Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc

doc 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 436Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Nguyễn Bá Ngọc
SỞ GD& ĐT PHÚ YÊN KỲ THI TRUNG HỌC PHỔ THÔNG QUỐC GIA 2017 ĐỀ THAM KHẢO Bài thi: Khoa học xã hội: Môn: GDCD	
(Đề có 6 trang) 	 Thời gian: 50 phút
Câu 1: Nhà nước đưa ra trách nhiệm pháp lý là nhằm:
A. Phạt tiền người vi phạm.
B. Buộc chủ thể vi phạm chấm dứt hành vi trái pháp luật, phải chịu những thiệt hại nhất định; giáo dục răn đe những người khác.
C. Lập lại trật tự xã hội.
D. Ngăn chặn người vi phạm có thể có vi phạm mới.
Câu 2: Ông B điều khiển xe mô tô đi ngược đường một chiều (chưa gây tai nạn), CSGT lập biên bản xử phạt.Việc xử phạt đó nhằm mục đích gì ?
A. Chấm dứt hành vi vi phạm pháp luật (đi ngược chiều).
B. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho chính ông
C. Ngăn chặn không để gây tai nạn cho người khác.
D. Cả 3 đều đúng.
Câu 3: Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A. Tính hiện đại.	B. Tính quyền lực, bắt buộc chung.
C. Tính cơ bản.	D. Tính truyền thống.
Câu 4: Pháp luật qui định người từ bao nhiêu tuổi trở lên phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra ?
A. Đủ 16 tuổi trở lên	B. Đủ 18 tuổi trở lên
C. 16 tuổi trở lên	D. 18 tuổi trở lên
Câu 5: Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện việc áp dụng pháp luật?
A. Người tham gia giao thông không vượt qua ngã tư khi có tín hiệu đèn đỏ.
B. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm.
C. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
D. Anh A và chị B đến UBND phường đăng ký kết hôn.
Câu 6: Trong hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật, văn bản có giá trị pháp lý cao nhất là:
A. Hiến pháp.	B. Hiến pháp, luật và pháp lệnh.
C. Hiến pháp và luật.	D. Nghị định của chính phủ.
Câu 7: Trong các hành vi sau đây, hành vi nào phải chịu trách nhiệm kỉ luật?
A. Cướp giật dây chuyền, túi xách của người đi đường.
B. Cán bộ, công chức vi phạm vào ngày công, giờ công.
C. Đua xe trái phép.
D. Đánh người gây thương tích.
Câu 8: Ông A xây nhà lấn vào lối đi chung của các hộ khác. Ông A sẽ chịu hình thức xử lý nào của Ủy ban nhân dân phường ?
A. Cảnh cáo, buộc tháo dỡ phần xây dựng trái phép.
B. Cảnh cáo, phạt tiền.
C. Phạt tù.
D. Thuyết phục, giáo dục.
Câu 9: Tòa án xét xử các vụ án sản xuất hàng giả không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
A. Bình đẳng về quyền tự chủ trong kinh doanh.
B. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
C. Bình đẳng về nghĩa vụ trong kinh doanh.
D. Bình đẳng về quyền lao động.
Câu 10: Các quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền, thể hiện:
A. Bản chất giai cấp của pháp luật.	B. Bản chất xã hội của pháp luật.
C. Quan điểm của những nhà làm luật.	D. Quan điểm của mọi người.
Câu 11. Một trong những điều kiện để kết hôn là
A. Nam nữ từ 18 tuổi trở lên
B. Nam từ 20 tuổi trở lên, nữ từ 18 tuổi trở lên
C. Nam nữ từ 20 tuổi trở lên
D. Mọi công dân từ đủ 20 tuổi trở lên không phân biệt giới tính
Câu 12. Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm
A. Hành chính
B. Hình sự
C. Dân sự
D. Kỷ luật
Câu 13. Học sinh sử dụng tài liệu khi kiểm tra giữa kỳ là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Kỷ luật
C. Hình sự
D. Hành chính
Câu 14. Trên đường giao thông, khi hiệu lệnh của người điều khiển giao thông trái với hiệu lệnh của đèn hoặc biển báo thì người tham gia giao thông phải chấp hành theo hiệu lệnh nào?
A. Hiệu lệnh của người điều khiển giao thông;
B. Hiệu lệnh của đèn điều khiển giao thông;
C. Hiệu lệnh của biển báo hiệu đường bộ;
D. Tất cả đều đúng. 
Câu 15. Ở nước ta cơ quan có thẩm quyền ban hành Hiến pháp, Luật là:
A. Chính phủ
B. Quốc hội
C. Bộ tư pháp
D. Bộ Công an
Câu 16. Để giao kết hợp đồng lao động, chị H cần căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây? 
A. Tự do, tự nguyện, bình đẳng.
B. Dân chủ, công bằng, tiến bộ.
C. Tích cực, chủ động, tự quyết.
D. Tự giác, trách nhiệm, tận tâm .
Câu 17. Trong trường hợp nào dưới đây thì bất kì ai cũng có quyền được bắt người?
A. Đang chuẩn bị thực hiện hành vi phạm tội.
B. Đang phạm tội quả tang hoặc đang bị truy nã .
C. Có dấu hiệu thực hiện hành vi phạm tội.
D. Bị nghi ngờ phạm tội.
Câu 18. Người thuộc trường hợp nào dưới đây không được thực hiện quyền bầu cử?
A. Đang thi hành án phạt tù .
B. Đang điều trị ở bệnh viện.
C. Đang đi công tác ở biên giới, hải đảo.
D. Đang bị nghi ngờ vi phạm pháp luật.
Câu 19. Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Say rượu
B. Bị bệnh tâm thần	
C. Bị ép buộc
D. Bị dụ dỗ
Câu 20. Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.	
