Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 556Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Võ Văn Kiệt
TRƯỜNG THCS VÀ THPT VÕ VĂN KIỆT ĐỀ MINH HỌA KÌ THI THPT
 TỔ SỬ - ĐỊA – GDCD MÔN: LỊCH SỬ 12
Câu 1: Hội nghị Ianta diễn ra trong bối cảnh nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn kết thúc.
B. Chiến tranh thế giới thứ hai bắc đầu.
C. Chiến tranh thé giới thứ hai kết thúc.
D. Chiến tranh lạnh bắc đầu.
Câu 2: Nguyên nhân cơ bản nhất quyết định sự sụp đổ của chế độ xã hội chủ nghĩa ở Liên Xô và Đông Âu làgì ?
A. Đã xây dựng 1 mô hình về chủ nghĩa xã hội chưa đúng đắn, chưa phù hợp. 
B. Chậm sửa chữa, thay đổi trước những biến động của thế giới.
C. Sự tha hóa về phẩm chất đạo đức của 1 số nhà lãnh đạo.
D. Sự chống phá của các thế lực chống CNXH trong và ngoài nước.
Câu 3: Chính sách đối ngoại của Liên Xô sau Chiến tranh thế giới thứ hai: 
A. Hòa bình, trung lập. 
B. Hòa bình, tích cực ủng hộ cách mạng thế giới. 
C. Tích cực ngăn chặn vũ khí có nguy cơ hủy diệt loài người. 
D. Kiên quyết chống lại các chính sách gây chiến của Mỹ. 
Câu 4: Thành tựu nổi bật nhất của các nước Đông Nam Á từ giữa thế kỷ XX đến nay:
A. Trở thành các nước độc lập, thoát khỏi ách thuộc địa và phụ thuộc vào các thế lực đế quốc,
B. Trở thành khu vực năng động và phát triển nhất trên thế giới. 
C. Trở thành một khu vực hòa bình, hợp tác, hữu nghị. 
D. Có nhiều thành tựu to lớn trong công cuộc xây dựng đất nước và phát triển kinh tế. 
Câu 5: Chính sách đối ngoại của Trung Quốc từ những năm 80 của thế kỷ XX đến nay:
A. Thực hiện đượng lối đối ngoại bất lợi cho cách mạng Trung Quốc. 
B. Bắt tay với Mỹ chống lại Liên Xô. 
C. Gây chiến tranh xâm lược biên giới phía bắc Việt Nam.
D. Mở rộng quan hệ hữu nghị, hợp tác với các nước trên thế giới,
Câu 6: Nguyên nhân cơ bản quyết định sự phát triển nhảy vọt của nền kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai 
A. Dựa vào thành tựu cách mạng khoa học - kĩ thuật, điều chỉnh lại hợp lý cơ cấu sản xuất, cải tiến kĩ thuật nâng cao năng suất lao động
B.Tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao 
C. Quân sự hoá nền kinh tế để buôn bán vũ khí, phương tiện chiến tranh 
D. Điều kiện tự nhiên và xã hội thuận lợi
Câu 7: Trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân kiểu mới, Mỹ latinh đã được mệnh danh là: 
A. "Hòn đảo tự do" B. "Lục địa mới trỗi dậy". 
C. "L ục địa bùng cháy" D. "Tiền đồn của chủ nghĩa xã hội"..
Câu 8: Châu Phi là "Lục địa mới trỗi dậy" vì: 
A. Là lá cờ đầu trong cuộc đấu tranh chống đế quốc Pháp và Mỹ.
B. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh và hầu hết các nước ở châu Phi đã giành được độc lập. 
C. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, cơn bão táp cách mạng giải phóng dân tộc bùng nổ ở châu Phi trong cuộc đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, chủ nghĩa thực dân,
D. Phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi đã làm rung chuyển hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân ở châu lục này.
Câu 9: Nền kinh tế Nhật Bản đạt được sự tăng trưởng "thần kì" vào những năm 60 - 73 của thế kỉ XX là do: 
A. Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật của thế giới phát triển mạnh.
B.Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Triều Tiên. 
C.Làm giàu trong cuộc chiến tranh Mĩ xâm lược Việt Nam. 
D. Tất cả các nhân tố trên. 
Câu 10: Nguồn gốc cách mạng khoa học- kĩ thuật lần thứ hai 
A. Do yêu cầu cuộc sống 
B. Do yêu cầu chiến tranh thế giới thứ hai 
C. Những thành tựu khoa học- kĩ thuật cuối thế kỷ XIX đầu thế kỹ XX, tạo tiền đề và thúc đẩy sự bùng nổ cách mạng khoa học- kĩ thuật lần hai
D. Tất cả đều đúng 
Câu 11: Đâu không phải là xu thế của thế giới sau chiến tranh lạnh?
