Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Hồng Phong

doc 7 trang Người đăng dothuong Lượt xem 437Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Hồng Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia môn Giáo dục công dân năm 2017 - Trường THPT Lê Hồng Phong
SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN
Trường THPT Lê Hồng Phong
ĐỀ THI MINH HỌA
Môn: GDCD 12
Thời gian làm bài: 50 phút
Câu 1. Hiến pháp hiện hành của nước Cộng hòa XHCN Việt Nam là hiến pháp năm :
A. 2013.
B. 2011.
C. 1992.
D. 1980.
Câu 2. Luật cơ bản của Nhà nước có hiệu lực pháp lý cao nhất là :
Bộ luật Hình sự.
	B. Luật Hành chính.
	C. Hiến pháp.
	D. Bộ Luật Dân sự.
Câu 3. Tổ chức duy nhất có quyền ban hành pháp luật và bảo đảm thực hiện pháp luật là :
Chính phủ.
Quốc hội.
Các cơ quan nhà nước. 
Nhà nước.
Câu 4. Pháp luật là phương tiện để công dân
Sống trong tự do, dân chủ.
Thực hiện và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.
Quyền con người được tôn trọng và bảo vệ.
Công dân phát triển toàn diện.
Câu 5. Trong các hành vi dưới đây hành vi nào thể hiện công dân sử dụng pháp luật?
 A. Người kinh doanh trốn thuế phải nộp phạt.
 B. Công dân A gửi đơn khiếu nại lên cơ quan nhà nước.
 C. Công ty Y nộp thuế theo quy định của pháp luật.
 D. Cảnh sát giao thông xử phạt người không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe gắn máy.
Câu 6. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa là đã thực hiện pháp luật theo hình thức nào?
 A. Sử dụng pháp luật.	
 B. Thi hành pháp luật.
 C. Tuân thủ pháp luật.
 D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý?
 A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. 
 B. Người từ đủ 16 tuổi đến dưới 18 tuổi.
 C. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. 
 D. Người dưới 18 tuổi.
Câu 8. Người phải chịu trách nhiệm hành chính về mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là
	A. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
 B. Từ 18 tuổi trở lên.
 C. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
 D. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
Câu 9. Người nào sau đây khi có hành vi vi phạm pháp luật không phải chịu trách nhiệm pháp lí?
 A. Say rượu.	
 B. Bị ép buộc.
 C. Bị bệnh tâm thần.	
 D. Bị dụ dỗ.
Câu 10. Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm:
 A. Kỷ luật.
 B. Dân sự.
 C. Hình sự.
 D. Hành chính.
Câu 11. Người có hành vi gây tổn hại cho sức khỏe người khác thì:
 A. Phải chịu trách nhiệm hình sự.
 B. Phải chịu trách nhiệm dân sự.
 C. Phải chịu trách nhiệm hình sự và trách nhiệm dân sự.
 D. Phải chịu trách nhiệm hành chính.
Câu 12: Khi công dân vi phạm pháp luật với tính chất và mức độ vi phạm như nhau, trong một hoàn cảnh như nhau thì đều phải chịu trách nhiệm pháp lí:
Như nhau.    
    B. Ngang nhau.      
   C. Bằng nhau.             
 D. Có thể khác nhau.
Câu 13. Nhận định nào sau đây là sai?
Công dân bình đẳng trước pháp luật được hiểu là
 A. Mọi công dân đều được hưởng quyền và làm nghĩa vụ trước Nhà nước và xã hội theo quy định của pháp luật.
 B. Mọi công dân vi phạm pháp luật cũng bị xử lý theo quy định của pháp luật.
 C. Mọi công dân vi phạm pháp luật đều phải chịu trách nhiệm pháp lý theo quy định của pháp luật.
 D. Công dân nào cũng được hưởng quyền và thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước và xã hội.
Câu 14. Tòa án xét xử các vụ án tham nhũng không phụ thuộc vào người bị xét xử là ai, giữ chức vụ gì. Điều này thể hiện quyền bình đẳng nào của công dân?
