Đề thi thử THPT quốc gia môn Khoa học tự nhiên - Mã đề 142 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

doc 11 trang Người đăng dothuong Lượt xem 878Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Khoa học tự nhiên - Mã đề 142 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Khoa học tự nhiên - Mã đề 142 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - 2017
MÔN : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 150 phút; 
(Không kể thời gian giao đề)
MĐ: 142
I. PHẦN I. MÔN VẬT LÝ
Câu 1: Lực kéo về không có tính chất nào sau đây?
A. Luôn hướng về vị trí cân bằng.
B. Luôn đổi chiều khi vật qua vị trí cân bằng
C. Biến thiên điều hoà cùng tần số với tần số riêng của hệ.
D. Có giá trị cực đại khi vật đi qua vị trí cân bằng
Câu 2: Khẳng định nào sau đây không đúng khi nói về dao động cưỡng bức?
A. Tần số dao động bằng tần số dao động riêng
B. Biên độ dao động phụ thuộc vào mối quan hệ giữa tần số dao động riêng và tần số của lực cưỡng bức.
C. Tần số dao động bằng tần số của lực cưỡng bức.
D. Biên độ dao động phụ thuộc vào biên độ của lực cưỡng bức
Câu 3: Một con lắc lò xo đặt trên mặt phẳng nằm ngang gồm lò xo nhẹ có một đầu cố định, đầu kia gắn với vật nhỏ m1. Ban đầu giữ vật m1 tại vị trí mà lò xo bị nén 9cm, đặt vật nhỏ m2 (có khối lượng bằng khối lượng vật m1) trên mặt phẳng nằm ngang và sát với vật m1. Buông nhẹ để hai vật bắt đầu chuyển động theo phương của trục lò xo. Bỏ qua mọi ma sát. Ở thời điểm lò xo có chiều dài cực đại lần đầu tiên, khoảng cách giữa hai vật m1 và m2 có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 9cm	B. 3cm	C. 18cm	D. 4 cm
Câu 4: Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox xung quanh vị trí cân bằng O với phương trình cm. Chu kì dao động bằng
A. 4p (s)	B. 0,5s	C. 2s	D. 1s
Câu 5: Tại nơi có gia tốc trọng trường g=9,8 m/s2, một con lắc đơn có chiều dài dây treo 1m, đang dao động điều hòa với biên độ góc 0,08 rad. Ở vị trí có li độ góc 0,04 rad, vật nhỏ của con lắc có tốc độ xấp xỉ bằng
A. 67,9 cm/s.	B. 2,7 cm/s.	C. 21,7 cm/s.	D. 15,7 cm/s.
Câu 6: Dao động tắt dần có
A. cơ năng được bảo toàn.	B. thế năng giảm dần theo thời gian.
C. vận tốc giảm dần theo thời gian.	D. biên độ giảm dần theo thời gian.
Câu 7: Một chất điểm dao động điều hòa, cứ sau 0,5s thì thế năng lại bằng động năng. Chu kì dao động của vật là
A. 4s	B. 0,25s	C. 1s	D. 2s
Câu 8: Một con lắc lò xo gồm vật nặng m gắn vào lò xo có độ cứng 100N/m dao động điều hoà với biên độ 5cm. Khi vật ở vị trí có li độ 3cm, động năng của dao động bằng
A. 0,08J	B. 800J	C. 0,8J	D. 8J
Câu 9: Treo vật nặng có kích thước không đáng kể vào một lò xo treo thẳng đứng, khi cân bằng lò xo dãn một đoạn . Kích thích cho vật dao động điều hòa theo phương thẳng đứng với biên độ và chu kì T. Thời gian lò xo nén trong một chu kì là
A. 2T/3	B. T/3	C. T/6	D. T/12
Câu 10: Con lắc lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới gắn vật nặng m. Bỏ qua khối lượng của lò xo, kích thước của vật nặng và ma sát. Đưa vật xuống dưới vị trí cân bằng theo phương thẳng đứng một đoạn 2,5cm rồi truyền cho vật vận tốc 25cm/s hướng về vị trí cân bằng. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc 10rad/s. Chọn trục tọa độ thẳng đứng, chiều dương hướng xuống, mốc thời gian là lúc vật bắt đầu dao động. Phương trình dao động của con lắc là
