Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt

doc 123 trang Người đăng dothuong Lượt xem 1064Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem 20 trang mẫu của tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt
 SỞ GDĐTPHÚ YÊN KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 THCS VÀ THPT VÕ VĂN KIỆT Môn thi : NGỮ VĂN
 ĐỀ THI MINH HỌA Thời gian làm bài: 120 phút, ( Đề thi có 02 trang)
I. ĐỌC HIỂU ( 3,0 điểm)
 Đọc văn bản sau và trả lời các yêu cầu:
BÓNG NẮNG, BÓNG RÂM
 Con đê dài hun hút như cuộc đời. Ngày về thăm ngoại, trời chợt nắng, chợt râm.
 Mẹ bảo:
 - Nhà ngoại ở cuối con đê.
 Trên đê chỉ có mẹ, có con. Lúc nắng mẹ kéo tay con:
 - Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.
 Con cố.
 Lúc râm con đi chậm, mẹ mắng:
 - Đang lúc mát trời, nhanh lên kẻo nắng bây giờ!
 Con ngỡ ngàng: Sao nắng, sao râm đều phải vội?
 Trời vẫn nắng vẫn râm
 Mộ mẹ cỏ xanh, con mới hiểu: Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.
 (Theo vinhvien.edu.vn)
Câu 1. Văn bản trên viết theo phong cách ngôn ngữ nào?
Câu 2. Xác định biện pháp tu từ trong câu “Đi nhanh lên kẻo nắng vỡ đầu ra.” và nêu tác dụng của biện pháp nghệ thuật tu từ đó?
Câu 3. Những hình ảnh ẩn dụ “ con đê dài hun hút” , “ bóng nắng”, “bóng râm” và “ nhà ngoại ở cuối con đê” tượng trưng cho điều gì?
Câu 4. Em hãy nêu nội dung của văn bản trên?
II. LÀM VĂN ( 7 điểm)
Câu 1 ( 2 điểm)
 Hãy viết 01 đoạn văn ( khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về thái độ sống được thể hiện trong câu “Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên.”.
 Câu 2 ( 5 điểm). Cảm nhận của anh/ chị về đoạn thơ sau:
 “ Trong anh và em hôm nay, 
 Đều có một phần Đất Nước
 Khi hai đứa cầm tay
 Đất nước trong chúng ta hài hòa nồng thắm
 Khi chúng ta cầm tay mọi người
 Đất Nước vẹn tròn, to lớn
 Mai này con ta lớn lên
 Con sẽ mang Đất Nước đi xa
 Đến những tháng ngày mơ mộng
 Em ơi Đất Nước là máu xương của mình
 Phải biết gắn bó và san sẻ
 Phải biết hóa thân cho dáng hình xứ sở
   Làm nên Đất Nước muôn đời”.
 ( Trích “ Đất nước” của Nguyễn Khoa Điềm)
 HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI MINH HỌA
 MÔN: NGỮ VĂN 
Phần
Câu/Ý
Nội dung
Điểm
I
Đọc hiểu
1
- Phong cách ngôn ngữ nghệ thuật
0,5 điểm
2
- Biện pháp nói quá/cường điệu/thậm xưng (nắng vỡ đầu ra) 
- Tác dụng: làm tăng sức gợi hình, gây ấn tượng về cái nắng gay gắt.
0,5 điểm
0,5 điểm
3
- Bóng nắng: tượng trưng cho những khó khăn, vất vả, trở ngại, thách thức và cả những thất bại con người có thể gặp trên đường đời.
- Bóng râm: tượng trưng cho những cơ hội, thuận lợi, thành công trong cuộc sống.
- Con đê dài hun hút: hình ảnh ẩn dụ cho con đường đời, cuộc đời giống như một con đê dài hun hút, mỗi người cần đi trên con đê của riêng mình.
- Nhà ngoại ở cuối con đê:tượng trưng cho đích đến của mỗi con người.
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
0,25 điểm
4
- Những khó khăn, thử thách khắc nghiệt trong cuộc đời và những cơ hội, thuận lợi đến với mỗi người trong cuộc sống.
0,5 điểm
II
Làm văn
1
Viết theo các ý sau:
2,0 điểm
- Đời, lúc nào cũng phải nhanh lên: Sống là không chờ đợi, lúc nào cũng phải nhanh, nỗ lực đến đích. 
- Vì sao phải sống nhanh? Vì cuộc đời ngoài kia trôi đi hối hả, không chờ đợi ai, nhất là trong cuộc sống xã hội hiện nay. Bởi vậy mỗi chúng ta cần biết tận dụng thời gian chí ít cũng bỏ rở, bỏ lỡ cơ hội. Vì vậy, phải sống sao cho có mặt của chúng ta trong cuộc sống, cuộc đời.
+ Liên hệ: “Con người có thể sống vô danh nhưng không được sống vô nghĩa”.
- Sống nhanh lên ? Trân trọng từng giây phút của cuộc đời, tăng cường độ sống cho một khoảng thời gian ngắn nhất, sống và làm việc một cách có ích, không nên sống hoài sống phí cho những mục đích, những dự định vô bổ. Sống có ý nghĩa với mình và những người xung quanh chứ không phải là sống thử, sống đốt cháy giai đoạn như một bộ phận thanh niên hiện nay.
- Để làm gì ? Để trở thành người có ích, để “in dấu trên mặt đất và in dấu trên trái tim người khác”. Sống nhanh để trao gửi yêu thương và đón nhận yêu thương, sống nhanh để tận hưởng thiên đường ngay trên mặt đất ?
- Mở rộng vấn đề: Nhanh hay chậm là do suy nghĩ chủ quan của mỗi người. Cũng có đôi khi nhanh một chút lại là “nhanh ẩu đoảng”, chậm một chút lại là “chậm mà chắc”. Khó khăn và cơ hội luôn song hành cùng với nhau. Con người cần có đủ bản lĩnh, nghị lực, cả sự kiên định và một chút nhanh nhạy để chủ động vượt qua khó khăn và nắm bắt cơ hội của chính mình.
2
I/ Mở bài:
 - Giới thiệu sơ lược tác giả, tác phẩm.
 - Dẫn vấn đề nghị luận
II/ Thân bài : 
 - Mỗi người Việt Nam đều đã và đang thừa hưởng những giá trị vật chất, tinh thần của Đất Nước. Đất Nước trở thành máu thịt, tâm hồn, nếp cảm, nếp nghĩ và cách sống của mỗi người con Việt Nam.
 - .Với những cảm nhận tinh tế, mới mẻ về sự hòa quyện giữa cái riêng và cái chung, giữa tình yêu và niềm tin, đồng thời kết hợp sử dụng các tính từ “hài hòa, nồng thắm”; “vẹn tròn, to lớn” đi liền nhau; đặc biệt là kiểu câu cấu tạo theo hai cặp đối xứng về ngôn từ (“Khi /Khi; Đất Nước  /  Đất Nước),nhà thơ muốn gửi đến cho người đọc bức thông điệp: đất nước là sự thống nhất hài hòa giữa tình yêu đôi lứa với tình yêu Tổ quốc, giữa cá nhân với cộng đồng.   
 - Không chỉ khẳng định mối quan hệ gắn bó giữa Đất nước và nhân dân, giữa tình yêu cá nhân với tình yêu lớn của đất nước; nhà thơ còn thể hiện niềm tin mãnh liệt vào tương lai tươi sáng của đất nước .
 - Lời nhắn gửi với mọi người ( nhất là thế hệ trẻ) về trách nhiệm thiêng liêng của mình với đất nước. 
- Liên hệ bản thân về trách nhiệm đối với Đất Nước.