B. Từ 18 đến 27 tuổi.	
C. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 21. Buôn bán, vận chuyển ma túy là hành vi vi phạm
A. Dân sự	
B. Kỷ luật
C. Hình sự	
D. Hành chính
Câu 22. Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến tánh mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chánh.
B. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.
C. Vi phạm pháp luật dân sự..
D. Vi phạm pháp luật hình sự.
Câu 23. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại
biểu của nhân dân có độ tuổi là:
A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
B. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
C. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng
cử.
D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử
Câu 24. Nội dung cơ bản của quyền học tập của công dân là:
A. Mọi công dân đều được ưu tiên trong tuyển chọn vào các trường đại học, cao
đẳng như nhau.
B. Mọi công dân đều phải đóng học phí.
C. Mọi công dân đều bình đẳng về cơ hội học tập.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 25. Luât Hôn nhân và gia đình năm 2000 ở điều 34 khẳng định chung “ cha mẹ
không được phân biệt đối xử giữa các con”. Điều này phù hợp với:
A. Quy tắc xử sự trong đời sống xã hội.
B. Chuẩn mực đời sống tình cảm, tinh thần của con người.
C. Nguyện vọng của mọi công dân.
D. Hiến pháp.
Câu 26. Không có pháp luật xã hội sẽ không :
A. Dân chủ và hạnh phúc 
B. Hòa bình và dân chủ 
C. Sức mạnh và quyền lực
D. Trật tự và ổn định
Câu 27. Công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ có nghĩa là mọi công dân:
A. Đều có quyền như nhau.
B. Đều có nghĩa vụ như nhau.
C. Đều bình đẳng về quyền và làm nghĩa vụ theo quy định của pháp luật.
D. Đều có quyền và nghĩa vụ giống nhau.
Câu 28. Cá nhân, tổ chức sử dụng pháp luật tức là làm những gì mà pháp luật:
A. Không cho phép làm
B. Quy định	
C. Quy định phải làm
D. Cho phép làm
Câu 29. Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào ?
A. Vi phạm luật dân sự
B. Vi phạm kỉ luật
C. Vi phạm luật hành chính	
D. Vi phạm luật hình sự
Câu 30. Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:
A. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm
B. Trạng thái và thái độ của chủ thể 
C. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.
D. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội 
Câu 31. Pháp luật XHCN mang bản chất của giai cấp:
A. Nhân dân lao động 
B. Giai cấp cầm quyền
C. Giai cấp công nhân
D. Giai cấp tiến bộ 
Câu 32. Một trong những đặc điểm để phân biệt pháp luật với quy phạm đạo đức là:
A. Pháp luật có tính quyền lực.
B. Pháp luật có tính bắt buộc chung.
C. Pháp luật có tính quy phạm.
D. Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung.
Câu 33: Lịch sử xã hội loài người đã tồn tại bốn kiểu nhà nước là:
A. chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư hữu - XHCN
B. chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư sản - XHCN
C. chiếm hữu nô lệ - phong kiến - tư bản chủ nghĩa - XHCN
D. chiếm hữu nô lệ - phong kiến – XHCN- tư bản chủ nghĩa
Câu 34. Chủ thể của hợp đồng lao động là:
A. Người lao động và đại diện người lao động.
B. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
C. Người lao động
D. Người lao động và người sử dụng lao động.
Câu 35. Ở Phạm vi cơ sở, dân chủ trực tiếp được thực hiện theo cơ chế:
A. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp.
B. Trực tiếp, thẳng thắn, thực tế.
C. Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra.
D. Tất cả phương án trên.
Câu 36. Mục đích của khiếu nại là:
A. Đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền xem lại quyết định hành
chính, hành vi hành chính của mình.
B. Báo cáo cơ quan, tổ chức có thẩm quyền biết về hành vi vi phạm pháp luật của
bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
C. Phát hiện, ngăn chặn các việc làm trái pháp luật.
D. Khôi phục quyền và lợi ích hợp pháp của người khiếu nại đã bị xâm phạm.
Câu 37. Văn bản pháp luật quốc tế, được ký kết giữa các quốc gia với nhau, hoặc giữa quốc gia với tổ chức quốc tế, nội dung đa số thường liên quan đến lĩnh vực bảo vệ quyền con người được gọi là:
A. Hiến chương.
B. Hiệp định.
C. Công ước.
D. Hiệp ước.
Câu 38. Pháp luật có vai trò như thế nào đối với công dân? 
A. Bảo vệ quyền tự do tuyệt đối của công dân.
B. Bảo vệ mọi lợi ích của công dân.
C. Bảo vệ mọi nhu cầu của công dân.
D. Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của công dân.
Câu 39. Chị H bị buộc thôi việc trong thời gian đang nuôi con 8 tháng tuổi. Chị H cần căn cứ vào quyền nào của công dân để bảo vệ mình?
A. Quyền bình đẳng.
B. Quyền dân chủ.
C. Quyền khiếu nại.
D. Quyền tố cáo.
Câu 40. Người lái xe moto khi điều khiển phương tiện phải mang theo các giấy tờ:
A. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe.
B. Giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe; giấy chứng minh nhân dân.
C. Giấy phép lái xe; giấy đăng ký xe; hộ khẩu.
D. Giấy chứng nhận bảo hiểm trách nhiệm dân sự; giấy đăng ký xe; giấy phép lái xe.
HẾT
ĐÁP ÁN
Câu
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10
11
12
13
14
15
16
17
18
19
20
Đáp án
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
B
A
Câu
21
22
23
24
25
26
27
28
29
30
31
32
33
34
35
36
37
38
39
40
Đáp án
C
D
C
C
C
D
C
D
C
D
C
D
C
D
C
D
C
D
C
D

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_NBN.doc