Đề thi thử THPT quốc gia Khoa học tự nhiên - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám

doc 9 trang Người đăng dothuong Lượt xem 724Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Khoa học tự nhiên - Mã đề 132 - Năm học 2016-2017 - Trường THPT Hoàng Hoa Thám", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TRƯỜNG THPT HOÀNG HOA THÁM
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2016 - 2017
MÔN : KHOA HỌC TỰ NHIÊN
Thời gian làm bài: 150 phút; 
(Không kể thời gian giao đề)
MĐ: 132
I. PHẦN I. MÔN VẬT LÝ
Câu 1. Phương trình dao động của vật có dạng: x = Acos2(wt + π/6) cm. Chọn kết luận đúng?
 A. Vật dao động với biên độ A/2.	B. Vật dao động với biên độ A.
 C. Vật dao động với biên độ 2A.	D. Vật dao động với pha ban đầu π/6.
Câu 2. Một vật nhỏ dao động điều hòa theo một trục cố định. Phát biểu nào sau đây đúng?
	A. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đường hình sin.	
 B. Quỹ đạo chuyển động của vật là một đoạn thẳng.
	C. Lực kéo về tác dụng vào vật không đổi.	
 D. Li độ của vật tỉ lệ với thời gian dao động.
Câu 3. Khi một vật dao động điều hòa, chuyển động của vật từ vị trí cân bằng về vị trí biên là chuyển động
	 A. nhanh dần đều.	 B. chậm dần đều. C. nhanh dần.	 D. chậm dần.
Câu 4. Khi nói về năng lượng của một vật dao động điều hòa, phát biểu nào sau đây là đúng?
	A. Cứ mỗi chu kì dao động của vật, có bốn thời điểm thế năng bằng động năng.
	B. Thế năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí cân bằng. 
 C. Động năng của vật đạt cực đại khi vật ở vị trí biên.
	D. Thế năng và động năng của vật biến thiên cùng tần số với tần số của li độ.
Câu 5. Một con lắc lò xo dao động điều hòa với phương trình : x = 6cos(πt - π/2) cm. Quãng đường vật đi được trong khoảng thời gian t = 5(s), kể từ thời điểm gốc (t = 0) là? 
 A. 30cm.	B. 15cm.	 C. 60cm.	D. 90cm.
Câu 6. Một vật dao động điều hòa theo một trục cố định (mốc thế năng ở vị trí cân bằng) thì
	A. động năng của vật cực đại khi gia tốc của vật có độ lớn cực đại.
	B. khi vật đi từ vị trí cân bằng ra biên, vận tốc và gia tốc của vật luôn cùng dấu.
	C. khi ở vị trí cân bằng, thế năng của vật bằng cơ năng. 
 D. thế năng của vật cực đại khi vật ở vị trí biên.
Câu 7. Một vật nhỏ khối lượng 100 g, dao động điều hòa với biên độ 4 cm và tần số 5 Hz. Lấy p2=10. Lực kéo về tác dụng lên vật nhỏ có độ lớn cực đại bằng	
	 A. 8 N.	B. 6 N.	C. 4 N.	D. 2 N.
Câu 8. Trong dao động điều hoà, gia tốc biến đổi?
	A. Cùng pha với vận tốc.	B. Sớm pha p/2 so với vận tốc.
	C. Ngược pha với vận tốc.	D. Trễ pha p/2 so với vận tốc.
Câu 9. Trong dao động điều hòa những đại lượng dao động cùng tần số với tần số li độ là
 A. vận tốc, gia tốc và cơ năng	 B. vận tốc, gia tốc và lực phục hồi 
 C. vận tốc, động năng và thế năng D. động năng, thế năng và lực phục hồi
Câu 10. Chu kì dao động điều hòa của con lắc đơn không phụ thuộc vào
	A. khối lượng quả nặng.	B. vĩ độ địa lí. C. gia tốc trọng trường.	D.chiều dài dây treo.
Câu 11: ( Đề minh họa 2017)Một con lắc lò xo gồm một vật nhỏ khối lượng m và lò xo có độ cứng k. Con lắc dao động điều hòa với tần số góc là 
 	A. 2π	B. 2π	C. 	D. 
Câu 12: ( Đề minh họa 2017)Một chất điểm dao động điều hòa với phương trình x = Acos(ωt + φ); trong đó A, ω là các hằng số dương. Pha của dao động ở thời điểm t là 