III/ Kết bài: 
- Tóm lại, đây là một trong những đọan thơ hay và sâu sắc trong “Đất Nước” của Nguyễn Khoa Điềm .Bởi lẽ, qua đọan thơ, nhà thơ đã giúp cho chúng ta hiểu hơn về sự gắn bó giữa mỗi người với đất nước.Từ đó, ý thức hơn về trách nhiệm của mỗi người với đất nước quê hương.
5,0 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,75 điểm
0,5 điểm
0,75 điểm
 SỞ GD & ĐT PHÚ YÊN
THCS - THPT CHU VĂN AN
ĐỀ THI ĐỀ XUẤT
 KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
 QUỐC GIA NĂM 2017
NĂM HỌC 2016 – 2017.
MÔN: NGỮ VĂN
(Thời gian làm bài: 120 phút)
I. Phần đọc hiểu (3,0 điểm)
Đọc văn bản và trả lời các câu hỏi:
" (1) Thật vậy, Nguyễn Du, đại thi hào của dân tộc từng viết: “Sách vở đầy bốn vách/ Có mấy cũng không vừa”. Đáng tiếc, cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha. Sách in nhiều nơi không bán được, nhiều nhà xuất bản đóng cửa vì thua lỗ, đặc biệt . Nhiều gia đình giàu có thay tủ sách bằng tủ ... rượu các loại. Các thư viện lớn của các thành phố hay của tỉnh cũng chỉ hoạt động cầm chừng, cố duy trì sự tồn tại.
...(2) Bỗng chợt nhớ khi xưa còn bé, với những quyển sách giấu trong áo, tôi có thể đọc sách khi chờ mẹ về, lúc nấu nồi cơm, lúc tha thẩn trong vườn, vắt vẻo trên cây, lúc chăn trâu, lúc chờ xe bus... Hay hình ảnh những công dân nước Nhật mỗi người một quyển sách trên tay lúc ngồi chờ tàu xe, xem hát, v.v... càng khiến chúng ta thêm yêu mến và khâm phục. Ngày nay, hình ảnh ấy đã bớt đi nhiều, thay vào đó là cái máy tính hay cái điện thoại di động. Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay...”
(Trích “Suy nghĩ về đọc sách” – Trần Hoàng Vy, Báo Giáo dục & Thời đại, Thứ hai ngày 13.4.2015)
Câu 1. Trong đoạn (2), tác giả chủ yếu sử dụng thao tác lập luận nào? (0,5 điểm) 
Câu 2. Hãy giải thích vì sao tác giả lại cho rằng: “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha”? (1,0 điểm)
Câu 3. Anh/chị hiểu như thế nào về câu nói sau: “Song sách vẫn luôn cần thiết, không thể thiếu trong cuộc sống phẳng hiện nay..”
Câu 4.  Có ý kiến cho rằng: Thời nay, đọc sách là lạc hậu. Sống trong thời đại công nghệ thông tin thì phải lên mạng đọc vừa nhanh, vừa dễ, vừa đỡ tốn kém. Anh/ chị có đồng tình với ý kiến đó không? Vì sao? (0,5 điểm)
II. Phần làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm): Viết đoạn văn nghị luận (khoảng 200 chữ) bàn về một cuốn sách mà anh (chị) yêu thích.
Câu 2 (5,0 điểm) Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
 “Họ giữ và truyền cho ta hạt lúa ta trồng
Họ chuyền lửa qua mỗi nhà, từ hòn than qua con cúi
Họ truyền giọng điệu mình cho con tập nói
Họ gánh theo tên xã, tên làng trong mỗi chuyến di dân
Họ đắp đập be bờ cho người sau trồng cây hái trái
Có ngoại xâm thì chống ngoại xâm
Có nội thù thì vùng lên đánh bại”
(“Đất Nước” (trích “Mặt đường khát vọng”- Nguyễn Khoa Điềm. 