 A. Bình đẳng về trách nhiệm pháp lý.
 B. Bình đẳng về quyền và nghĩa vụ.
 C. Bình đẳng về quyền lao động.
 D. Bình đẳng về mọi mặt của công dân.
Câu 15. Theo Hiến pháp năm 1992, tự do kinh doanh được quy định là
 A. Nghĩa vụ của công dân.
 B. Trách nhiệm của công dân.
 C. Quyền và nghĩa vụ của công dân.
 D. Quyền của công dân.
Câu 16. Nhận định nào sau đây là sai?
Bình đẳng trong kinh doanh được hiểu là
 A. Mọi công dân đều có quyền tự do lựa chọn hình thức tổ chức kinh doanh; kinh doanh bất kì ngành, nghề nào.
 B. Mọi doanh nghiệp đều có quyền tự chủ đăng kí kinh doanh trong những ngành, nghề mà pháp luật không cấm.
 C. Mọi doanh nghiệp đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật.
 D. Mọi loại hình doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế khác nhau đều được bình đẳng trong việc khuyến khích phát triển lâu dài, đều là bộ phận cấu thành quan trọng của nền kinh tế quốc dân.
Câu 17. Nội dung nào sau đây thể hiện bình đẳng trong lao động
 A. Cùng thực hiện đúng nghĩa vụ tài chính đối với nhà nước.
 B. Tự do lựa chọn các hình thức kinh doanh.
 C. Có cơ hội như nhau trong tiếp cận việc làm.
 D. Tự chủ trong kinh doanh để nâng cao hiệu quả cạnh tranh.
Câu 18. Chủ thể của hợp đồng lao động là
 A. Người lao động và đại diện người lao động.
 B. Đại diện người lao động và người sử dụng lao động.
 C. Người lao động và người sử dụng lao động.
 D. Tất cả phương án trên.
Câu 19. Bình bẳng trong quan hệ vợ chồng được thể hiện qua quan hệ nào sau đây?
 A. Quan hệ vợ, chồng và quan hệ giữa vợ chồng với họ hàng nội, ngoại.
 B. Quan hệ gia đình và quan hệ xã hội.
 C. Quan hệ nhân thân và quan hệ tài sản.
 D. Quan hệ hôn nhân và quan hệ nuôi dưỡng con cái.
Câu 20. Bình đẳng giữa các thành viên trong gia đình được hiểu là:
 A. Các thành viên trong gia đình đối xử công bằng, dân chủ, tôn trọng lẫn nhau.
 B. Tập thể gia đình quan tâm đến lợi ích của từng cá nhân, từng cá nhân phải quan tâm đến lợi ích chung của gia đình.
 C. Các thành viên trong gia đình có quyền và nghĩa vụ chăm sóc, giúp đỡ nhau, cùng nhau chăm lo đời sống chung của gia đình.
 D. Tất cả các phương án trên.
Câu 21. Thế nào là quyền bình đẳng giữa các dân tộc?
 A. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng và bảo vệ.
 B. Các dân tộc được nhà nước bảo đảm quyền bình đẳng.
 C. Các dân tộc được nhà nước và pháp luật tôn trọng, bảo vệ và tạo điều kiện phát triển.
 D. Các dân tộc thiểu số được tạo điều kiện phát triển.
Câu 22. Trong lĩnh vực kinh tế, quyền bình đẳng của dân tộc được hiểu là:
 A. Nhà nước phải bảo đảm để công dân của tất cả các dân tộc đều có mức sống như nhau.
 B. Đảng và Nhà nước có chính sách phát triển kinh tế bình đẳng, không có sự phân biệt giữa dân tộc thiểu số và dân tộc đa số.
 C. Những phong tục, tập quán, truyền thống và văn hóa tốt đẹp của từng dân tộc được giữ gìn, khôi phục, phát huy.
 D. Nhà nước phải bảo đảm để không có sự chênh lệch về trình độ dân trí giữa các vùng miền, giữa các dân tộc.
Câu 23. Nhận định nào sau đây là sai?