 	A. (ωt +φ). 	B. ω. 	C. φ. 	D. ωt. 
Câu 13: Đối với dao động tuần hoàn, khoảng thời gian ngắn nhất mà sau đó trạng thái dao động của vật được lặp lại như cũ được gọi là
A. chu kì dao động.	B. chu kì riêng của dao động.
C. tần số dao động.	D. tần số riêng của dao động.
Câu 14: ( Đề minh họa 2017)Hai dao động có phương trình lần lượt là: x1 = 5cos(2πt + 0,75π) (cm) và x2 = 10cos(2πt + 0,5π) (cm). Độ lệch pha của hai dao động này có độ lớn bằng 
 	A. 0,25π. 	B. 1,25π. 	C. 0,50π. 	D. 0,75π. 
Câu 15: ( Đề minh họa 2017)Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox với phương trình u = 2cos(40πt − πx) (mm). Biên độ của sóng này là 
 	A. 2 mm. 	B. 4 mm. 	C. π mm. 	D. 40π mm. 
Câu 16: ( Đề minh họa 2017)Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai? 
	A. Sóng cơ lan truyền được trong chân không. 	 B. Sóng cơ lan truyền được trong chất rắn. 
	C. Sóng cơ lan truyền được trong chất khí. 	 D. Sóng cơ lan truyền được trong chất lỏng. 
Câu 17: ( Đề minh họa 2017) Một sóng cơ truyền dọc theo trục Ox có phương trình u = Acos(20πt – πx), với t tính bằng s. Tần số của sóng này bằng 
 	A. 10π Hz. 	B. 10 Hz. 	C. 20 Hz. 	D. 20π Hz. 
Câu 18: Độ cao của âm phụ thuộc vào yếu tố nào của âm?
A. Độ đàn hồi của nguồn âm.	B. Biên độ dao động của nguồn âm.
C. Tần số của nguồn âm.	D. Đồ thị dao động của nguồn âm.
Câu 19: Một lò xo treo thẳng đứng, đầu trên cố định, đầu dưới có gắn vật m = 100g, độ cứng 25 N/m, lấy g = 10 m/s2. Chọn trục Ox thẳng đứng, chiều dương hướng xuống. Vật dao động với phương trình: x = 4cos(5πt+)cm. Thời điểm lúc vật qua vị trí lò xo bị dãn 2cm lần đầu tiên là
A. s.	B. s.	C. s.	D. s.
Câu 20: Một con lắc đơn có chiều dài 121cm, dao động điều hòa tại nơi có gia tốc trọng trường g. Lấy π2 = 10. Chu kì dao động của con lắc là
A. 1s	B. 2,2s	C. 0,5s	D. 2s
Câu 21: Một vật thực hiện đồng thời hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số có phương trình: x1 = A1cos(wt + j1), x2 = A2cos(wt + j2). Biên độ A của dao động tổng hợp của hai dao động trên được cho bởi công thức nào sau đây?
A. .	B. .
C. .	D. .
Câu 22: Một con lắc đơn chiều dài 20cm dao động với biên độ góc 60 tại nơi có g = 9,8m/s2. Chọn gốc thời gian lúc vật đi qua vị trí có li độ góc 30 theo chiều dương thì phương trình li giác của vật là :
A. a = cos(7t+) rad.	B. a = cos(7t- ) rad.
C. a = cos(7t-) rad.	D. a = sin(7t+) rad.
Câu 23: Đặc điểm nào sau đây là đúng trong dao động cưỡng bức.
A. Để có dao dộng cưỡng bức thì phải cần có ngoại lực không đổi tác dụng vào hệ.
B. Dao động cưỡng bức là dao động không điều hòa.
C. Tần số của dao động cưỡng bức là tần số của ngoại lực.
D. Biên độ dao động cưỡng bức chỉ phụ thuộc vào biên độ của ngoại lực mà không phụ thuộc vào tần số của ngoại lực.
Câu 24: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = 5cos(2t -0,5) (cm). Kể từ lúc t = 0, quãng đường vật đi được sau 12,375s bằng
