimeraza chỉ tổng hợp mạch mới theo chiều 3’→5’.
Câu 12: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen không alen (Aa, Bb, Dd) quy định theo kiểu tương tác cộng gộp. Trong kiểu gen nếu cứ thêm một alen trội thì chiều cao cây tăng thêm 20 cm. Khi trưởng thành, cây thấp nhất của loài này có chiều cao 200 cm. Giao phấn cây cao nhất với cây thấp nhất, thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết không có đột biến xảy ra. Tính theo lí thuyết, số cây có chiều cao 220 cm ở F2 chiếm tỉ lệ là
A. 3/32.	B. 6/32.	C. 1/32.	D. 3/64.
Câu 13: Trong trường hợp một gen quy định một tính trạng, nếu kết quả lai thuận và lai nghịch khác nhau ở hai giới, tính trạng lặn xuất hiện ở giới dị giao tử (XY) nhiều hơn ở giới đồng giao tử (XX) thì tính trạng này được quy định bởi gen
A. nằm trên NST giới tính Y, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
B. nằm trong tế bào chất (ngoài nhân).
C. nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X, không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
D. nằm trên nhiễm sắc thể thường.
Câu 14: Trong cơ chế điều hòa hoạt động của opêron Lac ở E. coli, khi môi trường không có lactôzơ thì prôtêin ức chế sẽ ức chế quá trình phiên mã bằng cách
A. liên kết vào vùng khởi động.	B. liên kết vào vùng vận hành.
C. liên kết vào vùng mã hóa.	D. liên kết vào gen điều hòa.
Câu 15: Khi nói về gen trên cặp nhiễm sắc thể giới tính, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Trên nhiễm sắc thể giới tính chỉ chứa gen qui định giới tính, không có gen qui định các tính trạng thường.
B. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính X mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
C. Có những gen chỉ có trên nhiễm sắc thể giới tính Y mà không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính X.
D. Có những gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X và có cả alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y.
Câu 16: Ở một loài thực vật, tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Cho cây thân cao lai với cây thân thấp được F1 100% cây thân cao. Cho các cây F1 tạp giao thu được F2 phân tính theo tỷ lệ 3/4 số cây thân cao: 1/4 số cây thân thấp. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, tính theo lý thuyết trong số cây thân cao ở F2 số cây có kiểu gen đồng hợp chiếm tỷ lệ là
A. 1/4.	B. 1/3.	C. 2/3.	D. 3/4.
Câu 17: Bộ ba đối mã (anticôđon) là bộ ba có trên
A. phân tử tARN.	B. mạch gốc của gen.	C. phân tử rARN.	D. phân tử mARN.
Câu 18: Cho các loài cây sau: 
(1). Ngô. (2). Đậu tương. (3). Củ cải đường. (4). Lúa đại mạch. (5). Dưa hấu. (6). Nho.
Trong những loài trên, những loài có thể áp dụng phương pháp tạo giống cây tam bội để làm tăng năng suất cây trồng là
A. (3), (4), (6).	B. (1), (3), (5).	C. (3), (5), (6).	D. (2), (4), (6).
Câu 19: Một quần thể thực vật có cấu trúc di truyền ở thế hệ đầu là: 0,2 BB: 0,8 Bb, nếu cho tự thụ phấn liên tiếp qua 3 thế hệ thì thành phần kiểu gen của quần thể ở thế hệ F3 là
A. 10% BB : 70% Bb : 30% bb.	B. 55% BB : 10% Bb : 35% bb.
C. 80% BB : 20% Bb.	D. 43,75% BB : 12,5% Bb : 43,75% bb.
Câu 20: Một cơ thể có kiểu gen AaBbDdee tiến hành giảm phân bình thường. Số loại giao tử tối đa cơ thể đó có thể tạo ra là
A. 4.	B. 9.	C. 16.	D. 8.
Câu 21: Ở một loài động vật ngẫu phối, biết alen A qui định lông dài trội hoàn toàn so với alen a qui định lông ngắn. Cho một số quần thể của loài trên có cấu trúc di truyền như sau:
(1). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông dài.
(2). Quần thể có 100% các cá thể có kiểu hình lông ngắn.
(3). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,49AA : 0,42Aa: 0,09aa.
(4). Quần thể có thành phần kiểu gen: 0,4AA : 0,4Aa: 0,2aa.
Trong các quần thể trên, có mấy quần thể chắc chắn đạt trạng thái cân bằng di truyền?
A. 1.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 22: Ở sinh vật nhân sơ, một gen cấu trúc có chiều dài bằng 0,408 micrômet. Hỏi chuỗi pôlipeptit do gen này tổng hợp có bao nhiêu axit amin? Biết quá trình phiên mã và dịch mã diễn ra bình thường và không tính axit amin mở đầu.
