Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 589Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Lịch sử năm 2017 - Trường THPT Trần Bình Trọng
SỞ GDĐT PHÚ YÊN
TRƯỜNG THPT TRẦN BÌNH TRỌNG
(Đề gồm có 05 trang)
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Môn: LỊCH SỬ
Thời gian làm bài: 50 phút, không kể thời gian phát đề
Câu 1: Những nước nào tham gia hội nghị Ianta
A. Anh, Mĩ, Liên Xô 	B. Anh, Pháp, Mĩ	
C. Anh, Pháp, Đức	D. Liên Xô, Mĩ, Trung Quốc
Câu 2: Để nhanh chóng kết thức chiến tranh ở châu Âu và châu Á- Thái Bình Dương, ba cường quốc đã thống nhất mục đích gì.
A. Sử dụng bom nguyên tử để tiêu diệt phát xít Nhật
B. Hồng quân Liên Xô nhanh chóng tấn công vào sào huyệt của phát xít Đức ở Béc-lin
C. Tiêu diệt tận gốc chủ nghĩa phát xít Đức, Nhật.	
D. Câu A,B đúng
Câu 3: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử vào năm . 
A. 1948 	B. 1947	 	C. 1950	D. 1949 
Câu 4: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì.
A. Thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ
B. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
C. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân
D. Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử
Câu 5: Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc vào thời gian nào và là thành viên thứ mấy của tổ chức này.
A. 9-1973, thành viên thứ 148	B. 9-1976, thành viên thứ 146	
C. 9-1975, thành viên thứ 147	D. 9-1977, thành viên thứ 149
Câu 6: Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử có ý nghĩa gì.
A. Khẳng định vai trò to lớn của Liên Xô đối với sự phát triển của phong trào cách mạng thế giới.
B. Thế giới bắt đầu bước vào thời đại chiến tranh hạt nhân
C. Thế độc quyền vũ khí nguyên tử của Mĩ bị phá vỡ
D. Liên Xô trở thành nước đầu tiên sở hữu vũ khí nguyên tử
Câu 7: Thuận lợi lớn nhất của Liên Xô sau chiến tranh thế giưới thứ hai là.
A. Các nước tư bản dỡ bỏ cấm vận, bao vây Liên Xô.
B. Vị thế, uy tín của Liên Xô được nâng cao trên trường quốc tế 
C. Trở thành chỗ dựa vững chắt cho các phong trào cách mạng thế giới
D. Liên bang Xô Viết được mở rộng, số thành viên tăng lên 15 nước
Câu 8: Yếu tố nào không phải là nguyên nhân sự phát triển kinh tế Mĩ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
A. Các tập đoàn tư bản lũng đoạn Mĩ có sức sản xuất, cạnh tranh lớn, có hiệu quả cả trong và ngoài nước.
B. Vai trò của Nhà nước trong việc hoạch định chính sách và điều tiết nền kinh tế
C. Chính sách Kinh tế mới của Tổng thống Mĩ Rugiơven đã phát huy tác dụng trên thực tế.
D. Mĩ đã có sự điều chỉnh về cơ cấu sản xuất, đổi mới kĩ thuật nhằm nâng cao năng suất lao động. 
Câu 9: Có bao nhiêu nước thuộc nhóm G7 là thành viên của Liên minh châu Âu?
A. 4 nước.	B. 2 nước.	C. 3 nước.	D. 5 nước. 
Câu 10: Dấu hiệu nào chứng tỏ Nhật Bản là siêu cường tài chính số một thế giới trong nửa sau những năm 80 của thế kỉ XX.
A. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức; là chủ nợ thế giới.
B. Là chủ nợ thế giớ; dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 2,5 lần CHLB Đức, gấp 3 lần Mĩ.
C. Dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 3 lần Mĩ, gấp 1,5 lần CHLB Đức; là chủ nợ thế giới.
D. Là chủ nợ lớn nhất thế giới; dự trữ vàng và ngoại tệ gấp 1,5 lần CHLB Đức; gấp 3 lần của Mĩ.
Câu 11: Chiến tranh lạnh không tạo ra.