A. 246,46cm.	B. 235cm.	C. 247,5cm.	D. 245,46cm.
Câu 25: Tại một nơi xác định, một con lắc đơn dao động điều hòa với chu kì T, khi chiều dài con lắc tăng 4 lần thì chu kì con lắc
A. tăng 4 lần.	B. tăng 16 lần.	C. không đổi.	D. tăng 2 lần.
Câu 26: Phương trình li độ của một vật là: x = 2cos(2pt - )cm kể từ khi bắt đầu dao động đến khi t = 3,6s thì vật đi qua li độ x = 1cm lần nào sau đây:
A. 9 lần.	B. 7 lần.	C. 8 lần.	D. 6 lần.
Câu 27: Khi cường độ âm tăng gấp 1000 lần thì mức cường độ âm
A. tăng thêm 30(dB). B. tăng thêm 1000(dB). C. Tăng thêm 10 lần. D. tăng lên gấp 3 lần.
Câu 28: Một vật dao động điều hoà theo phương trình x = -4cos(5pt-)cm. Biên độ dao động và pha ban đầu của vật là:
A. 4cm và rad.	B. 4cm và rad.	C. -4cm và rad.	D. 4cm và rad.
Câu 29: Sóng dừng trên dây AB có chiều dài 32cm với hai đầu cố định. Tần số dao động của dây là 50Hz, tốc độ truyền sóng trên dây là 4m/s. Trên dây có
A. 5 nút sóng, 4 bụng sóng.	B. 4 nút sóng, 4 bụng sóng.
C. 8 nút sóng, 8 bụng sóng.	D. 9 nút sóng, 8 bụng sóng.
Câu 30: Trên mặt nước có hai nguồn phát sóng kết hợp là nguồn điểm A và B cách nhau 30 cm, dao động theo phương trình uA = uB = acos20πt cm. Coi biên độ sóng không đổi trong quá trình sóng truyền đi. Người ta đo được khoảng cách giữa hai điểm đứng yên liên tiếp trên đoạn AB là 3 cm. Xét 2 điểm M1 và M2 trên đoạn AB cách trung điểm H của AB những đoạn lần lượt là 0,5 cm và 2 cm. Tại thời điểm t1, vận tốc của M1 là -12cm/s thì vận tốc của M2 là
A. 3cm/s.	B. 4cm/s.	C. 4cm/s.	D. 4cm/s.
Câu 31: Các đặc tính sinh lí của âm gồm
A. độ cao, âm sắc, năng lượng.	B. độ cao, âm sắc, cường độ.
C. độ cao, âm sắc, biên độ.	D. độ cao, âm sắc, độ to.
Câu 32: Cường độ âm tại một điểm trong môi trường truyền âm là 10-7W/m2. Biết cường độ âm chuẩn là I0 =10-12W/m2. Mức cường độ âm tại điểm đó bằng
A. 70dB.	B. 50dB.	C. 60dB.	D. 80dB.
Câu 33: Cơ năng của một dao động tắt dần chậm giảm 5% sau mỗi chu kỳ. Sau mỗi chu kỳ phần trăm biên độ giảm có giá trị gần giá trị nào nhất sau đây?
A. 5%.	B. 2,5%.	C. 10%.	D. 2,24%.
Câu 34: Cho hai dao động điều hoà cùng phương cùng tần số, biên độ lần lượt là : A1 = 9cm, A2, j1 = , j2 = -rad. Khi biên độ của dao động tổng hợp là 9cm thì biên độ A2 là :
A. A2 = 18cm.	B. A2 = 4,5cm.	C. A2 = 9cm.	D. A2 = 9cm.
Câu 35: Trong hiện tượng giao thoa sóng trên mặt nước đối với hai nguồn cùng pha, vị trí các điểm cực đại cùng pha với nguồn sẽ cách nhau
A. một số nguyên lẻ lần bước sóng.	B. một số nguyên lần nủa bước sóng.
C. một số nguyên chẳn lần bước sóng.	D. một số nguyên chẳn lần nửa bước sóng.
Câu 36: Phương trình sóng tại hai nguồn là : . AB cách nhau 20cm, vận tốc truyền sóng trên mặt nước là 15cm/s. CD là hai điểm nằm trên đường dao động với biên độ cực đại và tạo với AB thành một hình chữ nhật ABCD. Diện tích cực tiểu của hình chữ nhật ABCD là:
