Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015

doc 14 trang Người đăng haibmt Lượt xem 9761Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia năm 2015
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
Lũ chúng tôi
Bọn người tứ xứ
Gặp nhau hồi chưa biết chữ
Quen nhau từ buổi “một hai”
Súng bắn chưa quen
Quân sự mươi bài
Lòng vẫn cười vui kháng chiến.
Lột sắt đường tàu,
Rèn thêm dao kiếm,
Áo vải chân không,
Đi lùng giặc đánh.
Ba năm rồi gửi lại quê hương.
Mái lều gianh
Tiếng mõ đêm trường
Luống cày đất đỏ
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
Chúng tôi đi
Nắng mưa sờn mép ba lô
Tháng năm bạn cùng thôn xóm
Nghỉ lại lưng đèo
Nằm trên dốc nắng
Kì hộ lưng nhau ngang bờ cát trắng
Quờ chân tìm hơi ấm đêm mưa.
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập.
Cả lũ cười vang bên ruộng bắp
Nhìn o thôn nữ cuối nương dâu ...
 (1948)
(Trích “Nhớ” - Hồng Nguyên)
1) Trong 11 dòng thơ đầu, hình ảnh “lũ chúng tôi” được giới thiệu có những đặc điểm gì?
2) Anh/chị cảm nhận như thế nào về hai dòng thơ sau? Trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng:
Ít nhiều người vợ trẻ
Mòn chân bên cối gạo canh khuya.
3) Anh/chị hãy nhận xét tác dụng của việc đưa đoạn hội thoại dưới đây vào đoạn thơ trên:
- Đằng nớ vợ chưa?
- Đằng nớ?
- Tớ còn chờ độc lập.
4) Qua đoạn trích trên, anh/chị hãy chỉ ra một nét mới của bài thơ “Nhớ” - Hồng Nguyên trong việc thể hiện đề tài người lính của văn học Việt Nam thời kì kháng chiến chống Pháp.
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
HÁT QUỐC CA
Quốc kì là cờ của một nước, quốc ca là bài hát chính thức của một nước. Nước nào cũng có quốc kì, quốc ca. Ghi nhận vinh quang của vận động viên một nước được giải thưởng trong các cuộc thi đấu quốc tế, người ta kéo cờ và cử quốc ca nước đó. Đàm phán giữa các đoàn đại biểu của hai hay nhiều quốc gia, người ta đặt cờ của mỗi nước trước đoàn đại biều của nước đó. Mỗi người dân chào cờ và hát quốc ca để luôn nhớ tới đất nước mình.
	Trước đây, trong doanh trại quân đội, trong các trường học, hằng ngày hoặc buổi sáng ngày đầu tuần, anh chị em tập hợp lại chào cờ và hát quốc ca. Nhưng không hiểu tại sao bây giờ nhiều trường học lại sao nhãng. Rồi bước vào thời “hiện đại” hoặc là có dàn nhạc thay thế trong các buổi lễ trọng thể, hoặc là phát băng cát xét ghi quốc ca. Vì vậy có nơi đã nhầm lẫn khi định bấm băng quốc ca mà lại phát ra một bài gì đó làm cho mất vẻ trang nghiêm.
	Đi thăm một số nước, thấy nước nào người ta cũng rất quan tâm tới chuyện chào quốc kì và hát quốc ca mỗi buổi sáng, mà là hát chứ không được mở băng nhạc. Ở nhiều cuộc lễ long trọng, có quân nhạc cử quốc thiều, nhưng có ông tổng thống vẫn mấp máy môi hát quốc ca của nước mình theo tiếng nhạc; có nơi cử một danh ca cỡ nhất nước hát quốc ca trong lúc chào cờ, và ngay vận động viên khi nghiêm chỉnh chào cờ nước mình mỗi lần đoạt giải cũng thấy họ hát quốc ca nước họ theo dàn nhạc của nước chủ nhà. Những lúc đó, mình thấy yêu thêm bạn bè, vì cùng sống với nhau trong một cộng đồng nhân loại nhưng mỗi người có một Tổ quốc, một quê hương để mà nhớ, mà yêu, mà xây dựng, mà bảo vệ.
	Chúng tôi được biết là ở một số nơi đã quyết định khôi phục và thực hiện nghiêm chỉnh lễ chào cờ. Mà là hát chứ không được mở băng. Chúng tôi rất hoan nghênh quyết định đó.
	Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca Tổ quốc, mọi người sẽ nhớ mình là người của nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương
(Hữu Thọ)
5) Phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong văn bản trên là gì?
6) Anh/chị hãy nêu nội dung chính của văn bản trên?
7) Anh/chị có đồng tình với quan điểm sau của tác giả không? Vì sao?
Không phải chuyện hình thức đâu. Mỗi lần, đứng trước lá cờ Tổ quốc, hát bài ca Tổ quốc, mọi người sẽ nhớ mình là người của nước nào để hết lòng vì Tổ quốc, quê hương
8) Hãy nêu ít nhất một thông điệp của tác giả hoặc bài học sâu sắc nhất mà anh/chị rút ra được từ lời bài Quốc ca của nước ta (trả lời trong khoảng 5 - 7 dòng) 
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Những người mù chữ của thế kỉ XXI sẽ không phải là những người không biết đọc, biết viết mà là những người không thể học tập, ngừng học tập và phải học tập lại (Allvin Toffler)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?
Câu 2. (4.0 điểm)
Cảm hứng lãng mạn và tinh thần bi tráng của bài thơ “Tây Tiến” (Quang Dũng)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn thơ sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 5:
(1) Hạt gạo làng ta
Có vị phù sa
Của sông Kinh Thầy
Có hương sen thơm
Trong hồ nước đầy
Có lời mẹ hát
Ngọt bùi đắng cay ...
(2) Hạt gạo làng ta
Có bão tháng Bảy
Có mưa tháng Ba
Giọt mồ hôi sa
Những trưa tháng Sáu
Nước như ai nấu
Chết cả cá cờ
Cua ngoi lên bờ
Mẹ em xuống cấy ...
(Trích “Hạt gạo làng ta” - Trần Đăng Khoa)
1) Chỉ ra điệp từ được sử dụng trong đoạn thơ (1). Cho biết tác dụng của điệp từ đó?
2) Chỉ ra phép so sánh được sử dụng trong đoạn thơ (2). Nêu tác dụng của biện pháp tu từ đó?
3) Hãy nêu hình ảnh đối lập được sử dụng trong đoạn thơ (2). Cho biết tác dụng biểu đạt của hình ảnh đối lập ấy?
4) Qua bài thơ, tác giả muốn khẳng định những giá trị gì của “hạt gạo làng ta”?
5) Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) trình bày suy nghĩ của anh/chị về thái độ cần có đối với những con người làm ra “hạt gạo làng ta” được nhắc đến trong văn bản trên?
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 6 đến 9:
02/10/1971
Nhiều lúc mình cũng không ngờ rằng mình đã đến đây. Không ngờ rằng trên mũ là một ngôi sao. Trên cổ áo là quân hàm đỏ. Cuộc đời bộ đội đến với mình tự nhiên quá, bình thản quá và cũng đột ngột quá (...). Hai mươi tám ngày trong quân ngũ mình hiểu được nhiều điều có ích. Sống được nhiều ngày có ý nghĩa. Dọc đường hành quân, có dịp xem lại lòng mình, soát lại lòng mình ... Mình đã khóc, nước mắt giàn giụa, khi các bạn tiễn mình đi, khi buổi lễ kết thúc, khi bài Quốc ca rung bầu không khí trong lành trên trường Tổng hợp. Bản nhạc này đây, bao lần mình đã nghe, đã cúi đầu suy nghĩ. Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta! ... Khóc, không phải vì hèn yếu, không phải vì buồn bã, mà vì xúc động. Vì buổi chia tay này thiêng liêng quá. Những người bạn thân yêu nhất của mình không thể tiễn mình đi được. Và bàn tay ấy, và đôi mắt ấy, giọng nói ấy ... Lên xe rồi, xe nổ máy. Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy.
(Trích “Mãi mãi tuổi hai mươi” - Nguyễn Văn Thạc)
6) Nội dung cơ bản của đoạn trích trên là gì? Hãy đặt nhan đề cho đoạn văn?
7) Phân tích cảm xúc của người viết qua câu cảm thán: “Nhưng hôm nay mới thực hiểu, thực cảm một điều giản dị: Bài Quốc ca của ta, của ta!”
8) Nỗi lòng của tác giả cuốn nhật kí qua thủ pháp so sánh: “Xe Việt Nam sản xuất, tiếng động cơ như tiếng tim mình vậy”.
9) Viết một đoạn văn ngắn (5 - 7 dòng) trình bày cảm nghĩ của mình về chủ nhân của đoạn nhật kí trên?