A. Những xung đột quyết liệt trên lĩnh vực chính trị giữa Liên Xô và Tây Âu.
B. Những mâu thuẫn sâu sắc trên lĩnh vực kinh tế giữa Liên Xô và Tây Âu.
C. Những đối lập, mâu thuẫn giữa các nước thuộc phe XHCN và TBCN trên lĩnh vực văn hóa.
D. Những cuộc xung đột trực tiếp bằng quân sự giữa Liên Xô và Mĩ.
Câu 12: Chiến tranh lạnh chấm dứt đã có ảnh hưởng như thế nào đến tình hình Đông Nam Á.
A. Vị thế của tổ chức ASEAN ngày càng được nâng cao.
B. Vấn đề Camphuchia từng bước được tháo gỡ.
C. Các quốc gia Đông Nam Á có điều kiện kiến thiết lại đất nước.
D. Cả 3 ý trên.
Câu 13: Nguồn năng lượng nào được coi là “năng lượng sạch”, chất đốt cao thượng.
A. Năng lượng nhiệt hạch.	B. Năng lượng thủy triều. 
C. Năng lượng mặt trời.	D. Năng lượng nguyên tử.
Câu 14: Pháp đầu tư vốn vào ngành nào nhiều nhất trong quá trinhg khai thác thuộc địa lần thứ hai.
A. Ngàh công nghiệp.	B. Ngành nông nghiệp.	
C. Ngành giao thông vận tải.	D. Ngành thương mại.
Câu 15: Cuộc khai thác thuộc địa lần thứ hai của Pháp ở Việt Nam (1919-1929), có điểm gì khác so với cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất.
A. Pháp chú trọng đầu tư vào ngành khai thác mỏ. 	
B. Pháp không đầu tư nhiều vào các nhành công nghiệp nặng.	
C. Đẩy mạnh hoạt động thương mại xuất- nhập khẩu.
D. Pháp không đầu tư nhiều vào xây dựng cơ sở hạ tầng.
Câu 16: Đặc điểm nền kinh tế Việt Nam trong thời kì khai thác thuộc địa làn hai của thực dân Pháp là.
A. Kinh tế tư bản chủ nghĩa phát triển mạnh mẽ.	
B. Một nền kinh tế thuần nông
C. Một nền kinh tế nông nghiệp lạc hậu, què quặt lệ thuộc	
D. Một nền kinh tế nông nghiệp tự chủ.
Câu 17: Năm 1919, Nguyễn Ái Quốc đã tham gia tổ chức Đảng nào.
A. Đảng xã hội Pháp.	B. Đảng công nhân xã hội dân chủ Nga.
C. Đảng công nhân xã hội dân chủ Pháp.	D. Đảng cộng sản Pháp.
Câu 18: Báo Búa liềm là cơ quan ngôn luận của tổ chức đảng nào.
A. Đông Dương Cộng sản đảng.	B. An Nam Cộng sản đảng.	
C. Đông Dương Cộng sản liên đoàn.	D. Việt Nam Quốc dân đảng.
Câu 19: Sự ra đời của ba tổ chức Cộng sản ở Việt Nam năm 1929, đã khẳng định điều gì.
A. Hệ tư tương cộng sản đã giành được ưu thế trong phong trào dân tộc Việt Nam.
B. Những điều kiện để thành lập đảng cộng sản đã hoàn toàn chin muồi trên phạm vi cả nước.
C. Sự trưởng thành vượt bật của giai cấp công nhân Việt Nam
D. Cả ba ý trên.
Câu 20: Ý nghĩa của hội nghị hợp nhất ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1930 là.
A. Hội nghị mang tầm vóc là một đại hội thành lập đảng.
B. Hội nghị đánh dấu sự hợp nhất ba tổ chức cộng sản đã hoàn thành trên thực tiễn.
C. Hội nghị khẳng địn gia cấp công nhân Việt Nam đã trưởng thành hoàn toàn đủ năng lực lãnh đạo cách mạng Việt Nam.
D. cả ba ý trên.
Câu 21: Chính quyền Xô viết Nghệ - Tĩnh đã tiến hành các chính sách gì.