Thế giới phát triển theo xu thế “đa cực”, “đa trung tâm”.
Các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược lấy phát triển kinh tế làm trọng tâm
Xu thế toàn cầu hóa, hợp tác giữa các quốc gia.
Các quốc gia đều xây dựng nền kinh tế “hướng nội”.
Câu 12: Vì sao Pháp tiến hành khai thác thuộc địa lần thứ hai ở Việt Nam?
A. Bù vào thiệt hại trong lần khai thác thứ nhất
B. Để bù đắp thiệt hại do chiến tranh thế giới thứ nhất gây ra
C. Để thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội ở VN
D. Để tăng cường sức mạnh kinh tế của Pháp đối với các nước tư bản chủ nghĩa.
Câu 13: Vì sao trong quá trình khai thác thuộc địa lần thứ hai, tư bản Pháp hạn chế phát triển công nghiệp nặng ở Việt Nam?
A. Cột chặt nền kinh tế Việt Nam lệ thuộc vào nền kinh tế Pháp
B. Biến Việt Nam thành thị trường tiêu thụ hàng hoá do Pháp sản xuất
C. Biến Việt Nam thành căn cứ quân sự và chính trị của Pháp
D. Biến Việt Nam thành thị trường cung cấp nguyên liệu cho Pháp
Câu14: Sau chiến tranh thế giới I, mâu thuẫn nào trở thành mâu thuẫn cơ bản, cấp bách hàng đầu của Cách mạng VN?
A. Công nhân và tư sản	B. Nông dân và địa chủ
C. Nhân dân VN với thực dân Pháp	D. Địa chủ và tư sản
Câu 15: Sự kiện nào đánh dấu giai cấp công nhân Việt Nam bước đầu đi vào đấu tranh tự giác ?
A. Công hội(bí mật) Sài Gòn Chợ Lớn do Tôn Đức Thắng đứng đầu
B. Bãi công của thợ nhuộm ở Chợ Lớn
C. Bãi công của công nhân ở Nam Định, Hà Nội, Hải Phòng
D. Bãi công của thợ máy xưởng Ba Son ở Cảng Sài Gòn ngăn tàu Pháp đàn áp Cách mạng Trung Quốc
Câu 16: Sự kiện nào đánh dấu Nguyễn Ái Quốc bước đầu tìm thấy con đường cứu nước đúng đắn?
A. Đưa yêu sách đến hội nghị Vecxay
B.Nguyễn Ái quốc đọc được luận cương của Lênin về vấn đề dân tộc và thuộc địa
C. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Đảng cộng sản Pháp
D. Nguyễn Ái Quốc tham gia sáng lập Hội liên hiệp thuộc địa ở Pari
Câu 17: Con đường tìm chân lý cứu nước của Nguyễn Ái Quốc khác với con đường đi của những người đi trước là:
A. Đi sang phương Tây tìm đường cứu nước
B. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa cộng sản
C. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa Mác - Lênin, kết hợp đường lối dân tộc với chủ nghĩa xã hội
D. Đi từ chủ nghĩa yêu nước đến với chủ nghĩa vô sản
Câu 18: Số nhà 5 D phố Đàm Long (Hà Nội) là nơi diễn ra sự kiện:
A. Đại hội lần thứ nhất của Việt Nam Cách Mạng Thanh Niên
B. Thành lập Đông Dương cộng sản đảng
C. Chi bộ cộng sản đầu tiên ở Việt Nam ra đời
D. Hội nghị thành lập Đảng Cộng Sản Việt Nam
Câu 19: Con đường cách mạng Việt Nam được xác định trong Cương lĩnh chính trị đầu tiên do đồng chí Nguyễn Ái Quốc khởi thảo, đó là:
 A.Làm cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng ruộng đất để đi tới xã hội cộng sản
 B. Thực hiện cách mạng ruộng đất cho triệt để
 C. Tịch thu hết sản nghiệp của bọn đế quốc
 D. Đánh đổ địa chủ phong kiến, làm cách mạng thổ địa sau đó làm cách mạng dân tộc
Câu 20: Trong các nguyên nhân sau đây, nguyên nhân nào là cơ bản nhất, quyết định sự bùng nổ phong trào cách mạng 1930- 1931?