A. 	B. 
C. 	D. 
Câu 11: Một con lắc đơn có chiều dài sợi dây là 90cm dao động với biên độ cong S0=3,6cm. Góc lệch cực đại của dây treo so với phương thẳng đứng a0 bằng
A. 25rad	B. 0,31 rad	C. 3,24rad	D. 0,04rad
Câu 12: Cơ năng của một vật dao động điều hòa tỉ lệ thuận với
A. bình phương biên độ dao động	B. bình phương li độ dao động
C. bình phương vận tốc dao động	D. biên độ dao động
Câu 13: Con lắc lò xo gồm vật nặng khối lượng 200g treo vào lò xo có độ cứng 50N/m Lấy p2=10. Tần số góc của dao động là
A. 0,5 rad/s	B. 0,08Hz	C. 5p rad/s	D. 2,5Hz
Câu 14: Một lò xo có chiều dài tự nhiên 30cm, được treo thẳng đứng, đầu dưới của lò xo có treo vật nặng m. Khi vật cân bằng, lò xo dãn 6cm. Kích thích cho con lắc dao động điều hòa với biên độ 5cm. Chiều dài cực đại của lò xo trong quá trình dao động là
A. 29cm	B. 31cm	C. 41cm	D. 35cm
0,8
t(s)
x(cm)
0
3
-3
Câu 15: Hình vẽ bên là đồ thị biểu diễn sự biến thiên của li độ theo thời gian của một dao động điều hòa. Vận tốc của dao động tại thời điểm t=0 là
A. 0	B. 7,5p cm/s
C. 15p cm/s	D. - 15p cm/s
Câu 16: Một vật nhỏ khối lượng 100g dao động điều hòa trên một quỹ đạo thẳng dài 8cm với tần số góc 5 rad/s. Cơ năng của vật dao động này là
A. 2.10-3 J.	B. 4.10-3 J.	
C. 4 J.	D. 8.10-3J.
Câu 17: Chất điểm dao động điều hòa. Tại vị trí biên, đại lượng nào sau đây đạt cực đại?
A. động năng	B. tốc độ	C. thế năng	D. vận tốc
Câu 18: Dưới tác dụng của một lực kéo về có biểu thức F = - 0,8cos 4t (N), một vật nhỏ dao động điều hòa với biên độ 10cm. Khối lượng của vật là
A. 500g	B. 20g	C. 0,5g	D. 5g
Câu 19: Chất điểm dao động điều hòa với phương trình x=Acos(w.t + j). Phương trình vận tốc của dao động là
A. v= wA.sin(wt + j)	B. v= - wA.sin(wt + j)	C. v= - wA.cos(wt + j)	D. v= wA.cos(wt + j)
Câu 20: Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox với phương trình x=8cos(2pt - p/4)cm. Khi pha dao động bằng p/6, vật có li độ bằng
A. 4cm	B. 7,73cm	C. 4 cm	D. 8cm
Câu 21: Chất điểm dao động điều hòa xung quanh vị trí cân bằng, trong một chu kì đi được 10cm. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 2,5cm	B. 20cm	C. 5cm	D. 10cm
Câu 22: Con lắc đơn dao động nhỏ với chu kì 1,5s tại nơi có gia tốc trọng trường g=p2. Chiều dài của dây treo con lắc là
A. 56,25cm	B. 100cm	C. 120cm	D. 80cm
Câu 23: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox với tần số góc bằng 4 rad/s. Khi chất điểm có vận tốc là 10cm/s thì gia tốc của nó có độ lớn là 40cm/s2. Biên độ dao động của chất điểm là