A. Bỏ thuế thân, thuế chợ, thuế đò, lấy ruộng đất công chia cho nông dân.
B. Lấy ruộng đất của đế quốc chia cho dân cày bỏ thuế thân, thuế rượu, thuế muối.
C. Tịch thu ruộng đất của đế quốc, phong kiến tay sai chia cho dân cày, giảm tô, xóa nợ.
D. Tịch thu tài sản của địa chủ, đế quốc chia cho nông dân, xóa nợ cho dân nghèo.
Câu 22: Đại hội VII Quốc tế cộng sản xác định nhiệm vụ trước mắt của cách mạng thế giới là gì.
A. Chống chủ nghĩa đé quốc.	B. Chống chủ nghĩa thực dân.
C. Chống chủ nghĩa phát xít.	D. Chống chiến tranh.
Câu 23: Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương (7-1935) chủ trương thành lập.
A. Mặt trận thống nhất dân chủ Đông Dương.	
B. Mặt trận thống nhất dân tộc phản đế Đông Dương.
C. Mặt trận Việt Nam độc lập Đồng minh.
D. Mặt trận thống nhất nhân dân phản đế Đông Dương.
Câu 24: Tình hình Việt Nam kể từ sau quân Nhật vào miền Bắc Việt Nam tháng 9-1940 là.
A. Việt Nam là thuộc địa của Pháp
B. Việt Nam bị đặt dưới ách thống trị của Nhật- Pháp.
C. Pháp đã bị Nhật hất cẳng để độc chiếm Việt Nam.
D. Nhật đã ép Pháp kí nhiều điều ước chấp nhận Nhật có những đặc quyền ở Việt Nam. 
Câu 25: Hội nghị Ban Chấp hành trung ương Đảng Cộng sản Đông Dương tháng 11-1939, đã khẳng định vấn đề gì.
A. Cách mạng Việt Nam phải chuyển sang thời kì đấu trznh vũ trang chống đế quốc.
B. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng Việt Nam phải tập trung chống phong kiến, giải quyết vấn đề ruộng đất cho dân cày.
C. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải tập Trung chống đế quốc, thực hiện ruộng đất cho dân cày.
D. Nhiệm vụ trước mắt của cách mạng là phải đấu tranh lật đổ đế quốc và tay sai, làm cho Đông Dương hoàn toàn độc lập. 
Câu 26: Khẩu hiệu được Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 8 là gì.
A. Tịch thu ruộng đất của bọn đế quốc, Việt gian chia cho dân cày nghèo.
B. Đánh đổ địa chủ chia ruộng đất cho dân cày.
C. Lập chính quyền Xô viết công-nông –binh.
D. Phá kho thóc của Nhật cứu đói cho dân nghèo.
Câu 27: Ai là đội trưởng đầu tiên của đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân.
A. Võ Nguyên Giáp 	B. Xích Thắng
C. Hoàng Sâm	D. Nguyễn Hữu Kì
Câu 28: Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được cải tổ từ tổ chức nào.
A. Ủy ban khởi nghĩa toàn quốc.	B. Ủy ban Dân tộc giải phóng Việt Nam
C. Tổng bộ Việt Minh	D. Ủy ban lâm thời khu giải phóng Việt Bắc
Câu 29: Dấu hiệu nào chứng tỏ đến ngày 13/8/1945, thời cơ cách mạng Vệt Nam đã chin muồi.
A. Nhật đầu hành Đồng Minh, bọn tay sai hoang mang rệu rã
B. Từ cao trào kháng Nhật, quần chúng đã sẵn sang nổi dậy
C. Lực lượng Đồng Minh chưa vào nước ta, Pháp chưa kịp trở tay để chiếm lại Đông Dương
D. Cả ba ý trên.
Câu 30: Chính quyền cách mạng đã thực hiện các biện pháp cấp thời nào để giải quyết nạn đói.
A. Điều tiết lượng thực giữa các địa phương, nghiêm cấm nạn đầu cơ lương thực 
A. Nhập lương thảo từ các nước đồng minh với Việt Nam
B. Chia ruộng đất công theo nguyên tắc công bằng dân chủ
D. Giúp dân khôi phục, xây dựng lại hệ thống để điều
Câu 31: Bầu cở Quốc hội khóa I được tiến hành trong thời gian nào. Có bao nhiêu đại biểu được bầu vào Quốc hội.