Ngữ văn 12, Tập một, NXB Giáo dục, 2008)
HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN NGỮ VĂN 
NĂM HỌC 2016 - 2017
A. YÊU CẦU CHUNG
 - Giám khảo phải nắm được nội dung trình bày trong bài làm của thí sinh, tránh đếm ý cho điểm. Vận dụng linh hoạt Hướng dẫn chấm, sử dụng nhiều mức điểm một cách hợp lí, khuyến khích những bài viết có cảm xúc, sáng tạo.
 - Học sinh có thể làm bài theo nhiều cách nhưng nếu đáp ứng những yêu cầu cơ bản của đề, diễn đạt tốt vẫn cho đủ điểm.
 - Điểm bài thi có thể cho lẻ đến 0,5 điểm và không làm tròn.
B. YÊU CẦU CỤ THỂ
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Câu 1: 
Thao tác lập luận so sánh/ thao tác so sánh/ so sánh
Câu 2: 
Tác giả cho rằng “cuộc sống hiện nay dường như “cái đạo” đọc sách cũng dần phôi pha” vì ở thời đại công nghệ số, con người chỉ cần gõ bàn phím máy tính hoặc điện thoại di động đã có thể tiếp cận thông tin ở nhiều phương diện của đời sống, tại bất cứ nơi đâu, trong bất kì thời gian nào, nên việc đọc sách đã dần trở nên phôi pha.
Câu 3: 
Sách giúp tăng cường khả năng giao tiếp, giúp rèn luyện năng lực tưởng tượng, liên tưởng, sáng tạo.
Sách không chỉ giúp chúng ta mở rộng hiểu biết về chuyên môn mà sách còn giúp chúng ta hoàn thiện bản thân và nuôi dưỡng tâm hồn mỗi người. Sách dạy ta đạo làm người, cách đối nhân xử thế với cha mẹ và những người xung quanh.
Câu 4: HS bày tỏ ý kiến đồng tình hoặc không đồng tình và lí giải thuyết phục.
II. Làm văn (7,0 điểm) 
Câu 1. (2,0 điểm) 
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận xã hội để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận: 
- Trình bày đầy đủ các phần Mở đoạn, Thân đoạn, Kết đoạn. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được nhận thức của cá nhân. 
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: Lợi ích, vai trò của việc đọc sách.
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác giải thích, chứng minh, bình luận); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng; dẫn chứng phải lấy từ thực tiễn đời sống, cụ thể và sinh động
1. Giải thích:
+ Sách tốt là loại sách mở ra cho ta chân trời mới, giúp ta mở mang kiến thức về nhiều mặt: cuộc sống, con người, trong nước, thế giới, đời xưa, đời nay, thậm chí cả những dự định tương lai, khoa học viễn tưởng...
+ Bạn hiền đó là người bạn có thể giúp ta chia sẻ những nỗi niềm trong cuộc sống, giúp ta vươn lên trong học tập, cuộc sống. Do tác dụng tốt đẹp như nhau mà có nhận định ví von "Một quyển sách tốt là một người bạn hiền".
2. Bàn luận: 
 + Sách tốt là người bạn hiển kể cho ta bao điều thương, bao kiếp người điêu linh đói khổ mà vẫn giữ trọn vẹn nghĩa tình 
+ Sách cho ta hiểu và cảm thông với bao kiếp người, với những mảnh đời ở những nơi xa xôi, giúp ta vươn tới chân trời của ước mơ, ước mơ một xã hội tốt đẹp.
+ Sách giúp ta chia sẻ, an ủi những lúc buồn chán: Truyện cổ tích, thần thoại,...
+ Khi đọc sách cần chọn lựa sách hay, giàu ý nghĩa, bổ ích cho người đọc...
 + Phê phán những quan điểm lệch lạc về việc đọc sách, chọn sách ở một số người...