A. 458,8 cm2.	B. 2651,6 cm2.	C. 354,4 cm2.	D. 10,01 cm2.
Câu 37: ( Đề minh họa 2017) Một con lắc đơn đang dao động điều hòa với biên độ góc 5o. Khi vật nặng đi qua vị trí cân bằng thì người ta giữ chặt điểm chính giữa của dây treo, sau đó vật tiếp tục dao động điều hòa với biên độ góc α0. Giá trị của α0 bằng 
 	A. 7,1o. 	B. 10o. 	C. 3,5o. 	D. 2,5o. 
Câu 38: ( Đề minh họa 2017) Khảo sát thực nghiệm một con lắc lò xo gồm vật nhỏ có khối lượng 216 g và lò xo có độ cứng k, dao động dưới tác dụng của ngoại lực F = F0cos2πft, với F0 không đổi và f thay đổi được. Kết quả khảo sát ta được đường biểu diễn biên độ A của con lắc theo tần số f có đồ thị như hình vẽ. Giá trị của k xấp xỉ bằng 
 	A. 13,64 N/m. 	B. 12,35 N/m. 	 
 	C. 15,64 N/m. 	D. 16,71 N/m. 
Câu 39: ( Đề minh họa 2017) Tại điểm O trong lòng đất đang xảy ra dư chấn của một trận động đất. Ở điểm A trên mặt đất có một trạm quan sát địa chấn. Tại thời điểm t0, một rung chuyển ở O tạo ra 2 sóng cơ (một sóng dọc, một sóng ngang) truyền thẳng đến A và tới A ở hai thời điểm cách nhau 5 s. Biết tốc độ truyền sóng dọc và tốc độ truyền sóng ngang trong lòng đất lần lượt là 8000 m/s và 5000 m/s. Khoảng cách từ O đến A bằng 
 	A. 66,7 km. 	B. 15 km. 	C. 115 km. 	D. 75,1 km. 
Câu 40: ( Đề minh họa 2017) Tại hai điểm A và B ở mặt chất lỏng có 2 nguồn kết hợp dao động điều hòa theo phương thẳng đứng và cùng pha. Ax là nửa đường thẳng nằm ở mặt chất lỏng và vuông góc với AB. Trên Ax có những điểm mà các phần tử ở đó dao động với biên độ cực đại, trong đó M là điểm xa A nhất, N là điểm kế tiếp với M, P là điểm kế tiếp với N và Q là điểm gần A nhất. Biết MN = 22,25 cm và NP = 8,75 cm. Độ dài đoạn QA gần nhất với giá trị nào sau đây? 
 	A. 1,2 cm. 	B. 3,1 cm. 	C. 4,2 cm. 	D. 2,1 cm. 
II. PHẦN II. MÔN HÓA HỌC
Câu 1: Dẫn 8,96 lít CO2 (ở đktc) vào 600 ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Phản ứng kết thúc thu được m gam kết tủa. Gía trị của m là
	A 40.	B 30.	C 25.	D 20.
Câu 2: Có 4 dd đựng trong 4 lọ hóa chất mất nhãn là (NH4)2SO4, K2SO4, NH4NO3, KOH, để nhận biết 4 chất lỏng trên, chỉ cần dùng dung dịch
	A BaCl2.	B NaOH.	C Ba(OH)2.	D AgNO3.
Câu 3: Hợp chất nào sau đây tác dụng được với vàng kim loại ?
	A Không có chất nào.	 B Axit HNO3 đặc nóng.	
	C Dung dịch H2SO4 đặc nóng. D Hỗn hợp axit HNO3 và HCl có tỉ lệ số mol 1:3.
Câu 4: Điện phân 200 ml dung dịch muối CuSO4 trong thời gian, thấy khối lượng dung dịch giảm 8 gam. Dung dịch sau điện phân cho tác dụng với dd H2S dư thu được 9,6g kết tủa đen. Nồng độ mol của dung dịch CuSO4 ban đầu là
	A 2M.	B 1,125M.	C 0,5M.	D 1M.
Câu 5: Cho khí CO dư đi qua hỗn hợp gồm CuO, Al2O3, MgO (nung nóng). Khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được chất rắn gồm
	A Cu, Al2O3, Mg.	B Cu, Al, MgO.	C Cu, Al, Mg.	D Cu, Al2O3, MgO.
Câu 6: Điện phân hoàn toàn 200ml dung dịch AgNO3 với 2 điên cực trơ thu được một dung dịch có pH= 2. Xem thể tích dung dịch thay đổi không đáng kể thì lượng Ag bám ở catot là
	A 0,540 gam.	B 0,108 gam.	C 0,216 gam. 	D 1,080 gam.