Nội dung quyền bình đẳng giữa các tôn giáo là:
 A. Công dân theo các tôn giáo khác nhau, người có tôn giáo hoặc không có tôn giáo đều bình đẳng về quyền và nghĩa vụ công dân.
 B. Người theo tôn giáo có quyền hoạt động tôn giáo theo quy định của pháp luật.
 C. Các tôn giáo đều có quyền tự do hoạt động.
 D. Những tổ chức tôn giáo hợp pháp được pháp luật bảo hộ.
Câu 24. Trường hợp nào ai cũng có quyền bắt người mà không cần phải có lệnh hay quyết định của cơ quan nhà nước?
 A. Người đang phạm tội quả tang.
 B. Người đang bị truy nã.
 C. Người đang phạm tội quả tang và người đang bị truy nã.
 D. Bắt người trong trường hợp khẩn cấp.
Câu 25. Bất kỳ ai cũng có quyền bắt và giải ngay đến cơ quan Công an, Viện kiểm sát hoặc UBND nơi gần nhất những người thuộc đối tượng:
 A. Đang thực hiện tội phạm hoặc sau khi thực hiện tội phạm thì bị phát hiện hoặc bị đuổi bắt, người đang bị truy nã.
 B. Đang chuẩn bị thực hiện tội phạm nguy hiểm.
 C. Khi thấy chỗ ở của người đó có dấu vết của tội phạm.
 D. Tất cả các đối tượng trên.
Câu 26. Người nào bịa đặt những điều nhằm xúc phạm đến danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác thì bị:
 A. Phạt cảnh cáo.
 B.Cải tạo không giam giữ đến hai năm.
 C. Phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
 D. Tùy theo hậu quả mà áp dụng một trong các trường hợp trên.
Câu 27. Đánh người gây thương tích là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
 A. Quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân.
 B. Quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe của công dân.
 C. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự, nhân phẩm của công dân
 D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
Câu 28. Khám chỗ ở đúng pháp luật là:
 A.Khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền.
 B. Khám chỗ ở chỉ được thực hiện vào ban ngày.
 C. Khám chỗ ở khi có lệnh của những người có thẩm quyền và thực hiện theo đúng trình tự, thủ tục do pháp luật quy định.
 D. Khám chỗ ở khi khẳng định có tội phạm ở trong đó.
Câu 29. Nhận định nào sau đây là sai?
Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín có nghĩa là:
 A. Thư tín, điện thoại, điện tín của cá nhân được đảm bảo an toàn và bí mật.
 B. Chỉ những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật mới được tiến hành kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác.
 C. Việc kiểm soát thư tín, điện thoại, điện tín của người khác phải có quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
 D. Trong mọi trường hợp, không ai được kiểm soát thư, điện thoại, điện tín của người khác.
Câu 30. Việc nhờ người thân trong gia đình đi bỏ phiếu hộ khi bầu cử đại biểu Quốc hội là vi phạm nguyên tắc bầu cử nào theo Luật bầu cử?
 A. Phổ thông.	
 B. Bình đẳng.	
 C. Trực tiếp.	
 D. Bỏ phiếu kín.
Câu 31. Trong quá trình bầu cử, mỗi lá phiếu đều có giá trị như nhau thể hiện nguyên tắc nào trong bầu cử?
 A. Phổ thông.	
 B. Bình đẳng.	
 C. Trực tiếp.
 D. Bỏ phiếu kín.
Câu 32. Hiến pháp nước ta quy định người có quyền bầu cử và ứng cử vào cơ quan đại biểu của nhân dân có độ tuổi là :
 A. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
 B. Đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và đủ 21 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử.
 C. Nam đủ 20 tuổi trở lên và nữ đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử và ứng cử.
 D. Đủ 20 tuổi trở lên đều có quyền ứng cử và bầu cử.
Câu 33. Quyền bầu cử và quyền ứng cử là cơ sở pháp lý – chính trị quan trọng để :
A.Thực hiện cơ chế “ Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”.