A. 8 cm.	B. 5 cm.	C. 4 cm.	D. 10 cm.
Câu 24: Một vật tham gia đồng thời 2 dao động điều hoà cùng phương có phương trình và . Biên độ của dao động tổng hợp là
A. 8cm	B. 16cm	C. 8cm	D. 6cm
Câu 25: Con lắc lò xo dao động điều hoà theo phương ngang với biên độ bằng 3cm, lò xo có độ cứng 120N/m. Lực đàn hồi cực đại của lò xo là
A. 4N	B. 3,6N	C. 360N	D. 40N
Câu 26: Một vật dao động điều hòa với biên độ 6 cm. Mốc thế năng ở vị trí cân bằng. Khi vật có động năng bằng 5 lần thế năng thì vật có li độ bằng
A. ± 6 cm.	B. cm.	C. ± 3 cm.	D. cm.
Câu 27: Một chất điểm dao động điều hòa trên trục Ox xung quanh vị trí cân bằng với tần số góc ω. Ở li độ x, vật có gia tốc là
A. w. x2	B. - w. x2	C. w2. x	D. - w2. x
Câu 28: Một vật nhỏ dao động điều hòa trên trục Ox với biên độ bằng 8cm và chu kì bằng 2π s. Khoảng thời ngắn nhất tính từ thời điểm vật có gia tốc bằng 4cm/s2 đến thời điểm vật có vận tốc bằng 4cm/s là
A. π/4 s	B. π/6 s	C. π/2 s	D. π/3s
Câu 29: Một chất điểm dao động điều hoà dọc theo trục Ox xung quanh vị trí cân bằng O với phương trình cm. Pha ban đầu của dao động bằng
A. p/3 rad	B. p/6 rad	C. - p/3 rad	D. - p/6 rad
Câu 30: Hai dao động điều hòa cùng phương có phương trình là và (x tính bằng cm, t tính bằng giây). Độ lệch pha giữa hai dao động có độ lớn bằng
A. π/6 rad	B. - π/3 rad	C. π/3 rad	D. π/2 rad
Câu 31. Phương trình dao động của vật có dạng: x = Acos2(wt + π/6) cm. Chọn kết luận đúng?
 A. Vật dao động với biên độ A/2.	B. Vật dao động với biên độ A.
 C. Vật dao động với biên độ 2A.	D. Vật dao động với pha ban đầu π/6.
Câu 32. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.	
 B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
	C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.	
 D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 33. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng về vị trí biên là chuyển động
	 A. nhanh dần đều.	 B. chậm dần đều. C. nhanh dần.	 D. chậm dần.
Câu 34. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
	B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 
 C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
	D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 35. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình : x = 6cos(πt - π/2) cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t = 5(s), kể từ thời điểm gốc (t = 0) là? 
 A. 30cm.	B. 15cm.	 C. 60cm.	D. 90cm.
Câu 36. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
	A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
	B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
	C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng. 
 D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 37. Một vật nhỏ khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy p2=10. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng	
	 A. 8 N.	B. 6 N.	C. 4 N.	D. 2 N.
Câu 38: ( Đề minh họa 2017) Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos2πft, với F0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng 
 	A. 13,64 N/m. 	B. 12,35 N/m. 	 
 	C. 15,64 N/m. 	D. 16,71 N/m. 
Câu 39: ( Đề minh họa 2017) Tại điểm O trong lòng đất đang xảy ra dư chấn của một trận động đất. Ở điểm A trên mặt đất có một trạm quan sát địa chấn. Tại thời điểm t0, một rung chuyển ở O tạo ra 2 sóng cơ (một sóng dọc, một sóng ngang) truyền thẳng đến A và tới A ở hai thời điểm cách nhau 5 s. Biết tốc độ truyền sóng dọc và tốc độ truyền sóng ngang trong lòng đất lần lượt là 8000 m/s và 5000 m/s. Khoảng cách từ O đến A bằng 
 	A. 66,7 km. 	B. 15 km. 	C. 115 km. 	D. 75,1 km. 
Câu 40: ( Đề minh họa 2017) Tại hai điểm A và B ở mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp dao động điều hòa theo phương thẳng đứng và cùng pha. Ax là nửa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với AB. Trên Ax có những điểm mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại, trong đó M là điểm xa A nhất, N là điểm kế tiếp với M, P là điểm kế tiếp với N và Q là điểm gần A nhất. Biết MN = 22,25 cm và NP = 8,75 cm. Độ dài đoạn QA gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 	A. 1,2 cm. 	B. 3,1 cm. 	C. 4,2 cm. 	D. 2,1 cm. 