A. 399.	B. 398.	C. 400.	D. 798.
Câu 23: Phát biểu nào sau đây không đúng về nhiễm sắc thể ở sinh vật nhân thực?
A. Trên một nhiễm sắc thể có nhiều trình tự khởi đầu nhân đôi.
B. Nhiễm sắc thể được cấu tạo từ ARN và prôtêin loại histôn.
C. Trên nhiễm sắc thể có tâm động là vị trí để liên kết với thoi phân bào.
D. Vùng đầu mút của nhiễm sắc thể có tác dụng bảo vệ nhiễm sắc thể.
Câu 24: Trong cấu trúc một đơn phân của ADN, không có thành phần nào sau đây?
A. Đường C5H10O4.	B. Đường C5H10O5.	C. Bazơ nitơ.	D. Nhóm phốtphat.
Câu 25: Trong chọn giống động vật, để tạo ra nhiều cá thể có kiểu gen giống nhau người ta sử dụng phương pháp
A. tạo giống dựa trên nguồn biến dị tổ hợp.	B. tạo giống bằng phương pháp gây đột biến.
C. tạo giống bằng kĩ thuật cấy truyền phôi.	D. tạo giống bằng công nghệ gen.
Câu 26: Cho các thao tác sau:	
	(1). Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit nhờ enzim giới hạn (restrictaza).
	(2). Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
	(3). Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.
	(4). Nối đoạn ADN của tế bào cho và ADN plasmit nhờ enzim ligaza.
	(5). Tách dòng tế bào chứa ADN tái tổ hợp.
Trình tự các thao tác đúng qui trình trong kĩ thuật cấy gen là
A. (1)→ (3)→ (2)→ (4)→ (5).	B. (1)→(2)→(4)→(3)→(5).
C. (2)→ (1)→ (4)→ (3)→ (5).	D. (2)→(3)→(1)→(4)→(5).
Câu 27: Để tạo ra quần thể cây lưỡng bội đồng hợp tử về tất cả các cặp gen người ta tiến hành
A. nuôi cấy mô tế bào, kết hợp với gây đột biến đa bội hoá.
B. gây đột biến thuận nghịch các thể dị hợp Aa.
C. nuôi cấy hạt phấn và gây lưỡng bội hoá bằng dung dịch cônsixin.
D. lai khác loài rồi cho tự thụ phấn qua 5-7 thế hệ liên tiếp.
Câu 28: Ở một loài thực vật, xét một tính trạng (x) do một gen (a) qui định, trong trường hợp lai thuận và lai nghịch cho kết quả khác nhau, các con sinh ra luôn có kiểu hình về tính trạng (x) giống mẹ khi
A. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể thường.	B. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X.
C. gen (a) nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y.	D. gen (a) nằm ở ty thể.
Câu 29: Ở một loài động vật, trong một tế bào sinh tinh (m) xét hai cặp nhiễm sắc thể kí hiệu là Aa và Bb. Khi tế bào (m) giảm phân hình thành giao tử, ở giảm phân I cặp Aa phân li bình thường, cặp Bb không phân li; giảm phân II diễn ra bình thường. Số loại giao tử có thể tạo ra từ tế bào sinh tinh (m) nói trên là
A. 2.	B. 8.	C. 4.	D. 6.
Câu 30: Ở ruồi giấm, biết một gen qui định một tính trạng trội – lặn hoàn toàn. 
Cho phép lai P: XDXd x XDY thu được Fl có số cá thể mang kiểu hình lặn về cả ba tính trạng nói trên chiếm tỉ lệ 4,375%. Tần số hoán vị gen trong phép lai trên là
A. 40%.	B. 35%.	C. 20%.	D. 30%.
Câu 31: Gen B có 250 nuclêôtit loại Ađênin và có tổng số liên kết hiđrô là 1670. Gen B bị đột biến thay thế một cặp nuclêôtit này bằng một cặp nuclêôtit khác thành gen b. Gen b ít hơn gen B một liên kết hiđrô. Số nuclêôtit mỗi loại của gen b là
A. A = T = 610; G = X = 390.	B. A = T = 250; G = X = 390.
C. A = T = 249; G = X = 391.	D. A = T = 251; G = X = 389.
Câu 32: Ở một loài thực vật, kiểu gen (A-bb) và (aaB-) quy định quả tròn; kiểu gen (A-B-) quy định quả dẹt; kiểu gen (aabb) quy định quả dài. Cho cây quả dẹt dị hợp tử hai cặp gen nói trên tự thụ phấn thu được F1. Cho các cây quả dẹt F1 tự thụ phấn thu được F2. Biết quá trình giảm phân và thụ tinh diễn ra bình thường, tính theo lí thuyết, xác suất gặp cây quả dài ở F2 là
A. 1/81.	B. 1/64.	C. 1/36.	D. 1/16.
Câu 33: Ở người, gen qui định nhóm máu ABO gồm 3 alen IA, IB, I0 nằm trên NST thường. Trong đó alen IA, IB là đồng trội so với alen I0. Xét một quần thể người cân bằng di truyền có tần số các alen IA = 0,5; 
 IB = 0,3; I0 = 0,2. Một cặp vợ chồng trong quần thể này đều có nhóm máu B. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh con trai đầu lòng có nhóm máu O là
A. 1/4.	B. 47/98.	C. 2/49.	D. 2/98.
Câu 34: Ở người, bệnh bạch tạng do gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Giả sử một người đàn ông (A) có bố mẹ bình thường nhưng em gái của anh ta bị bạch tạng lấy một người phụ nữ (B) có bố mẹ bình thường nhưng anh trai của cô ta bị bạch tạng. Cặp vợ chồng này sinh được một người con (C) không bị bạch tạng, xác suất đứa trẻ (C) không mang gen gây bệnh bạch tạng là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.
A. 1/9.	B. 1/2.	C. 1/4.	D. 4/9.
Câu 35: Ở gà, giới đực mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XX, giới cái mang cặp nhiễm sắc thể giới tính XY. Cho phép lai: Pt/c gà lông dài, màu đen x gà lông ngắn, màu trắng thu được F1 toàn gà lông dài, màu đen. Cho gà trống F1 giao phối với gà mái chưa biết kiểu gen thu được F2 gồm: 
+ Gà mái: 40% lông dài, màu đen: 40% lông ngắn, màu trắng: 10% lông dài, màu trắng: 10% lông ngắn, màu đen. 
+ Gà trống: 100% lông dài, màu đen. 
Biết một gen quy định một tính trạng trội lặn hoàn toàn, không có đột biến xảy ra. Tính theo lý thuyết, tần số hoán vị gen của gà F1 là
A. 5%.	B. 25%.	C. 10%.	D. 20%.
Câu 36: Ở một quần thể động vật, xét gen I có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường, gen II có 2 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y. Quần thể này có số loại kiểu gen tối đa về 2 gen trên là
A. 30.	B. 60.	C. 18.	D. 32.
Câu 37: Ở một loài thực vật, alen A quy định thân cao trội hoàn toàn so với alen a quy định thân thấp, alen B quy định quả đỏ trội hoàn toàn so với alen b quy định quả vàng. Cho cây thân cao, quả đỏ tự thụ phấn thu được F1 có bốn loại kiểu hình khác nhau. Trong tổng số các cây F1, số cây có kiểu hình thân thấp, quả vàng chiếm tỉ lệ 4%. Biết rằng quá trình giảm phân tạo giao tử đực, cái giống nhau và không xảy ra đột biến. Tính theo lí thuyết, trong tổng số cây thu được ở F1, số cây mang kiểu hình thân cao, quả vàng có kiểu gen đồng hợp tử về cả hai cặp gen nói trên chiếm tỉ lệ là
A. 21%.	B. 4%.	C. 9%.	D. 16%.
Câu 38: Ở người, bệnh mù màu do một gen lặn nằm trên nhiễm sắc thể giới tính X không có alen tương ứng trên nhiễm sắc thể giới tính Y qui định. Một phụ nữ không bị bệnh mù màu có bố mẹ bình thường nhưng người em trai của cô ta bị bệnh mù màu, lấy một người chồng bình thường. Xác suất để cặp vợ chồng này sinh một người con bị bệnh mù màu là bao nhiêu? Biết không có đột biến xảy ra.
A. 1/2.	B. 1/4.	C. 1/8.	D. 1/16.
Câu 39: Ở một loài thực vật, alen A qui định thân cao trội hoàn toàn so với alen a qui định thân thấp. Cho hai cây bố mẹ 4n có kiểu gen Aaaa giao phấn với nhau thu được F1. Biết cây 4n chỉ cho giao tử 2n hữu thụ. Tính theo lý thuyết, trong số cây thân cao ở F1, số cây có kiểu gen giống bố mẹ là
A. 2/3.	B. 1/3.	C. 2/4.	D. 1/4 .
Câu 40: Ở đậu Hà lan có 2n = 14. Một hợp tử của đậu Hà lan nguyên phân bình thường 2 đợt liên tiếp, môi trường nội bào đã cung cấp nguyên liệu tương đương 84 nhiễm sắc thể đơn. Hợp tử trên bị đột biến dạng
A. tứ bội.	B. tam nhiễm.	C. một nhiễm.	D. tam bội.
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc1_SINH HOC_314.doc