Phần II. Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1. (3.0 điểm)
Trong cuộc sống, đừng tham vọng nhưng phải có khát vọng
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên?
Câu 2. (4.0 điểm)
Cảm nhận về đoạn thơ sau:
Khi ta lớn lên Đất Nước đã có rồi
Đất Nước có trong những cái “ngày xửa ngày xưa ...” mẹ thường hay kể.
Đất Nước bắt đầu với miếng trầu bây giờ bà ăn
Đất Nước lớn lên khi dân mình biết trồng tre mà đánh giặc
Tóc mẹ thì bới sau đầu
Cha mẹ thương nhau bằng gừng cay muối mặn
Cái kèo, cái cột thành tên
Hạt gạo phải một nắng hai sương xay, giã, giần, sàng
Đất Nước có từ ngày đó ...
(Đất nước - Nguyễn Khoa Điềm)
Nét mới mẻ trong cảm nhận về đất nước của tác giả qua đoạn thơ trên là gì?
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3.0 điểm)
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 1 đến Câu 4:
(1) Đưa những cuốn sách về với quê hương mình, với mái trường cũ thân thương của mình, để các em nhỏ sẽ không còn "khát" sách đọc. Đó là công việc thiện nguyện của những người tham gia chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam", đang chung tay đeo đuổi mục tiêu để 10 triệu trẻ em nông thôn có quyền đọc sách và có sách đọc như trẻ em thành phố.
(2) Anh Nguyễn Quang Thạch, người khởi xướng chương trình hiện đang trong quá trình đi bộ xuyên Việt từ Hà Nội vào TP Hồ Chí Minh. Chuyến đi được khởi hành từ ngày mồng 1 Tết Ất Mùi và dự kiến sẽ hoàn thành vào trung tuần tháng 6-2015. Anh là cử nhân tiếng Anh, đã từng trải qua nhiều vị trí ở cơ quan nhà nước và từng làm việc cho một số tổ chức quốc tế. Chuyến đi bộ xuyên Việt của anh lần này là mong muốn kêu gọi cộng đồng chung tay nhân rộng tủ sách trong trường học, dòng họ... để đạt con số 300 nghìn tủ sách được xây dựng trên toàn quốc vào năm 2017, giúp hơn 10 triệu học sinh nông thôn có sách đọc.
() (3) Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” ra đời theo mong muốn của anh là nhằm giải quyết vấn đề thiếu sách ở nông thôn mà theo anh là để nâng cao dân trí, xây dựng tinh thần chia sẻ trách nhiệm xã hội trong cộng đồng. Tâm nguyện của anh là tạo ra một hệ thống thư viện mi-ni rộng khắp cả nước để mọi người dân thôn quê có thể tiếp cận tri thức. Chương trình “Sách hóa nông thôn Việt Nam” đến nay đã thực hiện thành công năm loại tủ sách, với hơn 3.800 tủ sách được xây dựng, giúp hơn 200 nghìn người dân nông thôn, đặc biệt là 100 nghìn học sinh nông thôn có cơ hội đọc 40 đầu sách/ năm.”
(Đưa sách về làng, Nhân dân cuối tuần, 26/04/2015)
Câu 1. Xác định phong cách ngôn ngữ của văn bản. (0,25 điểm)
Câu 2. Đoạn (2) giới thiệu những thông tin gì về hành động “đi bộ xuyên Việt” của anh Nguyễn Quang Thạch?  (0,5 điểm)
Câu 3. Từ nội dung văn bản, hãy nêu mục tiêu và kết quả đạt được của chương trình "Sách hóa nông thôn ViệtNam". (0,25 điểm)
Câu 4. Theo số liệu của Bộ Văn hóa - Thể thao - Du lịch: hiện nay, trung bình người Việt đọc 0,8 cuốn sách/năm.  Từ thực trạng này, anh/chị hãy nhận xét ngắn gọn về anh Nguyễn Quang Thạch và chương trình "Sách hóa nông thôn Việt Nam" do anh khởi xướng. Trả lời trong khoảng 5-7 dòng. (0,5 điểm)
Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ Câu 5 đến Câu 8:
Tôi đứng lặng giữa cuộc đời nghiêng ngả
Để một lần nhớ lại mái trường xưa
Lời dạy ngày xưa có tiếng thoi đưa
Có bóng nắng in dòng sông xanh thắm.
Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng
Trưởng thành này có bóng dáng hôm qua
Nhớ được điều gì được dạy những ngày xa
Áp dụng - chắc nhờ cội nguồn đã có.