II. PHẦN II. MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Cặp chất nào sau đây không xảy ra phản ứng?
A. MgCl2 và KNO3	B. KOH và AlCl3	C. NaHCO3 và HCl	D. Al2O3 và NaOH
Câu 2: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. NaHCO3 có tính lưỡng tính
B. Nguyên tắc làm mềm nước cứng là làm giảm nồng độ ion Ca2+, Mg2+
C. Có thể điều chế nhôm bằng cách dùng khí CO khử Al2O3 ở nhiệt độ cao.
D. Trong các hợp chất, nguyên tố kim loại kiềm thổ chỉ có số oxi hóa là +2
Câu 3: Sản phẩm tạo thành có chất kết tủa khi cho dung dịch NaOH tác dụng với chất nào sau đây?
A. CuSO4	B. NaHCO3	C. H2SO4	D. BaCl2
Câu 4: Có 3 chât rắn trong 3 lọ riêng biệt gồm Al, Al2O3, Cu. Nếu chỉ dùng 1 thuốc thử để phân biệt 3 chất trên, ta có thể dùng thuốc thử nào sau đây?
A. dung dịch NaOH	B. dung dịch HCl	C. H2O	D. A hoặc B
Câu 5: Số đồng phân amin bậc một ứng với công thức phân tử C3H9N là:
A. 3	B. 1	C. 4	D. 2
Câu 6: Cho 15,6 gam một kim loại kiềm tác dụng với nước (dư). Sau phản ứng thu được 4,48 lít khí hiđro (ở đktc). Kim loại kiềm đó là:
A. Li.	B. K.	C. Na.	D. Rb.
Câu 7: Chất làm mềm nước có tính cứng toàn phần là
A. HCl	B. CaCO3.	C. Na2CO3.	D. NaCl.
Câu 8: Cho dung dịch Ca(OH)2 vào dung dịch Ca(HCO3)2 thấy có
A. kết tủa trắng xuất hiện.	B. bọt khí và kết tủa trắng.
C. kết tủa trắng sau đó kết tủa tan dần.	D. bọt khí bay ra.
Câu 9: Trung hoà 9,0 gam một amin đơn chức Y cần 200 ml dung dịch HCl 1M. CTPT của Y là
A. C4H11N	B. C3H9N	C. C2H7N	D. CH5N
Câu 10: Đặc điểm nào sau đây không phải là đặc điểm chung của các kim loại kiềm ?
A. tính khử mạnh
B. điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch muối clorua tương ứng
C. số electron lớp ngoài cùng là 1
D. độ cứng thấp
Câu 11: Metyl propionat là tên gọi của hợp chất có công thức cấu tạo nào sau đây?
A. CH3COOCH3	B. C3H7COOCH3	C. CH3COOC3H7	D. C2H5COOCH3
Câu 12: Chất làm giấy quỳ tím ẩm chuyển sang màu xanh là:
A. CH3CH2COOH	B. H2N-CH(CH3)-COOH
C. C6H5NH2	D. CH3NH2
Câu 13: Đốt cháy hoàn toàn 2,64 gam một este X đơn chức thu được 2,688 lít CO2 (đktc) và 2,16 gam H2O. CTPT của X là:
A. C4H6O2	B. C2H4O2	C. C4H8O2	D. C3H6O2
Câu 14: Hai dung dịch đều phản ứng được với kim loại Fe là:
A. ZnCl2 và FeCl3.	B. HCl và AlCl3.
C. CuSO4 và HNO3 đặc nguội .	D. AgNO3 và H2SO4 loãng
Câu 15: Cho các chất: CH3COOH, C2H5OH, C6H5OH, CH3NH2, H2NCH2COOH, C2H5COOCH3. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH là:
A. 5	B. 3	C. 2	D. 4
Câu 16: Cho các kim loại: Al, Cu, Mg, Fe, Zn, Ag. Số kim loại trong dãy phản ứng được với dung dịch HCl là:
A. 5	B. 3	C. 4	D. 2
Câu 17: Phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ có tính lưỡng tính.
B. Đipeptit tác dụng với Cu(OH)2 tạo hợp chất có màu tím.
C. Nhỏ nước brom vào dung dịch anilin thấy xuất hiện kết tủa trắng.
D. Metyl amin có tính bazơ mạnh hơn anilin.
Câu 18: Thể tích dung dịch HNO3 1M (loãng) ít nhất cần dùng để hoà tan hoàn toàn một hỗn hợp gồm 0,15 mol Fe và 0,15 mol Cu là (biết phản ứng tạo chất khử duy nhất là NO)
A. 1,0 lít.	B. 0,6 lít.	C. 1,2 lít.	D. 0,8 lít.
Câu 19: Chất nào sau đây không phản ứng với dung dịch HCl?
A. CH3COOH	B. C6H5NH2	C. H2N-CH2-COOH	D. C2H5NH2
Câu 20: Số đồng phân este ứng với công thức phân tử C3H6O2 là
A. 3.	B. 2.	C. 4.	D. 5.
	A II, III và IV.	B I, III và IV.	C I, II và III.	D I, II và IV.
Câu 21: Chia hỗn hợp 2 kim loại có hoá trị không đổi làm 2 phần bằng nhau. Phần 1 tan hết trong dung dịch HCl tạo ra 1,792 lít H2 (đktc). Phần 2, nung trong oxi thu được 2,84 gam hỗn hợp oxit. Khối lượng hỗn hợp 2 kim loại ban đầu là:
A. 2,2 gam	B. 1,8 gam	C. 2,4 gam	D. 3,12 gam
Câu 22: Cho 4,48 lít CO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaOH 0,1M và Ba(OH)2 0,2M thu được m gam kết tủa. Giá trị đúng của m là:
A. 20,4g.	B. 15,2g	C. 9,85g	D. 19,7g
Câu 23: Hoà tan hoàn toàn 1,4 gam bột Fe kim loại bằng dung dịch HNO3 nồng độ 2M lấy dư thu được V lít (đktc) hỗn hợp khí NO và NO2 có tỉ khối hơi so với hiđro là 17. Giá trị của V là
A. 0,448 lít.	B. 0,112 lít.	C. 0,672 lít.	D. 0,896 lít.
Câu 24: Có 4 dung dịch không màu: glucozơ, glixerol, hồ tinh bột và lòng trắng trứng. Hãy chọn chất nào trong số các chất cho dưới đây để có thể nhận biết được cả 4 chất?
A. I2	B. Cu(OH)2 trong dung dịch NaOH, nhiệt độ
C. HNO3 đặc nóng, nhiệt độ	D. AgNO3 trong dung dịch NH3.
Câu 25: Cho 0,3 mol FexOy tham gia phản ứng nhiệt nhôm thấy tạo ra 0,4 mol Al2O3. Công thức oxit sắt là:
A. Fe2O3 B. Fe3O4
C. Không xác định được vì không cho biết số mol Fe tạo ra. D. FeO
Câu 26: Có 4 kim loại : Mg, Ba, Zn, Fe. Chỉ dùng thêm 1 chất thì có thể dùng chất nào trong số các chất cho dưới đây để nhận biết kim loại đó?
A. dd Ca(OH)2	B. không nhận biết được.
C. dd NaOH	D. dd H2SO4 loãng
Câu 27: Cho 6,76 gam Oleum H2SO4 .nSO3 vào nước thành 200ml dung dịch. Lấy 10 ml dung dịch này trung hoà vừa đủ với 16 ml dung dịch NaOH 0,5 M. Giá trị của n là:
A. 2	B. 1	C. 4	D. 3
Câu 28: X là dung dịch AlCl3 Y là dung dịch NaOH 2M thêm 150ml dung dịch Y vào cốc chứa 100 ml dung dịch X khuấy đều đến khi phản ứng hoàn toàn thấy trong cốc có 7,8g kết tủa. Thêm tiếp vào cốc 100ml dung dịch Y khuấy đều tới khi kết thúc phản ứng thấy trong cốc có 10,92 g kết tủa. Nồng độ mol của dung dịch X bằng:
A. 1,0 M	B. 2,0 M	C. 3,2 M	D. 1,6 M
Câu 29: Dãy gồm các chất sau đây đều tác dụng với dung dịch NaOH?
 A. C6H5NH2 ,C6H5OH B. C6H5OH ,C2H5OH 
 C. CH3COOC2H5 , NH2CH2COOH D. CH3COOH , C2H5OH
Câu 30: Hợp chất X (C8H10)có chứa vòng benzen, X có thể tạo ra 4 dẫn xuất C8H9Cl. vậy X là
A. p-xilen	B. o-xilen	C. Etylbenzen	D. m- xilen
Câu 31: Hợp chất X không no mạch hở có công thức phân tử C5H8O2, khi tham gia phản ứng xà phòng hoá thu được một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X (không kể đồng phân hình học)
A. 4	B. 5	C. 2	D. 3
Câu 32: Có bao nhiêu đipeptit có thể tạo ra từ hai axit amin là alanin (Ala) và glixin (Gli)?
A. 3	B. 4	C. 5	D. 2
Câu 33: Có hiện tượng gì xảy ra khi cho từ từ đến dư dung dịch FeCl3 và dung dịch Na2CO3?
A. Chỉ có kết tủa nâu đỏ	B. Chỉ có sủi bọt khí
C. Có kết tủa nâu đỏ và sủi bọt khí	D. Có kết tủa màu trắng xanh và sủi bọt khí
Câu 34: Thổi khí CO2 vào dung dịch chứa 0,02 mol Ba(OH)2. Giá trị khối lượng kết tủa biến thiên trong khoảng nào khi CO2 biến thiên trong khoảng từ 0,005 mol đến 0,024 mol ?
A. 0 gam đến 0,985 gam	B. 0 gam đến 3,94 gam
C. 0,985 gam đến 3,152 gam	D. 0,985 gam đến 3,94 gam
Câu 35: Thuỷ phân các hợp chất sau trong môi trường kiềm:
1. CH3ClCHCl 2. CH3COOCH=CH2 3. CH3COOCH2-CH=CH2 
4. CH3CH2CHOHCl 5. CH3COOCH3. Sản phẩm tạo ra có phản ứng tráng gương là
A. 1, 2, 4	B. 1, 2	C. 3, 5	D. 2
Câu 36: Thêm NH3 đến dư vào dung dịch hỗn hợp chứa 0,01 mol FeCl3 và 0,01 mol CuCl2. Khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, khối lượng kết tủa thu được bằng :
A. 0,90 gam	B. 1,07 gam	C. 2,05 gam	D. 0,98 gam
Câu 37: Cho 2,54g este (X) mạch hở bay hơi trong 1 bình kín dung tích 0,6 lít (lúc đầu là chân không). Khi este bay hơi hết thì áp suất ở 136,50C là 425,6 mmHg.Thuỷ phân 25,4 gam (X) cần 0,3 mol NaOH thu được 28,2 g một muối duy nhất. Xác định tên gọi (X) biết rằng (X) phát xuất từ rượu đa chức.
