SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO PHÚ YÊN TRƯỜNG THPT NGUYỄN VĂN LINH ĐỀ THI TN THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn: KHXH – LỊCH SỬ Thời gian làm bài: 50 phút; (40 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 512 Câu 1: Từ những thập niên đầu của thế kỉ XX nhiều nước Mĩ La-tinh đã thoát khỏi sự lệ thuộc của Tây Ban Nha nhưng lại rơi vào vòng lệ thuộc của nước nào? A. Thực dân Anh B. Đế quốc Mĩ C. Thực dân Pháp D. Đế quốc Nhật Câu 2: Những giai cấp cũ trong xã hội Việt Nam, có từ trước cuộc klai thác thuộc địa của Pháp, đó là giai cấp nào? A. Nông dân, địa chủ phong kiến. B. Nông dân, địa chủ phong kiến, thợ thủ công. C. Nông dân, địa chủ phong kiến, tư sản dân tộc. D. Nông dân, địa chủ phong kiến, công nhân. Câu 3: Nhiệm vụ chính là duy trì hòa bình và an ninh thế giới, phát triển mối quan hệ giữa các dân tộc trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của các dân tộc và thực hiện hợp tác quốc tế về kinh tế, văn hóa, xã hội và nhân đạo là nhiêm vụ chính của: A. Liên minh châu Âu B. Hội nghị I-an-ta C. ASEAN D. Liên hợp quốc. Câu 4: Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh? A.Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. B.Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến. Câu 5. Trong cuộc khaỉ thác thuộc địa lẩn thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào? A.Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc. B.Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đẽ chống Pháp. C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi. D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân để giải phóng dân tộc. Câu 6. Âm mưu nào dưới đây không nằm trong âm mưu chiến tranh phá hoại miền Bắc lẩn thứ nhất của Mĩ? A. Phá tiềm lực kinh tế, phá công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc. B. Cứu nguy cho chiến lược “ Chiến tranh cục bộ” ở miền Nam. C. Ngăn chặn nguồn chi viện từ bên ngoài vào miền Bắc và từ miền Bắc vào miền Nam. D. Uy hiếp tinh thần, làm lung lay quyết tâm chống Mĩ của nhân dân ta ở hai miền đất nước. C. Chiến dịch Tây Bắc 1952. D. Chiến dịch Điện Biên Phủ 1954. Câu 8: Năm 1949 đã ghi dấu ấn vào lịch sử Liên Xô bằng sự kiện nổi bật nào? A. Liên Xô phóng thành công vệ tinh nhân tạo. B. Liên Xô đập tan âm mưu thực hiện cuộc “chiến tranh lạnh” của Mĩ. C. Liên Xô thực hiện được nhiều kế hoạch dài hạn. D. Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. Câu 9: Đến đầu 1950, cuộc kháng chiến của ta có nhiều thuận lợi, thuận lợi nào có liên quan nhiều nhất đối với chiến dịch Biên giới? A. 1-10-1949 nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa ra đời. B. Đầu 1950, Trung Quốc, Liên Xô và một số nước xã hội chủ nghĩa công nhận và đặt quan hệ ngoại giao với ta. C. Phong trào phản đối chiến tranh xâm lược Đông Dương của thực dân Pháp lên cao. D. Cuộc kháng chiến của Lào và Cam-pu-chia phát triển mạnh. Câu 10: Trước sự lớn mạnh của Cách mạng Trung Quốc, tập đoàn Tưởng Giới Thạch thực hiện âm mưu gì? A. Phát động cuộc nội chiến tiêu diệt Đảng cộng sản và phong trào cách mạng Trung Quốc. B. Cấu kết với đế quốc Mĩ để tiêu diệt cách mạng Trung Quốc. C. Đưa 50 vạn quân sang Mĩ để huấn luyện quân sự. D. Huy động toàn bộ lực lượng tấn công vào vùng giải phóng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Câu 11: Đầu tháng 8 - 1975, 33 nước châu Âu cùng với những nước nào kí kết Định ước Hen-xin-ki? A. Cùng với Mĩ và Liên Xô. B. Cùng