Nước mắt thành công hoà nỗi đau đen đỏ
Bậc thềm nào dìu dắt những bước đi
Bài học đời đã học được những gì
Có nhắc bóng người đương thời năm cũ
Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ
Để cây đời có tán lá xum xuê
Bóng mát dừng chân là một chốn quê
Nơi ơn tạ là mái trường nuôi lớn
Xin phút tĩnh tâm giữa muôn điều hời hợt
Cảm tạ mái trường ơn nghĩa thầy cô.
(Lời cảm tạ-  sưu tầm)
Câu 5. Chỉ ra phương thức biểu đạt chính trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
Câu 6. Nêu rõ phép tu từ được sử dụng trong câu thơ Thoáng quên mất giữa tháng ngày ngọt đắng (0,25 điểm).
Câu 7. Nêu nội dung chính của bài thơ trên. (0,5 điểm)
Câu 8. Anh chị hiểu hai dòng thơ: “Vun xới cơn mơ bằng trái tim ấp ủ/ Để cây đời có tán lá xum xuê” như thế nào? Từ ý thơ này, hãy viết một đoạn văn ngắn nêu vai trò của mái trường và thầy cô đối với cuộc đời của mỗi người. trả lời trong 5-10 dòng. (0,5 điểm)
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1. (3,0 điểm)
Bàn về đọc sách, có một số bạn trẻ cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Lại có người khẳng định: Thời hiện đại, con người càng cần phải đọc sách.
Anh/chị hãy bình luận các ý kiến trên.
Câu 2. (4,0 điểm)
Cảm nhận của anh/chị về đoạn thơ sau:                        
(...) “Trong anh và em hôm nay
Đều có một phần Đất Nước
Khi hai đứa cầm tay 
Đất Nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
Khi chúng ta cầm tay mọi người
Đất Nước vẹn tròn, to lớn
Mai này con ta lớn lên
Con sẽ mang Đất Nước đi xa
Đến những tháng ngày mơ mộng
Em ơi em Đất Nước là máu xương của mình
Phải biết gắn bó và san sẻ 
Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
Làm nên Đất Nước muôn đời” (...)
(Đất Nước - Nguyễn Khoa Điềm)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I: Đọc-hiểu (3.0 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 1 đến 4:
 THI THỔI XÔI NẤU CƠM
Ðây là một trong những môn thi để tuyển nữ quan ở thôn Hạc Ðỉnh, Hoằng Hoá, Thanh Hoá. Cuộc thi bắt đầu từ sáng tinh mơ ngày giáp tết. Hàng năm, dân làng phải tuyển 48 (trong số hàng trăm) trinh nữ cho đội đền Mã Cương. Sau tiếng trống lệnh, mỗi nữ sinh xuống một thuyền thúng trên đầm Giang Ðình, mang theo kiềng, nồi, chõ, gạo nếp, gạo tẻ cùng rơm ướt và bã mía tươi. Các cô chèo thuyền ra giữa đầm, chuẩn bị bếp, vo gạo để chờ lệnh bắt đầu cuộc thi. Sau tiếng trống lệnh mới được nhóm lửa, các cô thổi cơm hay đồ xôi trước tuỳ ý, miễn là xong sớm để chèo thuyền vào nộp cơm và xôi cho Ban giám khảo. Nếu xong trước, xôi vẫn phải ngon, dẻo thì mới đạt điểm cao. 
        Khó khăn đối với các cô là ở chỗ nhóm bếp thổi lửa, phải giữ sao cho thuyền khỏi chòng chành, bếp lửa hướng ra phía gió dễ tắt. Các bà mẹ đã dạy các cô cách thức nhóm lửa bằng mồi ướt, thổi lửa mỗi khi bếp tắt, cách chọn hướng kê bếp theo chiều gió, giữ lửa cháy điều hoà, cách ước lượng thời gian. Các cô đốt những nén hương và trông theo những đoạn hương cháy để biết nồi cơm, chõ xôi đã vừa chín chưa.
Nếu gặp mưa phùn gió bấc, các cô sẽ trải qua một cuộc thi vất vả, còn nếu như mưa nặng hạt thì các cô sẽ được đưa lên bãi Giang Ðình, trổ tài dưới những mái tranh. Cuộc thi diễn ra suốt buổi sáng.