3. Bài học nhận thức và hành động của bản thân. 
Câu 2. (4,0 điểm) 
* Yêu cầu chung: Thí sinh biết kết hợp kiến thức và kĩ năng về dạng bài nghị luận văn học để tạo lập văn bản. Bài viết phải có bố cục đầy đủ, rõ ràng; văn viết có cảm xúc; thể hiện khả năng cảm thụ văn học tốt; diễn đạt trôi chảy, bảo đảm tính liên kết; không mắc lỗi chính tả, từ ngữ, ngữ pháp. 
* Yêu cầu cụ thể: 
a) Đảm bảo cấu trúc bài nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5 điểm: Trình bày đầy đủ các phần Mở bài, Thân bài, Kết luận. Phần Mở bài biết dẫn dắt hợp lí và nêu được vấn đề; phần Thân bài biết tổ chức thành nhiều đoạn văn liên kết chặt chẽ với nhau cùng làm sáng tỏ vấn đề; phần Kết bài khái quát được vấn đề và thể hiện được ấn tượng, cảm xúc sâu đậm của cá nhân. 
- Điểm 0,25: Trình bày đầy đủ ba phần Mở bài, Thân bài, Kết luận, nhưng các phần chưa thể hiện được đầy đủ yêu cầu trên; phần Thân bài chỉ có 1 đoạn văn. 
- Điểm 0: Thiếu Mở bài hoặc Kết luận, Thân bài chỉ có 1 đoạn văn hoặc cả bài viết chỉ có 1 đoạn văn. 
b) Xác định đúng vấn đề cần nghị luận (0,5 điểm): 
- Điểm 0,5: Xác định đúng vấn đề cần nghị luận: tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” từ bản sắc văn hóa trích từ bài “Đất nước” – Nguyễn Khoa Điềm. 
- Điểm 0,25: Xác định chưa rõ vấn đề cần nghị luận, chỉ nêu chung chung. 
- Điểm 0: Xác định sai vấn đề cần nghị luận, trình bày lạc sang vấn đề khác. 
c) Chia vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp; các luận điểm được triển khai theo trình tự hợp lí, có sự liên kết chặt chẽ; sử dụng tốt các thao tác lập luận để triển khai các luận điểm (trong đó phải có thao tác phân tích, so sánh); biết kết hợp giữa nêu lí lẽ và đưa dẫn chứng (2,0 điểm): 
- Điểm 2,0: Đảm bảo các yêu cầu trên; có thể trình bày theo định hướng sau: 
* Phân tích đoạn thơ:
+ Giới thiệu về tác giả, tác phẩm; 
+ Phân tích vẻ đẹp nội dung và nghệ thuật của đoạn thơ: 
Nội dung: triển khai tư tưởng “Đất Nước của Nhân Dân” từ bản sắc văn hóa
Nhân dân là người sáng tạo, giữ gìn và truyền lại cho thế hệ sau những giá trị văn hóa vật chất và tinh thần (hạt lúa, ngọn lửa, giọng điệu ngôn ngữ, đắp đập, be bờ, tên xã, tên làng, ...); 
Nhân dân là những người không tiếc máu xương, sẵn sàng đứng lên chống thù trong, giặc ngoài (chống ngoại xâm, đánh nội thù); từ đó khơi dậy lòng biết ơn, niềm tự hào về những đóng góp của nhân dân và thức tỉnh ý thức trách nhiệm của thế hệ trẻ với đất nước.
Nghệ thuật: thể thơ tự do; ngôn từ, hình ảnh vừa giản dị, gần gũi vừa mang tính khái quát; các biện pháp tu từ được sử dụng linh hoạt; có sự hòa quyện giữa chất chính luận và chất trữ tình.
* Phần liên hệ, bày tỏ suy nghĩ: 
Thí sinh trình bày được ý kiến của mình về việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trong giới trẻ hiện nay, trong đó cần nêu được: Thế nào là sự trong sáng của tiếng Việt? Thực trạng sử dụng tiếng Việt của giới trẻ hiện nay? Làm thế nào để giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt? 