với Mĩ và Pháp. C. Cùng với Mĩ và Anh. D. Cùng với Mĩ và Ca-na-đa. Câu 12: Ngày 18-3-1970, diễn ra sự kiện gì làm cho Cam-pu-chia rơi vào quỹ đạo cuộc chiến tranh xâm lược thực dân kiểu mới cũa Mĩ? A. Thế lực tay sai Mĩ đảo chính lật đổ Xi-ha-núc. B. Mĩ mang quân xâm lược Cam-pu-chia. C. Mĩ dựng nên chế độ độc tài Pôn-pốt ở Cam-pu-chia. D. Mĩ hất cẳng Pháp để xâm lược Cam-pu-chia. Câu 13: Ngay sau khi Chiến tranh thế giới thứ hai kết thúc, ở châu Á phong trào giải phóng dân tộc đã nổ ra mạnh mẽ nhất ở các nước nào? A. In-đô-nê-xi-a, Việt Nam, Lào. B. Việt Nam, Mi-an-ma, Lào. C. In-đô-nê-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan. D. Phi-lip-pin, Việt Nam, Ma-lai-xi-a. Câu 14. Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không thuộc Luận cương chính trị tháng 10 - 1930? A. Cách mạng Việt Nam phải trải qua hai giai đoạn: cách mạng tư sản dân quyền và cách mạng xã hội chủ nghĩa. B. Cách mạng do Đảng của giai cấp vô sản theo chủ nghĩa Mác Lênin lãnh đạo. C. Cách mạng Việt Nam là một bộ phận của cách mạng thế giới. D. Lực lượng để đánh đuổi đế quốc và phong kiến là công- nông. Đồng thời “phải biết liên lạc với tiểu tư sản, trí thức, trung nông... để kéo họ vào phe vô sản giai cấp”. Câu 12: Nguyên nhân nào dưới đây là cơ bản nhất đưa nền kinh tế của Mĩ phát triển mạnh mẽ sau Chiến tranh thế giới thứ hai? A. Dựa vào những thành tựu khoa học-kĩ thuật của thế giới. B. Nhờ tài nguyên thiên nhiên phong phú. C. Nhờ trình độ tập trung sản xuất và tập trung tư bản cao. D. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế, thu được nhiều lợi nhuận trong chiến tranh. Câu 15: Nội dung "Chiến lược toàn cầu” của Mĩ nhằm mục tiêu cơ bản nào? A. Ngăn chặn, đẩy lùi rồi tiến tới tiêu diệt các nước xã hội chủ nghĩa. B. Gây tình trạng chiến tranh lạnh. C. Can thiệp công việc nội bộ các nước. D. Đảm bảo an ninh Mĩ với lực lượng quân sự mạnh. Câu 16: “Chiến lược toàn cầu” của đế quốc Mĩ bị thất bại nặng nề nhất ở đâu? A. Triều Tiên B. Việt Nam C. Cu-ba D. Lào Câu 17: Trong những năm 1919 - 1925 có sự kiện lịch sử nào tiêu biểu gắn với họat động của Nguyễn Ái Quốc? A. Nguyễn Ái Quốc tìm đến Cách mạng tháng Mười Nga. B. Nguyễn Ái Quốc đến với chủ nghĩa Mác - Lênin tìm ra con đường cứu nước đúng đắn. C. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Vecxai. D. Nguễn Ái quốc thành lập Hội liên hiệp thuộc địa. Câu 18: Nguyên nhân chung của sự phát triển kinh tế Mĩ, Nhật Bản sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Áp dụng thành tựu khoa học-kĩ thuật vào trong sản xuất. B. Nhờ quân sự hóa nền kinh tế. C. Biết thâm nhập vào thị trường các nước. D. Lợi dụng chiến tranh để buôn bán vũ khí. Câu 19. Vì sao Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế thứ III? A. Quốc tế này bênh vực cho quyền lợi của các nước thuộc địa. B. Quốc tế này giúp nhân dân ta đấu tranh chống thực dân Pháp. C. Quốc tế này đề ra đường lối cho cách mạng Việt Nam. D. Quốc tế này chủ trương thành lập Mặt trận giải phóng dân tộc ở Việt Nam. Câu 20: Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Nhật Bản đã gặp khó khăn gì lớn nhất? A. Bị quân đội Mĩ chiếm đóng theo chế độ quân quản. B. Bị các nước đế quốc bao vây kinh tế. C. Nạn thất nghiệp, thiếu lương thực, thực phẩm. D. Bị mất hết thuộc địa, kinh tế bị tàn phá nặng nề. Câu 21: Vì sao sau Chiến tranh thế giới thứ nhất, phong trào yêu nước theo khuynh hướng dân chủ tư sản phát triển mạnh mẽ? A. Chủ nghía Mác - Lê-nin được truyền bá sâu rộng vào Việt Nam. B. Do ảnh hưởng tư tưởng Tam dân của Tôn Trung Sơn. C. Giai cấp công nhân đã chuyển sang đấu tranh tự giác. D. Thực dân Pháp đang trên đà suy yếu. Câu 22: Sau khi nước Đức phát xít đầu hàng, bốn nước nào sau đây đã phân chia lãnh thổ nước Đức thành bốn khu vực để chiếm đóng và kiểm soát? A. Mĩ, Anh, Pháp, Nhật. B. Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp. C. Mĩ, Liên Xô, Trung Quốc, Nhật Bản. D. Liên Xô, Trung Quốc, Mĩ, Anh. Câu 23. Những sự kiện nào trên thế giới có ảnh hưởng lớn đến cách mạng Việt Nam từ sau Chiến tranh thế giới nhất? A. Sự thành công của Cách mạng tháng Mười Nga (11 - 1917). B. Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đến Hội nghị Véc-xai (6 - 1919). C. Nguyễn Ái Quốc tham dự Đại hội Tua của Đảng Xã hội Pháp (12 - 1920). D. Nước Pháp bị khủng hoảng kinh tế. Câu 24. Trong cuộc khaỉ thác thuộc địa lẩn thứ hai của thực dân Pháp, thái độ chính trị của giai cấp đại địa chủ phong kiến như thế nào? A. Sẵn sàng thỏa hiệp với nông dân để chống tư sản dân tộc. B. Sẵn sàng phối hợp với tư sản dân tộc đẽ chống Pháp. C. Sẵn sàng thỏa hiệp với Pháp để hưởng quyền lợi. D. Sẵn sàng đứng lên chống thực dân để giải phóng dân tộc. Câu 25: Vì sao học thuyết Tơ-ru-man vừa mới ra đời đã vấp phải sự phản kháng của thế giới? A. Vì bản chất phi nghĩa của nó. B. Vì bản chất chống cộng của nó. C. Vì bản chất bành trướng của nó. D. Vì bản chất đe doạ nền hòa bình đối với nhân loại. Câu 26: Giai cấp công nhân Việt Nam có những đặc điểm riêng đó là gì? A. Đại diện chc lực lượng sản xuất tiến bộ. B. Có tinh thần yêu nước chống giặc ngoại xâm. C. Bị ba tầng lớp áp bức bóc lột, có quan hệ tự nhiên với giai cấp nông dân, kế thừa truyền thống yêu nước của dân tộc. D. Điều kiện lao động và sinh sống tập trung. Câu 27: Hiệp ước Vác-sa-va, một liên minh chính trị - quân sự giữa Liên Xô và các nước xã hội chủ nghĩa ở Đông Âu được thành lập vào thời gian nào và mang tính chất gì? A. Thành lập vào tháng 5 - 1955, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa. B. Thành lập vào tháng 5 - 1955, mang tính chất chạy đua vũ trang với Mĩ và Tây Âu. C. Thành lập vào tháng 5 - 1955, mang tính chất cạnh tranh về quân sự với Mĩ và Tây Âu. D. Thành lập vào tháng 5 - 1950, mang tính chất phòng thủ của các nước xã hội chủ nghĩa. Câu 28: Giai cấp nào mới ra đời do hậu quả của việc khai thác của Pháp sau chiến tranh? A. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc. B. Công nhân, tiểu tư sản, tư sản dân tộc. C. Công nhân, tư sản dân tộc, địa chủ phong kiến. D. Công nhân, nông dân, tư sản dân tộc, tiểu tư sản, địa chủ phong kiến. Câu 29: Thành tựu nào quan trọng nhất mà Liên Xô đạt được sau chiến tranh? A. Năm 1949, Liên Xô chế tạo thành công bom nguyên tử. B. Năm 1957, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công vệ tinh nhân tạo của trái đất. C. Năm 1961, Liên Xô là nước đầu tiên phóng thành công tàu vũ trụ có người lái. D. Những năm 60 (thế kỉ XX), Liên Xô trở thành cường quốc công nghiệp đứng thứ hai thế giới (sau Mĩ). Câu 30: Biến đổi lớn nhất của các nước châu Á sau Chiến tranh thế giới thứ hai là gì? A. Các nước châu Á đã giành độc lập. B. Các nước châu Á đã gia nhập ASEAN. C. Các nước châu Á có nền kinh tế phát triển cao. D. Nổi lên những “con rồng” kinh tế. Câu 31: Tên gọi khác của Khối thị trường chung châu Âu (EEC) là gì? A. Cộng đồng châu Âu. B. Liên minh châu Âu. C. Hội đồng châu Âu. D. Liên minh Tây Âu. Câu 32: Kẻ thù chủ yếu trong cuộc cách mạng giải phóng dân tộc của người dân da đen ở Nam Phi là ai? A. Chủ nghĩa thực dân cũ. B. Chủ nghĩa thực dân mới. C. Chủ nghĩa A-pác-thai. D. Chủ nghĩa thực dân cũ và mới. Câu 33: Điểm nào dưới đây không có trong cuộc cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ nhất và là đặc trưng của cách mạng khoa học - kĩ thuật lần thứ hai? A. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ nghiên cứu khoa học. B. Mọi phát minh về kĩ thuật đều bắt nguồn từ thực tiễn. C. Mọi phát minh về kĩ thuật đều dựa vào các ngành khoa học cơ bản. D. Khoa học trở thành lực lượng sản xuất trực tiếp. Câu 34: Vào khoảng những năm 70 của thế kỉ XX, trên thế giới đã diễn ra sự kiện gì bất lợi và có lợi cho các nước? A. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự phát triển vượt bậc của cách mạng khoa học-kĩ thuật. B. Cuộc khủng hoảng năng lượng và sự bùng nổ dân số. C. Sự bùng nổ dân số và tài nguyên thiên nhiên ngày càng phong phú. D. Sự bùng nổ dân số và sự đổi mới kinh tế, chính trị của các nước. Câu 35: Ý nghĩa quốc tế về sự ra đời của nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa là gì? A. Kế thúc hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc đối với nhân dân Trung Hoa. B. Báo hiệu sự kết thúc ách thống trị, nô dịch của chế độ phong kiến trên đất Trung Hoa. C. Tăng cường lực lượng của chủ nghĩa xã hội thế giới và tăng cường sức mạnh của phong trào giải phóng dân tộc. D. Đất nước Trung Hoa bước vào kỉ nguyên độc lập tự do, tiến lên chủ nghĩa xã hội. Câu 36: Tập đoàn Ních-Xơn thực hiện cuộc chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ hai với ý đồ gì? A. Cứu nguy cho chiến lược “Việt Nam hoá” chiến tranh và tạo thế mạnh trên bàn đàm phán ở Pa-ri. B.Ngăn chận sự chi viện của miền Bắc đối với miền Nam. C. Làm lung lay ý chí quyết tâm chống Mĩ cứu nước của nhân dân ta. D. Phong tỏa cảng Hải Phòng và các sông, luồng lạch, vùng biển miền Bắc. Câu 37: Vì sao Mĩ chấp nhận thương lượng với Việt Nam ở Hội nghị Pa-ri? A. Bị thất bại trong chiến tranh phá hoại miền Bắc lần thứ nhất. B. Bị đánh bất ngờ trong cuộc tập kích chiến lược của ta vào Tết Mậu Thân 1968. C. Bị thất bại trong cuộc chiến tranh phá hoại lần thứ hai. D. Bị thua đau trong cuộc tập kích chiến lược 12 ngày đêm đánh phá miền Bắc. Câu 38: Hãy xác định nội dung cơ bản của Hiệp định Pa-ri: A. Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lành thổ của Việt Nam. B. Hoa Kì rút hết quân viễn chinh và quân chư hầu về nước. C. Các bên để cho nhân ,dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị của họ thông qua cuộc tổng tuyển cử tự do. D. Các bên ngừng bắn tại chỗ, trao trả cho nhau tù binh và dân thường bị bắt. Câu 39: Chiến lược “Chiến tranh cục bộ” có điểm gì khác cơ bản so với “Chiến tranh đặc biệt”? A. Lực lượng quân đội Ngụy giữ vai trò quan trọng. B. Lực lượng quân đội Mĩ giữ vai trò quan trọng nhất. C. Sử dụng trang thiết bị, vũ khí của Mĩ. D. Lực lượng quân đội Mĩ + quân Đồng minh giữ vai trò quyết định. Câu 40: Nhiệm vụ cơ bản của miền Bắc trong thời kì 1965 - 1968? A. Chống chiến tranh phá hoại của đế quốc Mĩ. B. Đảm bảo giao thông vận tải thường xuyên thông suốt, phục vụ chiến đấu, sản xuất và đời sống. C. Vừa chiến đấu, vừa sản xuất và thực hiện nhiệm vụ hậu phương lớn. D. Hỗ trợ cho cuộc chiến đấu của nhân dân miền Nam. --------------------------------------------Hết------------------------------------------------------------
Tài liệu đính kèm: