Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 (Số 20)

doc 1 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 (Số 20)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2017 (Số 20)
Trang riêng: 
ĐỀ THI THỬ QUỐC GIA THPT NĂM 2017-Số 20
Môn: NGỮ VĂN 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian phát đề
Phần I. Đọc hiểu (3,0 điểm)
  Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu từ câu 1 đến câu 4 :
()(1)Vỉa hè nói riêng, không gian đô thị nói chung phải là của chung, của cộng đồng, dứt khoát không thuộc về riêng ai. Ai lấn chiếm thì phải trả. Ai không chịu trả thì buộc phải trả, dù đó là cá nhân, doanh nghiệp hay cơ quan nhà nước.
(2)Ở nước ta, nhất là các đô thị, kinh tế vỉa hè đã từng tồn tại, đó là thực tế. Nhưng rất nhiều người đã nhầm lẫn khi cho rằng lấn chiếm vỉa hè chủ yếu là người bán hàng rong, buôn thúng bán bưng, tức là tầng lớp nghèo dưới đáy xã hội, nếu có lập lại trật tự đô thị, dẹp lấn chiếm vỉa hè thì cần phải thông cảm cho họ. Thực ra cũng có những người này chứ chẳng phải là không, nhưng lấn chiếm vỉa hè chủ yếu là những người có nhà mặt tiền, thuộc tầng lớp trung lưu. Họ đứng ra kinh doanh hoặc cho thuê diện tích để người khác kinh doanh. Họ không chịu bỏ một phần diện tích trong nhà cho việc kinh doanh, giữ xe của khách mà lại chiếm vỉa hè của cộng đồng làm của riêng. Dẹp là đúng rồi. Phần còn lại tiếp theo với chính quyền “của dân, vì dân” là làm sao tìm giải pháp lo cho người buôn thúng bán bưng vốn lâu nay cát cứ vỉa hè, giúp bà con có chỗ làm ăn thuận lợi, kiếm kế sinh nhai phù hợp với điều kiện và khả năng của mình.
(3)Điều mà nhiều người băn khoăn là liệu lần này có như những lần trước không, có đi vào vết xe cũ không. Dân tình lo ngại cũng có lý bởi họ từng chứng kiến bao cuộc ra quân, bao chiến dịch, bao phong trào lúc đầu thì trống giong cờ mở, rầm rầm rộ rộ, khí thế ngất trời, hơn cả cái thời Từ Hải điều quân “đạo ra Vô Tích, đạo vào Lâm Tri”, về sau thì tắt lịm, kết quả chả đi đến đâu, đâu lại vào đấy, mèo lại hoàn mèo. Họ nói với nhau rằng cứ kiểu “ném đá ao bèo”, “đánh trống bỏ dùi”, “đầu voi đuôi chuột” thế mãi thì chả biết tin vào bất cứ cái gì được chính quyền khơi ra. Niềm tin vốn đã mong manh, đừng làm cho nó trở thành quý hiếm, khi bị mất rất khó phục hồi. Có thể nói, đợt lập lại trật tự đô thị lần này chính là liều thuốc thử cho niềm tin ấy.()
 ( Nguồn  Chiến dịch “lấy lại vỉa hè”: Không dứt điểm lần này, sẽ không bao giờ nữa, Nguyễn Thông)
Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản? 
Câu 2. Hành động lấn chiếm vỉa hè chủ yếu là những người có nhà mặt tiền, thuộc tầng lớp trung lưu thể hiện điều gì ?
Câu 3. Chỉ ra và nêu tác dụng của những thành ngữ dân gian được sử dụng trong đoạn (3) 
Câu 4. Anh/chị có đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Thông thể hiện trong văn bản không? Vì sao?
Phần II. Làm văn (7,0 điểm)
Câu 1 (2,0 điểm):
Hãy viết đoạn văn (khoảng 200 từ) bày tỏ suy nghĩ của bản thân về ý kiến sau: “Niềm tin vốn đã mong manh, đừng làm cho nó trở thành quý hiếm, khi bị mất rất khó phục hồi.” trích trong phần Đọc hiểu.
Câu 2. (5,0 điểm)
Viết về hình tượng ông đò của Nguyễn Tuân, nhà nghiên cứu Đỗ Kim Hồi có nhận định: Nhà văn như muốn, qua trường hợp ông đò, cùng mỗi chúng ta nghiền ngẫm triết lí: giữa cái thế giới của độc dữ và nham hiểm, cái thế giới đầy sức mạnh man dại và lập lờ cạm bẫy, con người vẫn đủ khả năng tìm thấy luồng sinh.
 ( Dẫn theo Nghĩ từ công việc dạy văn, NXB Giáo dục, 1997)
 	Phân tích cảnh vượt “trùng vi” của ông đò trong tuỳ bút Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân để làm sáng tỏ ý kiến đó.

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_thu_QG_2017_moi_nhat_Chien_dich_via_he.doc