1) Văn bản trên đây sử dụng phương thức biểu đạt gì? Dựa vào đâu để nhận ra điều ấy? (0,25 điểm)
2) Đây là trò chơi dân gian truyền thống hay là là trò chơi hiện đại? Câu nào trong văn bản cho ta biết điều đó? Kể tên những đồ dùng, vật liệu mà mỗi cô gái tham gia thi nấu cơm, thổi xôi mang theo. Trong những thứ ấy, có thứ nào khác thường? (0,25 điểm)
3) Những khó khăn mà các cô gái dự thi thổi xôi nấu cơm gặp phải là gì? Điều ấy đòi hỏi ở người con gái những đức tính nào? (0,5 điểm)
4) Viết đoạn văn ngắn nêu suy nghĩ của anh chị về việc phục hồi một số trò chơi dân gian trong những năm gần đây. (0,5 điểm)
Đọc văn bản sau và trả lời các câu hỏi từ 5 đến 8:
 “Tỉnh dậy hắn thấy hắn già mà vẫn còn cô độc. Buồn thay cho đời! Có lí nào như thế được? Hắn đã già rồi hay sao? Ngoài bốn mươi tuổi đầu... Dẫu sao, đó không phải tuổi mà người ta mới bắt đầu sửa soạn. Hắn đã tới cái dốc bên kia của đời. Ở những người như hắn, chịu đựng biết bao nhiêu là chất độc, đày đọa cực nhọc, mà chưa bao giờ ốm, một trận ốm có thể gọi là dấu hiệu báo rằng cơ thể đã hư hỏng nhiều. Nó là một cơn mưa gió cuối thu cho biết trời gió rét, nay mùa đông đã đến. Chí Phèo hình như đã trông thấy trước tuổi già, đói rét và ốm đau, và cô độc, cái này còn đáng sợ hơn đói rét và ốm đau”.
(Chí Phèo - Nam Cao)
5) Đoạn văn trên thuộc phong cách ngôn ngữ gì? Nêu ý chính của đoạn văn. (0,25 điểm)
6) Nêu cụ thể những câu trần thuật, câu cảm thán, câu nghi vấn trong đoạn văn trên. Sự đan xen nhiều loại câu như vậy có tác dụng gì? (0,5 điểm)
7) Hãy chỉ ra những hình ảnh ẩn dụ và hình ảnh so sánh được sử dụng trong đoạn văn. (0,25 điểm)
8) Viết một đoạn văn ngắn về chủ đề: sự thức tỉnh của Chí Phèo. (0,5 điểm) 
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm): 
“Người người đều muốn thay đổi thế giới, nhưng ai cũng không muốn thay đổi chính mình” (Lev Tolstoi)
Suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4.0 điểm):
Trong bài thơ “Sóng” của Xuân Quỳnh, nhân vật trữ tình thổ lộ:
Trước muôn trùng sóng bể
Em nghĩ về anh, em
Em nghĩ về biển lớn
Từ nơi nào sóng lên
Anh (chị) trình bày cảm nhận của mình về những điều "em" đã "nghĩ", cũng là những điều đã làm nên nội dung trữ tình của bài thơ?
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
Đọc đoạn trích sau đây và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
"Nhiều người An Nam thích bập bẹ năm ba tiếng Tây hơn là diễn tả ý tưởng cho mạch lạc bằng tiếng nước mình. Hình như đối với họ, việc sử dụng Pháp ngữ là một dấu hiệu thuộc giai cấp quý tộc, cũng như sử dụng nước suối Pê-ri-ê (Pérrier) và rượu khai vị biểu trưng cho nền văn minh châu Âu. Nhiều người An Nam bị Tây hóa hiện nay tưởng rằng khi cóp nhặt những cái tầm thường của phong hóa châu Âu họ sẽ làm cho đồng bào của mình tin là họ đã được đào tạo theo kiểu Tây phương."
(Nguyễn An Ninh, Tiếng mẹ đẻ - nguồn giải phóng các dân tộc bị áp bức)
1) Hãy xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn trích? (0,25 điểm)
2) Trong đoạn trích, tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? Vì sao? (0,5 điểm)
3) Hãy ghi lại câu văn nêu khái quát chủ đề của đoạn trích. (0,25 điểm)
4) Qua đoạn văn trên tác giả đã phê phán hiện tượng gì? Hãy chỉ ra giá trị thời sự của vấn đề ấy trong giai đoạn hiện nay. (0,5 điểm)
 Đọc đoạn thơ sau đây và trả lời câu hỏi từ 5 đến 8:
Xin chắp tay nguyện cầu cho người dân Nepal 
Mặt đất lặng im
Mặt đất đang bình yên chim hót
Những gương mặt người
Nhập nhoạng những buồn vui
Rồi bỗng nhiên
Mặt đất cựa mình
Mặt đất rùng lên trong đau đớn
Nứt
Gãy
Vỡ
Răng rắc
Rào rào
Ầm ầm những trận cuồng phong
Ầm ầm núi tuyết chảy tan
Nháo nhào những tiếng kêu than
Quáng quàng những bàn tay víu
Nát vụn rồi những ngôi nhà
Tan hoang rồi những đền đài
Đất mang bao phận người
Nằm xuống mà khôn nguôi sợ hãi
Có em bé nào trên đường đi học
Cặp sách trên vai và mơ ước trong tim
Sáng nay còn líu lo như bầy chim
Về những sợi nắng không bao giờ biết khóc
Có bà mẹ nào chở buồn vui trong tóc
Dọc đường mưu sinh dằng dặc khổ đau
Vẫn không quên giấu nước mắt tuôn mau
Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát
                           ...
                                             ( Đỗ Nhật Nam – theo Dân trí ngày 01/5/2015)
5) Xác định những phương thức biểu đạt trong đoạn thơ trên? (0,25 điểm)
6) Chỉ ra hai biện pháp nghệ thuật chủ yếu trong đoạn thơ. (0,25 điểm)
7) Những câu thơ trước có tương quan như thế nào với câu cuối đoạn "Mơ về ngày mai cuộc đời toàn tiếng hát"? Ý nghĩa? (0,5 điểm)
8) Đoạn thơ thể hiện tình cảm sâu sắc của một cậu bé mới 14 tuổi. Đó là tình cảm gì? Viết từ 5 - 7 dòng thể hiện những suy nghĩ của anh/chị trước tình cảm của cậu bé.(0,5 điểm)
Phần II: Làm văn (7.0 điểm)
Câu 1 (3.0 điểm):
 “Facebook đang trở thành mạng xã hội có sức hấp dẫn nhất thế giới. Nó đã mang lại cho người sử dụng nhiều lợi ích. Tuy nhiên, đây là một con dao hai lưỡi”.
Bày tỏ suy nghĩ của anh/chị về ý kiến trên.
Câu 2 (4.0 điểm):
Cảm nhận của anh/chị về hai đoạn thơ sau:                        
“Sông Mã xa rồi Tây Tiến ơi!
  Nhớ về rừng núi nhớ chơi vơi
  Sài Khao sương lấp đoàn quân mỏi
  Mường Lát hoa về trong đêm hơi”
(Tây Tiến, Quang Dũng)
“Mình về, rừng núi nhớ ai
Trám bùi để rụng, măng mai để già
Mình đi, có nhớ những nhà
Hắt hiu lau xám, đậm đà lòng son”
( Việt Bắc, Tố Hữu)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2015 - 2016
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm):
     Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi từ 1 đến 4:
        “Anh dừng lại mua hoa để gửi hoa tặng mẹ qua đường bưu điện nhân ngày 8/3. Mẹ anh sống cách chỗ anh ở khoảng 300km. Khi bước ra khỏi xe, anh thấy một bé gái đang đứng khóc bên vỉa hè. Anh đến và hỏi nó sao lại khóc. - Cháu muốn mua một bông hoa hồng để tặng mẹ cháu - nó nức nở - nhưng cháu chỉ có 75 xu trong khi giá bán hoa hồng đến 20 dola. Anh mỉm cười và nói với nó: - Đến đây, chú sẽ mua cho cháu. Anh liền mua cho cô bé và đặt một bó hồng gửi cho mẹ anh. Xong xuôi, anh hỏi cô bé có cần đi nhờ xe về nhà không. Nó vui mừng nhìn anh trả lời: - Dạ, chú cho cháu đi nhờ đến nhà mẹ cháu. Nó chỉ đường cho anh lái xe đến một nghĩa trang, nơi có phần mộ vừa mới đắp. Nó chỉ vào ngôi mộ và nói: - Đây là nhà của mẹ cháu. Nói xong, nó ân cần đặt bông hoa hồng lên mộ. Tức thì anh quay lại tiệm bán hoa hủy bỏ dịch vụ gửi hoa và mua một bó hoa hồng thật đẹp. Suốt đêm đó anh đã lái xe một mạch 300km 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_Quoc_gia_xem_duoc.doc