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT NĂM 2017
 TỔ: NGỮ VĂN MÔN : NGỮ VĂN 
 Thời gian : 120 phút 
I. PHẦN ĐỌC HIỂU (3 điểm)
Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:
HAI BIỂN HỒ
Người ta bảo ở bên Palestine có hai biển hồ Biển hồ thứ nhất gọi là biển Chết. Đúng như tên gọi, không có sự sống nào bên trong cũng như xung quanh biển hồ này. Nước trong hồ không có một loại cá nào có thể sống nổi mà người uống cũng bị bệnh. Không một ai muốn sống ở gần đó.
Biển hồ thứ hai là Galilê. Đây là biển hồ thu hút khách du lịch nhiều nhất. Nước ở biển hồ lúc nào cũng trong xanh mát rượi, con người có thể uống được mà cá cũng có thể sống được. Nhà cửa được xây cất rất nhiều ở nơi đây. Vườn cây ở đây tốt tươi nhờ nguồn nước này
Nhưng điều kỳ lạ là cả hai biển hồ này đều được đón nhận nguồn nước từ sông Jordan. Nước sông Jordan chảy vào biển Chết. Biển Chết đón nhận và giữ lại riêng cho mình mà không chia sẻ. Biển hồ Galilê cũng đón nhận nguồn nước từ sông Jordan rồi từ đó tràn qua các các hồ nhỏ và sông lạch, nhờ vậy nước trong biển hồ này luôn sạch và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
Một định lý trong cuộc sống mà ai cũng đồng tình: Một ánh lửa chia sẻ là một ánh lửa lan tỏa. Một đồng tiền kinh doanh là một đồng tiền sinh lợi. Đôi môi có hé mở mới thu nhận được nụ cười. Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng.
Thật bất hạnh cho ai cả cuộc đời chỉ biết giữ cho riêng mình. “Sự sống” trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!
(Ngữ văn 7, Tập hai, NXB Giáo dục 2016, tr.10) 
Câu 1: Những thao tác lập luận nào được sử dụng trong văn bản trên? (0,5 điểm)
Câu 2:Cho biết điểm giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galile và biển hồ Chết (0,5 điểm)
Câu 3: Vì sao những người có lối sống “chỉ biết giữ cho riêng mình” thì “Sự sống trong họ rồi cũng chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết!” ? (1,0 điểm)
Câu 4: Anh/chị rút ra được bài học gì cho bản thân sau khi đọc văn bản trên? (1,0 điểm)
II. PHẦN LÀM VĂN (7 điểm)
Câu 1:(2 điểm) Viết 01 đoạn văn (khoảng 200 từ) trình bày suy nghĩ của anh/ chị về ý kiến được nêu ở phần Đọc hiểu: “Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”.
Câu 2: (5 điểm) Có ý kiến cho rằng “Việt Bắc vừa là khúc hùng ca vừa là khúc tình ca về cuộc kháng chiến và con người kháng chiến”. Anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.
--------HẾT-------
TRƯỜNG THPT LÊ LỢI ĐÁP ÁN ĐỀ THI THỬ TỐT NGHIỆP THPT 2017
 TỔ: NGỮ VĂN MÔN : NGỮ VĂN 
PHẦN 1
ĐỌC HIỂU
CÂU
NỘI DUNG
ĐIỂM
1
- Những thao tác lập luận: so sánh, bình luận. 
0.5
2
* Giống nhau và khác nhau giữa biển hồ Galilê và biển hồ Chết :
- Giống nhau : Cả hai biển hồ đều nhận nguồn nước từ sông Jordan
- Khác nhau :
+ Biển hồ Chết : Biển Chết đón nhận và giữ lại nguồn nước cho riêng mình mà không chia sẻ nên nước trong biển Chết trở nên mặn chát, không có sự sống.
+ Biển hồ Galilê : Đón nhận nguồn nước rồi tràn qua các hồ nhỏ và sông lạch, vì vậy nước trong biển hồ này xanh trong và mang lại sự sống cho cây cối, muông thú và con người.
0.5
3
Lối sống “chỉ biết giữ cho riêng mình” là lối sống ích kỉ, hẹp hòi, vô cảm, chỉ nghĩ đến lợi ích cá nhân mình mà không quan tâm chia sẻ với người khác. Những người có lối sống ấy tự tách mình ra khỏi cộng đồng, chẳng có ý nghĩa với ai, dần dần bị xa lánh. Do vậy, dù có “sự sống” ( nhất thời được yên ổn, an nhàn) nhưng “rồi cũng sẽ chết dần chết mòn như nước trong lòng biển Chết" ( tồn tại không có ý nghĩa với ai, niềm vui sẽ không bền lâu trước những bất trắc của cuộc đời)
1.0
4
Bài học có ý nghĩa từ văn bản trên: Học sinh có thể trả lời nhiều cách nhưng cần bám sát nội dung của văn bản. Có thể theo các gợi ý sau:
Biết chia sẻ yêu thương sẽ sướng vui hạnh phúc. 
Sống là cho đâu chỉ nhận cho riêng mình.
Cho và nhận – những điều kì diệu trong cuộc sống. 
1.0
PHẦN II
LÀM VĂN 
CÂU
NỘI DUNG 
ĐIỂM 
“Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”
Yêu cầu về hình thức :
-Viết đúng 01 đoạn văn khoảng 200 từ 
-Trình bày mạch lạc, rõ ràng, không mắc lỗi chính tả, dùng từ, đặt câu,
Yêu cầu về nội dung: Vận dụng kĩ năng viết văn nghị luận cùng vốn hiểu biết để làm bài bằng nhiều cách, theo những gợi ý sau:
1.Giải thích 
- “Bàn tay có mở rộng trao ban”: những việc làm, hành động, cử chỉ, lời nói thể hiện sự yêu thương, chia sẻ, quan tâm giúp đỡ người khác. 
- “Tâm hồn mới tràn ngập vui sướng”: cảm nhân được niềm vui sướng, hạnh phúc lớn lao trong lòng mình.
- Hàm ý cả câu : Trong cuộc sống, chúng ta biết yêu thương, đồng cảm, sẻ chia, quan tâm giúp đỡ người khác thì khi ấy chúng ta cảm nhận được niềm vui sướng hạnh phúc cũng sẽ đến với mình. 
0.5
2.Phân tích – Chứng minh
a) Những biểu hiện của “Bàn tay có mở rộng trao ban”
+ Đó là quan tâm, lắng nghe, săn sóc, lo lắng cho nhau của những người thân trong gia đình.
+ Đó là sự san sẻ giúp đỡ, đùm bọc lẫn nhau mỗi khi khó khăn hoạn nạn, lúc “tắt lửa tối đèn” với những người xung quanh, với đồng bào, nhân loại. 
+ Đó còn là những lời động viên, chia sẻ, an ủi, khích lệ 
b) Vì sao“Bàn tay có mở rộng trao ban, tâm hồn mới tràn ngập vui sướng” ?
- Yêu thương, đồng cảm, giúp đỡ, sẻ chia với người khác (từ vật chất đến tinh thần) đều đem đến niềm tin yêu, nguồn động viên, khích lệ cho nhau trong cuộc sống. Cả người giúp đỡ và người nhận sự giúp đỡ, cả người cho và người nhận đều cảm thấy ấm lòng, lạc quan và tin tưởng hơn vào cuộc sống.
0.5
3.Bàn luận, mở rộng 
- Cuộc sống muôn vàn những khó khăn bất trắc mà không ai lường trước như : thiên tai, dịch bệnh, chiến tranh 
- Con người luôn cần đến sự yêu thương, đ

Tài liệu đính kèm:

  • docNgu_van.doc