A. Ảnh hưởng cuộc khủng hoảng kinh tế 1929- 1933 làm cho đời sống nhân dân cơ cực
B. Thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng sau khởi nghĩa Yên Bái.
C. Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời, kịp thời lãnh đạo công, nông đấu tranh chống đế quốc và phong kiến.
D. Địa chủ phong kiến tay sai của thực dân Pháp tăng cường bóc lột nhân dân Việt Nam.
Câu 21. Lực lượng tham gia đấu tranh trong cuộc vận động dân chủ 1936-1939 chủ yếu là:
A.Công nhân, nông dân.
B.Tư sản, tiểu tư sản, nông dân.
C.Các lực lượng yêu nước, dân chủ tiến bộ, không phân biệt thành phần giai cấp.
D.Liên minh tư sản và địa chủ.
Câu 22: Ý nghĩa quan trọng nhất của cao trào dân chủ 1936-1939 đối với cách mạng Việt Nam là gì?
A.Uy tín và ảnh hưởng của Đảng được mở rộng và ăn sâu trong quần chúng.
B.Tư tưởng Mác – Lênin, đường lối chính sách của Đảng được phổ biến sâu rộng.
C.Tập hợp được đội quân chính trị đông đảo từ thành thị đến nông thôn.
D. Là cuộc diễn tập thứ hai chuẩn bị cho cách mạng tháng Tám 1945.
Câu 23: Cách mạng tháng Tám diễn ra trong vòng:
A. Một tháng. B. Hai tháng. C. 15 ngày. C. 20 ngày.
Câu 24:Nguyên nhân cơ bản quyết định sự thắng lợi của cách mạng tháng Tám 1945 là:
A. Truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đấu tranh kiên cường bất khuất của nhân dân ta.
B. Liên minh công nông vững chắc.
C. Phát xít Nhật bị Hồng quân Liên Xô và phe đồng minh đánh bại, kẻ thù chính của nhân dân Đông Dương đã gục ngã.
D. Sự lãnh đạo tài tình của Đảng cộng sản Đông Dương, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Câu 25: Tại Hội nghị TW Đảng lần thứ 8, Nguyễn Ái Quốc chủ trương thành lập mặt trận nào?
A. Mặt trận Liên Việt. B. Mặt trận Đồng Minh.
C. Mặt trận Việt Minh. D. Mặt trận dân tộc thống nhất phản đế Đông Dương
Câu 26: Khẩu hiệu “Đánh đuổi Nhật – Pháp” được thay bằng khẩu hiệu “Đánh đuổi phát xít Nhật” được nêu ra trong:
A.Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng (9/3/1945).
B.Chỉ thị ‘Nhật – Pháp bắn nhau và hành động của chúng ta”.
C.Hội nghị toàn quốc của Đảng (từ 13 đến 15/8/1945).
D.Nghị quyết của Đại hội quốc dân Tân Trào.
Câu 27: Ai là người chỉ huy Đội Việt Nam Tuyên Truyền Giải Phóng Quân?
A. Hoàng Sâm . B. Trường Chinh. C. Võ Nguyên Giáp. D.Võ Văn Kiệt.
Câu 28: Để giải quyết nạn đói Hồ Chủ Tịch đã kêu gọi: 
A. Nhường cơm sẻ áo, tiết kiệm lương thực, tăng gia sản xuất.
B. Tịch thu gạo của người giàu chia cho người nghèo.
C. Kêu gọi sự cứu trợ của thế giới.
D. Không dùng gạo, ngô để nấu rượu.
Câu 29: “Không! chúng ta thà hi sinh tất cả chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ.” Câu văn trên trích trong văn bản nào?
A. Tuyên ngôn độc lập. B. Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến.
C. Lời kêu gọi nhân ngày thành lập Đảng. D. Hịch Việt Minh.
Câu 30: Thắng lợi của ta trong chiến dịch Việt Bắc – thu đông 11947 là:
A. Làm thay đổi cục diện chiến tranh, ta nắm quyền chủ động chiến lược trên chiến trường. 
B .Buộc địch co cụm về thế phòng ngự bị động.
C. Làm thất bại chiến lược “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp, bảo vệ vững chắc căn cứ địa Việt Bắc.