Câu 7: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dd đó là
	A dd BaCl2.	B dd NaOH.	C dd CH3COOAg.	D qùi tím.
Câu 8: Nguyên liệu chính dùng để sản xuất nhôm là
	A quặng đôlômit.	B quặng boxit.	C quặng manhetit.	D quặng pirit. 
Câu 9: Các nguyên tử thuộc nhóm IIA có cấu hình electron lớp ngoài cùng là
	A ns1np2.	B ns2.	C np2.	D ns1np1. 
Câu 10: Cho 8,40 gam sắt vào 300 ml dung dịch AgNO3 1,3 M. Lắc kĩ cho phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là
	A 16,20.	B 42,12.	C 32,40.	D 48,60.
Câu 11: Cho dãy chuyển hoá sau: Fe FeCl3 FeCl2 Fe(NO3)3. X, Y, Z lần lượt là
	A Cl2, Fe, HNO3.	B Cl2, Cu, HNO3.	C Cl2, Fe, AgNO3. D HCl, Cl2, AgNO3.
Câu 12: Chỉ dùng một thuốc thử duy nhất nào sau đây để phân biệt hai khí SO2 và CO2?
	A dd Ba(OH)2..	B H2O.	C dd Br2.	D dd NaOH.
Câu 13: Hỗn hợp X gồm Fe và Cu, trong đó Cu chiếm 43,24% khối lượng. Cho 14,8 gam X tác dụng hết với dung dịch HCl thấy có V lít khí (đktc) bay ra. Giá trị của V là
	A 1,12.	B 3,36.	C 2,24.	D 4,48.
Câu 14: Có 5 lọ đựng riêng biệt các khí sau: N2, NH3, Cl2, CO2, O2. Để xác định lọ đựng khí NH3 và Cl2 chỉ cần dùng thuốc thử duy nhất là
	A dung dịch BaCl2.	B quì tím ẩm.	C dd Ca(OH)2.	D dung dịch HCl.
Câu 15: Cho dung dịch NaOH (dư) vào dung dịch chứa hỗn hợp FeCl2 và CrCl3, thu được kết tủa X. Nung X trong không khí đến khối lượng không đổi thu được chất rắn Y. Vậy Y là
	A Fe2O3.	B CrO3.	C FeO.	D Fe2O3 và Cr2O3.
Câu 16: Hoà tan 5,6 gam Fe bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), sinh ra V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Giá trị của V là
	A 2,24.	B 3,36.	C 4,48.	D 6,72.
Câu 17: Hai kim loại đều phản ứng với dung dịch Cu(NO3)2 giải phóng kim loại Cu là
	A Fe và Au.	B Al và Ag.	C Cr và Hg.	D Al và Fe.
Câu 18: Cấu hình electron nào dưới đây được viết đúng?
	A 26Fe2+ (Ar) 3d44s2.	B 26Fe3+ (Ar) 3d5.	C 26Fe2+ (Ar) 4s23d4. D 26Fe (Ar) 4s13d7.
Câu 19: Cho các kim loại: Ni, Fe, Cu, Zn; số kim loại tác dụng với dung dịch Pb(NO3)2 là
	A 4.	B 3.	C 2.	D 1.
Câu 20: Cho các hợp kim sau: Cu-Fe (I); Zn-Fe (II); Fe-C (III); Sn-Fe (IV). Khi tiếp xúc với dung dịch chất điện li thì các hợp kim mà trong đó Fe đều bị ăn mòn trước là:
	A II, III và IV.	B I, III và IV.	C I, II và III.	D I, II và IV.
Câu 21: Dung dịch chất nào sau đây làm quì tím hóa xanh?
A. Alanin. 	B. Anilin.	 C. Metylamin. 	D. Glyxin.
Câu 22: Cho các hợp kim sau: Al – Zn (1); Fe – Zn (2); Zn – Cu (3); Mg – Zn (4). Khi tiếp xúc với dung dịch axit H2SO4 loãng thì các hợp kim mà trong đó Zn bị ăn mòn điện hóa học là
A. (2), (3) và (4).	B. (3) và (4).	C. (1), (2) và (3).	D. (2) và (3).
Câu 23: Một loại nước cứng khi đun sôi thì mất tính cứng. Trong loại nước cứng này có hòa tan những chất nào sau đây?