A. Ngày 6/1/1946, 233 đại biểu.	B. Ngày 1/6/1946, 290 đại biểu.
C. Ngày 6/1/1946, 333 đại biểu.	D. Ngày 16/1/1946, 280 đại biểu.
Câu 32: Ta nhân nhượng đối với quân Trung Hoa Dân Quốc như thế nào.
A. Chấp nhận mọi yêu cầu cải tổ Chính phủ, Quốc hội theo ý của chúng.
B. Chấp nhạn tiêu tiền Trung Hoa Dân Quốc, cung cấp một phần lương thực, thực phẩm cho chúng.
C. Chấp nhận tất cả mọi yêu cầu đảm bảo trật tự trị an, phương tiện đi lại của quân Trung Hoa Dân Quốc
D. Chấp nhận cung cấp toàn bộ lương thực thục phẩm cho quân Trung Hoa Dân Quốc
Câu 33: Hồ Chủ tịch trước khi sang Pháp đã dặn “Dĩ bất biến, ứng vạn biến” theo em cái “bất biến” của dân tộc ta thời điểm này là gì.
A. Hòa bình.	B. Độc lập
C. Tự do	D. Tự chủ
Câu 34: Một trong những khẩu hiệu được đưa ra khi cuộc khánh chiến chống Pháp quay lại xâm lược đã bùng nổ trên quy mô cả nước.
A. Tiêu thổ kháng chiến.	B. Không một tất đất bỏ hoang
C. Bảo vệ mùa mạng để chiến thắng	D. Đoàn kết chống xâm lăng.
Câu 35: Chiến thắng Việt Bắc thu- đông 1947, đã khẳng định điều gì.
A. Đường lối kháng chiến của Đảng ta hoàn toàn đúng đắn.
B. Kế hoạch đánh nhanh, thắng nhanh của Pháp đã hoàn toàn thất bại
C. Quân ta đã phát huy triệt để đẩy mạnh tinh thần, ưu thế của chiến tranh du kích để đánh bại cuộc hành quân quy mô lớn của pháp.
D. Cả ba ý trên
Câu 36: Pháp buộc phải từ bỏ chiến lược “đánh nhanh, thắng nhanh” chuyến sang chiến lược “đánh lâu dài” điều này chứng tỏ.
A. Pháp đã mất thế chủ động chiến lược
B. Pháp đã mất thế chủ động trên chiến trường
C. Pháp đã lâm vào tình trạng lúng túng về chiến lược
D. Pháp đã chuyển sang thế phòng ngự chiến lược
Câu 37: “Hành lang Đông –Tây ” do thực dân Pháp xây dựng không đi qua tỉnh nào dưới đây.
A. Hà Nội 	B. Quảng Ninh
C. Sơn La	D. Hòa Bình
Câu 38: Chiến dịch Biên giới đã làm phá sản kế hoạch nào.
A. Kế hoạch Đờ Lát đơ Tátxinhi	B. Kế hoạch Rơve
C. Kế hoạchValuy	D. Kế hoạch Nava
Câu 39: Nava đề ra kế hoạch quân sự mới huy vọng sẽ giành thắng lợi trong thời gian bao lâu.
A. 12 tháng	B. 18 tháng
C. 16 tháng	D. 20 tháng
Câu 40: Trong bước một của kế hoạch Nava, Pháp tạp trung giữ thế phòng ngự chiến lược ở đâu.
A. Bắc Bộ	B. Bắc Bộ, Trung Bộ
C. Nam Bộ, Trung Bộ	D. Nam Bộ
	-------------------- HẾT ----------------
ĐÁP ÁN
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
A
C
D
A
D
C
B
C
A
C
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
D
B
C
B
B
C
A
A
D
A
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
A
C
D
B
D
A
C
B
D
A
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
C
B
B
A
D
D
C
B
C
A

Tài liệu đính kèm:

  • docSU_TBT.doc