D. Làm lung lay ý chí xâm lược của thực dân Pháp.
Câu 31:. Xếp theo thứ tự thời gian nổ ra các cuộc khởi nghĩa vũ trang trong thời kì chuẩn bị cho cách mạng thánhg Tám 1945:
A. Nam Kì, Bắc Sơn, Đô Lương.
B. Đô Lương, Bắc Sơn, Nam Kì.
C. Bắc Sơn, Đô Lương, Nam Kì.
D. Bắc Sơn, Nam Kì, Đô Lương.
Câu 32:. Chiến dịch Điện Biên Phủ diễn ra bao nhiêu ngày đêm? 
A. 54 ngày đêm. 	B. 55 ngày đêm. 	C. 56 ngày đêm. 	D. 57 ngày đêm.
Câu 33: Kết qua lớn nhất của phong trào “Đồng khởi “ là gì?
A. Phá vở từng mảng lớn bộ máy cai trị của địch.
B. Lực lượng vũ trang được hình thành và phát triển, lực lượng chính trị được tập hợp đông đảo.
C. Ủy ban nhân dân tự quản tịch thu ruộng đất của bọn địa chủ chia cho dân cày nghèo.
D.Sự ra đời của Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam ( 20 – 12 – 1960 ).
Câu 34: Chiến thắng Vạn Tường ( 18- 8- 1968 ) đã chứng tỏ điều gì?
A. Lực lượng vũ trang CM miền Nam đủ sức đương đầu và đánh bại quân viễn chinh Mỹ.
B. Lực lượng vũ trang miền Nam đã trưởng thành.
C. Quân viễn chinh Mỹ đã mất khả năng chiến đấu.
D.CM miền Nam đã giành thắng lợi trong việc đánh bại “ chiến tranh cục bộ “ của Mỹ
Câu 35: Ý nghiã lớn nhất của chiến dịch Tây Nguyên là:
A. Là nguồn cổ vũ mạnh mẽ để quân dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miềm Nam.
B. Tinh thần địch hốt hoảng mất khả năng chiến đấu.
C. Chuyển cuộc kháng chiến chống Mỹ củ chuyển sang giai đoạn mới: từ tiến công chiến lược phát triển thành tổng tiến công chiến lược trên toàn miền Nam.
D. Là thắng lợi lớn nhất của nhân dân ta trong cuộc kháng chiến chống Mỹ.
Câu 36: “ Thần tốc, táo bạo, bất ngờ, chắc thắng”: Đó là tinh thần và khí thế của ta trong Chiến dịch nào sau đây:
A.Chiến dịch Tây nguyên. B.Chiến dịch Huế - Đà Nẵng
C.Chiến dịch Hồ Chí Minh D.Chiến dịch Huế - Đà Nẵng và chiến dich Hồ Chí Minh.
Câu 37: Ý nhgĩa lớn nhất trong thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ của nhân dân ta là gì?
A. Chấm dứt vĩnh viễn ách thống trị của CNĐQ, mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.
B. Cổ vũ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
C. Tạo điều kiện cho Lào và Campuchia giải phóng đất nước.
D. Ở ra m ột k ỷ nguyên mới trong lịch sử: Cả nước độc lập thống nhất cùng tiến lên xây dựng CNXH.
Câu 38: Sau đại thắng mùa xuân 1975 nhiệm vụ cấp thiết hàng đầu của nước ta là?
A. Khắc phục hậu quả chiến tranh và phát triển kinh tế.
B. Ổn định tình hình chính trị xã hội ở miền Nam.
C. Thống nhất nước nhà về mặt nhà nước.
D. Mở rộng quan hệ giao lưu với các nước.
Câu 39: Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được thành lập năm 1945 là nhà nước của ?
A. công, nông, binh. 	B. toàn thể nhân dân. 
C. công nhân và nông dân. 	D. công, nông vàtrí thức. 
Câu 40: Chủ trương đổi mới của đại hội Đảng lần thứ VI là:
A. Ưu tiên phát triển công nghiệp nặng rồi đến công nghiệp nhẹ và nông nghiệp.
B. Thực hiện công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước. 
C. Phát triển nền kinh tế theo cơ chế thị trường. 	
D. Phát triển kinh tế hàng hóa nhiều thành phần. 
 ĐÁP ÁN
1: A
2: A
3: B
4: A
5: D
6: A
7: C
8: B
9: D
10: A
11: D
12: B
13: A
14: C
15: D
16: B
17: A
18: C
19: A
20: C
21: C
22: D
23: C
24: D
25: C
26: B
27: C
28: A
29: B
30: C
31: D
32: C
33: D
34: A
35: C
36: C
37: A
38: A
39: B
40: C
 GIÁO VIÊN THỰC HIỆN
 TRƯƠNG THỊ VÂN GIAO

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_VVK.doc