A. Ca(HCO3)2, MgCl2. B. Mg(HCO3)2, CaCl2. C. Ca(HCO3)2, Mg(HCO3)2. D. CaSO4, MgCl2.
Câu 24: Có các thí nghiệm sau
(a) Cho kim loại Na vào dung dịch CuSO4;
(b) Sục CO2 đến dư vào dung dịch Ca(OH)2;
(c) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch Al2(SO4)3;
(d) Cho từ từ dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl3;
Sau khi kết thúc các phản ứng, số thí nghiệm thu được kết tủa là
A. 1 	B. 4. 	C. 3. 	D. 2.
Câu 25: Chất không có khả năng hòa tan được Cu(OH)2 là
A. axit axetic.	 B. Ala-Ala-Gly. 	C. glucozơ. 	D. Phenol.
Câu 26: Tripeptit là hợp chất mà phân tử có
A. hai liên kết peptit, ba gốc β-aminoaxit. 	B. hai liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
C. ba liên kết peptit, hai gốc α-aminoaxit.	 D. ba liên kết peptit, ba gốc α-aminoaxit.
Câu 27: Trong hạt nhân nguyên tử, hạt mang điện là
A. proton và electron.	 B. electron.	C. proton. 	D. proton và notron.
Câu 20: Cho dãy các kim loại: Al, Cu, Fe, Zn. Số kim loại trong dãy tan được trong dung dịch HCl là
A. 3.	 B. 1. 	C. 4.	 D. 2.
Câu 28: Xenlulozơ có cấu tạo mạch không phân nhánh, mỗi gốc C6H10O5 có 3 nhóm -OH, nên có thể viết là
A. [C6H7O3(OH)2]n. 	B. [C6H5O2(OH)3]n. 	C. [C6H7O2(OH)3]n. 	D. [C6H8O2(OH)3]n.
Câu 29: Polime được điều chế bằng phản ứng trùng ngưng là
A. nilon-6,6. 	B. polietilen.	C. poli(metyl metacrylat). 	D. poli(vinyl clorua).
Câu 30: Xà phòng hóa hoàn toàn 2,96 gam HCOOC2H5 bằng một lượng dung dịch KOH vừa đủ. Cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 3,36. 	B. 2,52. 	C. 4,20.	 D. 2,72.
Câu 31: Đốt cháy hoàn toàn 8,96 lít (đktc) hỗn hợp M gồm 2 anken đồng đẳng liên tiếp X; Y (MX < MY) rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy lần lượt qua bình I đựng P2O5 dư và bình II đựng dung dịch Ca(OH)2 dư thấy khối lượng bình I tăng m gam và khối lượng bình II tăng (m + 39) gam. Phần trăm thể tích anken Y trong M là
A. 80,00. 	B. 75,00. 	C. 33,33.	 D. 40,00.
Câu 32: Hòa tan hoàn toàn 3,92 gam hỗn hợp X gồm Al, Na và Al2O3 vào nước (dư) thu được dung dịch Y và khí H2. Cho 0,06 mol HCl vào X thì thu được m gam kết tủa. Nếu cho 0,13 mol HCl vào X thì thu được (m – 0,78) gam kết tủa. Phần trăm khối lượng Na có trong X là
A. 44,01 	B. 41,07 	C. 46,94 	D. 35,20
Câu 33: Cho từ từ đến dư dung dịch Ba(OH)2 vào các dung dịch sau:
(1) Dung dịch NaHCO3. 	(2) Dung dịch Ca(HCO3)2. 	(3) Dung dịch MgCl2.
(4) Dung dịch Na2SO4. 	(5) Dung dịch Al2(SO4)3. 	(6) Dung dịch FeCl3.
(7) Dung dịch ZnCl2. 	(8) Dung dịch NH4HCO3.
Sau khi kết thúc các phản ứng, số trường hợp thu được kết tủa là
A. 6. 	B. 5. 	C. 8. 	D. 7.
Câu 34: Cho 50,0 gam hỗn hợp X gồm Fe3O4 và Cu vào dung dịch HCl dư. Kết thúc phản ứng còn lại 20,4 gam chất rắn không tan. Phần trăm khối lượng của Cu trong hỗn hợp X là
A. 40,8. 	B. 53,6. 	C. 20,4. 	D. 40,0.
Câu35: Hỗn hợp X gồm C3H8, C2H4(OH)2 và một số ancol no, đơn chức, mạch hở (C3H8 và C2H4(OH)2 có số mol bằng nhau). Đốt cháy hoàn toàn 5,444 gam X rồi hấp thụ toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ba(OH)2 dư thấy khối lượng bình tăng lên 16,58 gam và xuất hiện m gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 47,477.	 B. 43,931.	 C. 42,158. 	D. 45,704.
Câu 36: Hòa tan hết 27,2 gam hỗn hợp rắn X gồm Fe3O4, Fe2O3 và Cu trong dung dịch chứa 0,9 mol HCl (dùng dư), thu được dung dịch Y có chứa 13,0 gam FeCl3. Tiến hành điện phân dung dịch Y bằng điện cực trơ đến khi ở catot bắt đầu có khí thoát ra thì dừng điện phân, thấy khối lượng dung dịch giảm 13,64 gam. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất); đồng thời thu được m gam kết tủa. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 116,89. 	B. 118,64. 	C. 116,31. 	D. 117,39.
Câu 37: Hỗn hợp E gồm este X đơn chức và axit cacboxylic Y hai chức (đều mạch hở, không no có một liên kết đôi C=C trong phân tử). Đốt cháy hoàn toàn một lượng E thu được 0,43 mol khí CO2 và 0,32 mol hơi nước. Mặt khác, thủy phân 46,6 gam E bằng 200 gam dung dịch NaOH 12% rồi cô cạn dung dịch thu được phần hơi Z có chứa chất hữu cơ T. Dẫn toàn bộ Z vào bình đựng Na, sau phản ứng khối lương bình tăng 188,85 gam đồng thời thoát ra 6,16 lít khí H2 (đktc). Biết tỉ khối của T so với H2 là 16. Phần trăm khối lượng của Y trong hỗn hợp E có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây ?
A. 41,3%. 	B. 43,5%. 	C. 48,0%.	 D. 46,3%.
Câu38: Thuỷ phân hoàn toàn m gam tetrapeptit X mạch hở thu được hỗn hợp Y gồm 2 amino axit (no, phân tử chứa 1 nhóm -COOH, 1 nhóm -NH2) là đồng đẳng kế tiếp. Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Y cần vừa đủ 58,8 lít không khí (chứa 20% O2 về thể tích, còn lại là N2) thu được CO2, H2O và 49,28 lít N2 (các khí đo ở đktc). Số công thức cấu tạo thoả mãn của X là
A. 8. 	B. 12. 	C. 4.	 D. 6.
Câu 39: Hỗn hợp X gồm glixerol, metan, ancol etylic và axit no, đơn chức mạch hở Y, trong đó số mol metan gấp hai lần số mol glixerol. Đốt cháy hết m gam X cần 6,832 lít O2 (đktc), thu được 6,944 lít CO2 (đktc).Nếu cho m gam hỗn hợp X tác dụng với 80 ml dung dịch NaOH 2,5M, rồi cô cạn dung dịch sau phản ứng thìthu được a gam chất rắn khan. Giá trị của a là
A. 10,88. 	B. 14,72. 	C. 12,48. 	D. 13,12.
Câu 40: Hỗn hợp X gồm Al, Al2O3, Fe và các oxit của sắt trong đó O chiếm 18,49% về khối lượng. Hòa tan hết 12,98 gam X cần vừa đủ 627,5 ml dung dịch HNO3 1M thu được dung dịch Y và 0,448 lít hỗn hợp Z (đktc) gồm NO và N2 có tỉ lệ mol tương ứng là 1:1. Làm bay hơi dung dịch Y thu được m gam muối. Giá trị của m là
A. 60,272.	 B. 51,242. 	C. 46,888. 	D. 62,124.
Cho biết nguyên tử khối của các nguyên tố :
H =1, Li= 7, Be =9, C = 12, N = 14, O = 16, F =19, Na = 23, Mg = 24, Al = 27, S =32, Cl = 35,5 , K = 39, Ca = 40, Cr = 52 ; Mn =55, Fe = 56, Cu = 64, Zn = 65, Br =80, Sr = 88, Ag = 108; I =127, Ba=137, Pb =208.
III. PHẦN III. MÔN 

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_KHTN_2016_2017DA.doc