A. Glixerin triaxetat	B. Etylenglicolđiaxetat
C. Glixerin tripropionat	D. Glixerin triacrylat
Câu 38: Cho 2,24 lít NO2 (đktc) hấp thụ hết vào 500ml dung dịch NaOH 0,4M thu được dung dịch X. Giá trị PH của dung dịch X là:
A. PH < 7	B. PH = 7
C. PH > 7	D. Có thể PH > hoặc PH < 7.
Câu 39: Cho các hợp chất sau: 
1. CH3-CH(NH2)-COOH 2. HO-CH2-COOH 3. CH2O và C6H5OH 
4. C2H4(OH)2 và p-C6H4(COOH)2 5. (CH2)5(NH2)2 và (CH2)4(COOH)2
Các trường hợp nào sau đây có khả năng tham gia phản ứng trùng ngưng?
A. 3,5	B. 1, 2, 3, 4, 5	C. 1,2	D. 3,4
Câu 40: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa 0,1 mol FeCl3, 0,2 mol CuCl2 và 0,1 mol HCl (điện cực trơ, màng ngăn xốp). Khi ở catot bắt đầu sủi bọt khí thì dừng điện phân. Tại thời điểm này khối lượng catot đã tăng :
A. 0,0 gam	B. 5,6 gam	C. 18,4 gam	D. 12,8 gam
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1, Li= 7, Be =9, C = 12, N = 14, O = 16, F =19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Cr = 52 ; Mn =55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br =80, Sr = 88, Ag = 108; I =127, Ba=137, Pb =208.
III. PHẦN III. MÔN SINH HỌC
Câu 1: Ở một loài thực vật, tính trạng chiều cao cây do ba cặp gen (A,a; B,b; D,d) tương tác cộng gộp quy định, trong đó mỗi alen trội làm chiều cao cây tăng thêm 10 cm. Đem lai cây cao nhất có chiều cao 210 cm với cây thấp nhất thu được F1. Cho F1 lai với cây có kiểu gen AabbDd thì ở F2 có bao nhiêu kiểu gen quy định cây cao 170 cm?
A. 4.	B. 2.	C. 5.	D. 6.
Câu 2: Kích thước của quần thể sinh vật là
A. số lượng cá thể phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
B. số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hay thể tích của quần thể.
C. số lượng các cá thể (hoặc khối lượng hoặc năng lượng tích lũy trong các cá thể) phân bố trong khoảng không gian của quần thể.
D. số lượng cá thể nhiều nhất mà quần thể có thể đạt được, phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
Câu 3: Ở một loài côn trùng ngẫu phối, alen A quy định thân đen, alen a quy định thân trắng. Một quần thể ban đầu (P) có tần số alen A và a lần lượt là 0,4 và 0,6. Do môi trường bị ô nhiễm nên bắt đầu từ đời F1, khả năng sống sót của các kiểu hình trội đều bằng nhau và bằng 25%, khả năng sống sót của kiểu hình lặn là 50%. Nhận xét nào sau đây là đúng?
A. Thế hệ hợp tử F1 có tỉ lệ kiểu gen là 0,04AA : 0,12Aa : 0,18aa.
B. Thế hệ hợp tử F2 có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
C. Thế hệ F1 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,16AA : 0,48Aa : 0,36aa.
D. Thế hệ F2 trưởng thành có tỉ lệ kiểu gen là 0,09AA : 0,41Aa : 0,5aa.
Câu 4: Khi nói về vai trò của đột biến cấu trúc nhiễm sắc thể đối với tiến hóa và chọn giống, phát biểu nào sau đây không đúng?
A. Đột biến lặp đoạn tạo điều kiện cho đột biến gen phát sinh gen mới.
B. Dùng đột biến mất đoạn nhỏ để loại bỏ những gen không mong muốn ra khỏi cơ thể động vật.
C. Đột biến đảo đoạn góp phần tạo nên các nòi trong loài.
D. Có thể dùng đột biến chuyển đoạn tạo các dòng côn trùng 

Tài liệu đính kèm:

  • docBai thi KHTN co DA 2016 2017.doc