B. Nhân dân thực hiện hình thức dân chủ trực tiếp.
C. Đại biểu của nhân dân chịu sự giám sát của cử tri.
D. Hình thành các cơ quan quyền lực nhà nước, để nhân dân thể hiện ý chí và nguyện vọng của mình.
Câu 34. Trong quy định của pháp luật về quyền tố cáo, đối tượng có hành vi vi phạm pháp luật mà công dân có thể tố cáo là
 A. Cá nhân 
 B. Tổ chức 
 C. Cơ quan nhà nước 
 D. Bất cứ cơ quan, tổ chức, cá nhân nào.
Câu 35. Anh A đề nghị thủ trưởng cơ quan xem xét lại quyết định cho thôi việc của mình. Ta nói anh A đang thực hiện quyền gì?
 A. Quyền tố cáo.	
 B. Quyền ứng cử	
 C. Quyền bãi nại.	
 D. Quyền khiếu nại.
Câu 36. Công dân A tham gia góp ý vào dự thảo luật khi Nhà nước trưng cầu ý dân, ta gọi công dân A đã thực hiện quyền dân chủ nào?
 A. Quyền ứng cử.	
 B. Quyền đóng góp ý kiến. 
 C. Quyền kiểm tra, giám sát.
 D. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội.
Câu 37. Quyền sáng tạo của công dân được hiểu là :
 A. Công dân có quyền tự do nghiên cứu khoa học, kĩ thuật, phát minh, sáng chế, cải tiến kĩ thuật, hợp lí hóa sản xuất.	
 B. Công dân có quyền sáng tác văn học, nghệ thuật. 
 C. Công dân có quyền khám phá khoa học để tạo ra các sản phẩm công trình khoa học về các lĩnh vực của đời sống xã hội.
 D. Cả A, B và C
Câu 38. Quyền học tập của công dân được hiểu là :
 A. Mọi công dân đều có quyền học không hạn chế, có thể học bất cứ ngành nghề nào, học thường xuyên và học suốt đời.	
 B. Công dân có quyền học văn hóa và học nghề bằng nhiều hình thức.
 C. Mọi công dân có quyền được đối xử bình đẳng về cơ hội học tập.
 D. Cả A, B và C.
Câu 39. Những vấn đề cần được ưu tiên giải quyết trong quá trình hướng tới mục tiêu phát triển bền vững là:
 A. Kinh tế, văn hóa, xã hội, mội trường và quốc phòng an ninh.
 B. Kinh tế, văn hóa, dân số, môi trường và quốc phòng an ninh.
 C. Kinh tế việc làm, bình đẳng giới, văn hóa xã hội.
 D. Kinh tế, văn hóa, xã hội, bình đẳng giới và quốc phòng an ninh.
Câu 40. Pháp luật bảo vệ môi trường quy định:
 A. Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hòa với phát triển kinh tế, tiến bộ xã hội để phát triển bền vững đất nước.
 B. Bảo vệ môi trường phải phù hợp quy luật, đặc điểm lịch sử, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - xã hội.
 C. Bảo vệ môi trường là việc làm thường xuyên, ngăn ngừa và khắc phục ô nhiễm, cải thiện chất lượng môi trường.
 D. Tất cả các phương án trên.
--Hết --
SỞ GD VÀ ĐT PHÚ YÊN
Trường THPT Lê Hồng Phong
ĐÁP ÁN 
ĐỀ THI MINH HỌA
Môn: GDCD 12
1A
2C
3B
4B
5B
6B
7A
8C
9C
10B
11C
12A
13D
14A
15D
16A
17C
18C
19C
20D
21C
22B
23C
24A
25A
26D
27B
28C
29D
30C
31B
32B
33D
34D
35D
36D
37D
38D
39A
40D

Tài liệu đính kèm:

  • docCD_LHP.doc