SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO QUẢNG NAM ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi có 04 trang) KỲ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP 12 THPT QUỐC GIA NĂM 2017 Môn thi: Giáo dục công dân Thời gian: 50 phút (không kể thời gian giao đề) Mã đề CD11 Câu 1. Biết H và M yêu nhau, K đã tìm cách đọc tin nhắn và kể cho các bạn trong lớp nghe làm cho H và M rất giận. K đã xâm phạm đến quyền nào dưới đây của H và M? A. Quyền tự do yêu đương. B. Quyền bí mật thông tin cá nhân. C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật điện thoại. D. Quyền được bảo hộ về danh dự. Câu 2. Để được đề nghị thay đổi nội dung của hợp đồng lao động, chị T đã căn cứ vào nguyên tắc nào dưới đây trong giao kết hợp đồng lao động? A. Tự do thực hiện hợp đồng. B. Tự do ngôn luận. C. Tự do, công bằng, dân chủ. D. Tự do, tự nguyện, bình đẳng. Câu 3. Quyền sáng tạo của công dân không bao gồm nội dung nào dưới đây? A. Kiến nghị với các cơ quan trường học. B. Sáng tác văn học, nghệ thuật. C. Tự do nghiên cứu khoa học. D. Đưa ra phát minh sáng chế. Câu 4. Trước khi ban hành Hiến pháp 2013 đã được đưa ra thảo luận, lấy ý kiến trong nhân dân. Việc nhân dân tham gia góp ý kiến vào dự thảo Hiến pháp 2013 là thực hiện quyền nào dưới đây? A. Quyền tham gia quản lí nhà nước và xã hội. B. Quyền tự do ngôn luận. C. Quyền tham gia xây dựng đất nước. D. Quyền tự do dân chủ. Câu 5. Do Bác bảo vệ quên không khoá cổng nên trường tiểu học X bị mất hai máy vi tính của phòng hội đồng. Bác bảo vệ phải chịu trách nhiệm gì? A. Chỉ chịu trách nhiệm kỉ luật. B. Chỉ chịu trách nhiệm hành chính. C. Bồi thường và chịu trách nhiệm hành chính. D. Bồi thường và chịu trách nhiệm kỉ luật. Câu 6. Việc vi phạm đến quyền bất khả xâm phạm về thân thể của công dân chủ yếu được thể hiện qua việc làm trái pháp luật nào sau đây? A. Đánh người gây thương tích. B. Xem trộm tin nhắn. C. Khám xét nhà khi không có lệnh. D. Bắt, giam, giữ người trái pháp luật. Câu 7. Công dân có thể sử dụng quyền tự do ngôn luận bằng cách phát biểu ý kiến A. trong các cuộc họp của cơ quan, trường học. B. theo sở thích của mình. C. ở bất cứ nơi nào. D. ở những nơi tụ tập đông người. Câu 8. Cảnh sát giao thông lập biên bản xử phạt người điều khiển xe máy chạy quá tốc độ là thuộc hình thức thực hiện pháp luật nào? A. Tuân thủ pháp luật. B. Thi hành pháp luật. C. Sử dụng pháp luật. D. Áp dụng pháp luật. Câu 9. Công ty X ở Đà Nẵng và công ty N ở Quảng Nam cùng sản xuất ván ép. Công ty X phải đóng thuế thu nhập doanh nghiệp cá nhân cao hơn công ty N. Căn cứ yếu tố nào dưới đây hai công ty có mức thuế khác nhau? A. Quan hệ quen biết. B. Địa bàn kinh doanh. C. Lợi nhuận thu được. D. Khả năng kinh doanh. Câu 10. Hai bạn học sinh khối 12 trao đổi với nhau về quyền tự do ngôn luận của công dân. Theo em, những ai dưới đây có quyền tự do ngôn luận? A. Chỉ những người từ 18 tuổi trở lên. B. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. C. Mọi công dân. D. Chỉ những người là cán bộ, công chức. Câu 11. Ai dưới đây có quyền tố cáo? A. Chỉ những người có thẩm quyền. B. Mọi công dân. C. Cơ quan nhà nước. D. Mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan. Câu 12. Bất kì công dân nào vi phạm pháp luật cũng đều bị xử theo quy định của pháp luật là thể hiện công dân bình đẳng A. về quyền và nghĩa vụ. B. trước tòa án. C. về trách nhiệm pháp lý. D. trước nhà nước và pháp luật. Câu 13. Tại trường Dân tộc nội trú tỉnh A, Ban giám hiệu nhà trường khuyến khích học sinh hát những bài hát, điệu múa thuộc đặc trưng của dân tộc mình. Điều này thể hiện các dân tộc bình đẳng về A. kinh tế. B. chính trị. C. giáo dục. D. văn hóa. Câu 14. Ai dưới đây có quyền khiếu nại? A. Chỉ những người từ 20 tuổi trở lên. B. Chỉ những người có thẩm quyền. C. Chỉ có cá nhân. D. Mọi cá nhân, tổ chức, cơ quan. Câu 15. Tính quyền lực bắt buộc chung là đặc điểm để phân biệt pháp luật với A. đạo đức. B. kinh tế. C. đường lối. D. chủ trương. Câu 16. Công dân có quyền khiếu nại trong trường hợp nào sau đây? A. Phát hiện một ổ cờ bạc. B. Phát hiện có người người lấy cắp tài sản cơ quan. C. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. D. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan. Câu 17. Trong các hành vi sau đây, hành vi nào thuộc loại vi phạm hành chính? A. Lợi dụng chức vụ chiếm đoạt số tiền lớn của nhà nước. B. Buôn bán hàng hóa lấn chiếm lề đường. C. Phóng nhanh, vượt ẩu gây tai nạn chết người. D. Học sinh nghỉ học quá 45 ngày trong một năm học. Câu 18. Trong trường hợp cần thiết thời hạn tạm giữ người theo thủ tục hành chính không được quá A. 12 giờ. B. 48 giờ. C. 15 giờ. D. 24 giờ. Câu 19. Sau thời gian nghỉ thai sản, chị B đến công ty làm việc thì nhận được quyết định chấm dứt hợp đồng lao động của Giám đốc công ty. Trong trường hợp này, Giám đốc công ty đã A. vi phạm giao kết hợp đồng lao động. B. vi phạm quyền bình đẳng trong tự do sử dụng sức lao động. C. vi phạm quyền tự do lựa chọn việc làm. D. vi phạm quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. Câu 20. Mọi công dân đủ 18 tuổi trở lên đều có quyền bầu cử, cụm từ "Mọi công dân" trong câu trên thể hiện đặc trưng nào sau đây? A. Tính quy phạm phổ biến. B. Tính thực tiễn xã hội. C. Tính quyền lực, bắt buộc chung. D. Tính xác định chặt chẽ về hình thức. Câu 21. Ông A không đồng ý cho M kết hôn với K vì do hai người không cùng tôn giáo. Ông A đã không thực hiện quyền bình đẳng A. giữa các dân tộc. B. giữa các tôn giáo. C. giữa các tín ngưỡng. D. giữa các vùng, miền. Câu 22. Ông A vận chuyển gia cầm bệnh, bị cơ quan có thẩm quyền phát hiện và buộc phải tiêu hủy hết số gia cầm bị bệnh này. Đây là biện pháp chế tài A. kỷ luật. B. hành chính. C. dân sự. D. hình sự. Câu 23. Giám đốc công ty S đã quyết định chuyển chị K sang làm công việc nặng nhọc, thuộc danh mục công việc mà pháp luật quy định "không được sử dụng lao động nữ", trong khi công ty vẫn có lao động nam để làm việc này. Quyết định của công ty đã xâm phạm tới A. quyền bình đẳng giữa người lao động và người sử dụng lao động. B. quyền bình đẳng giữa lao động nam và lao động nữ. C. quyền lựa chọn việc làm của lao động nữ. D. quyền ưu tiên lao động nữ. Câu 24. Vì hoàn cảnh gia đình khó khăn nên chị V không có điều kiện học tiếp ở đại học. Sau mấy năm chị V vừa đi làm ở nhà máy vừa đi học tại chức. Vậy chị V đã thực hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được phát triển toàn diện. B. Quyền học tập thường xuyên, học suốt đời. C. Quyền tự do học tập. D. Quyền lao động thường xuyên, liên tục. Câu 25. Quyền của công dân được hưởng đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triến toàn diện là nội dung quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được phát triển. B. Quyền được học tập. C. Quyền được sống. D. Quyền được tham gia. Câu 26. Nội dung nào dưới đây không nói về công dân bình đẳng về quyền và nghĩa vụ? A. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ bảo vệ Tổ quốc. B. Công dân bình đẳng về quyền bầu cử. C. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng góp vào quỹ từ thiện. D. Công dân bình đẳng về nghĩa vụ đóng thuế. Câu 27. Ai dưới đây có quyền ra lệnh bắt người khi có căn cứ cho rằng người đó đang chuẩn bị thực hiện tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng? A. Cơ quan công an các cấp. B. Cơ quan thanh tra các cấp. C. Những người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật. D. Những người có thẩm quyền thuộc Ủy ban nhân dân các cấp. Câu 28. Ông T là anh cả trong gia đình đã phân công em út chăm sóc anh ba bị bệnh tâm thần với lí do em út có điều kiện về kinh tế và chưa có gia đình nên chăm sóc tốt hơn. Hành động của ông T đã A. phù hợp với đạo đức vì anh cả có toàn quyền quyết định. B. vi phạm quyền và nghĩa vụ giữa anh chị em trong gia đình. C. hợp lí vì em út có đủ điều kiện chăm sóc tốt nhất cho anh trai. D. xâm phạm tới quan hệ gia đình vì em út bị anh cả ép buộc. Câu 29. Khoản 1 Điều 70 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 quy định về nghĩa vụ của con "có bổn phận yêu quý, kính trọng, biết ơn, hiếu thảo, phụng dưỡng cha mẹ, giữ gìn danh dự, truyền thống tốt đẹp của gia đình". Quy định này thể hiện mối quan hệ giữa pháp luật với A. kinh tế. B. đạo đức. C. văn hóa. D. chủ trương. Câu 30. Nguyên tắc bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân? A. Dân chủ, công bằng tiến bộ. B. Khẩn trương, công khai, minh bạch. C. Phổ biến, rộng rãi, chính xác. D. Phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kiến. Câu 31. Trên đường đi học về A thấy một người bị đuối nước. Nhưng An nghĩ mình không biết bơi và cũng sợ bị liên lụy nên đã không cứu giúp và bỏ đi. Chiều nghe tin người đó chết. Theo quy định pháp luật, A phải chịu trách nhiệm gì? A. Hình sự. B. Hành chính. C. Dân sự. D. Đạo đức. Câu 32. Thời gian gần đây chị H thường xuyên bị chồng đánh đập sau khi uống rượu. Nếu là người thân của chị H, em sẽ khuyên chị H nên làm gì để bảo vệ mình cho phù hợp với quy định của pháp luật? A. Làm đơn ly hôn. B. Trình báo với cơ quan công an. C. Sống ly thân. D. Phản kháng lại. Câu 33. Công dân có quyền tố cáo trong trường hợp nào sau đây? A. Không đồng ý với quyết định kỉ luật của Giám đốc cơ quan. B. Phát hiện người buôn bán động vật quý hiếm. C. Bị cơ quan quản lý thị trường xử lí qúa mức. D. Không đồng ý với quyết định xử phạt của cơ quan thuế. Câu 34. Pháp luật quy định xử phạt hành chính đối với mọi công dân không đội mũ bảo hiểm khi điều khiển xe máy. Trong trường hợp này, pháp luật có vai trò là phương tiện để Nhà nước A. bảo vệ công dân. B. quản lý công dân. C. bảo vệ lợi ích của mình. D. quản lý xã hội. Câu 35. Quy chế tuyển sinh đại học quy định những học sinh đạt giải trong các kì thi học sinh giỏi quốc gia và quốc tế được ưu tiên tuyển thẳng vào các trường đại học là thể hiện quyền nào dưới đây của công dân? A. Quyền được ưu tiên. B. Quyền được học tập. C. Quyền được phát triển. D. Quyền được khuyến khích. Câu 36. Độ tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm rất nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng là từ đủ A. 14 tuổi trở lên. B. 16 tuổi đến 18 tuổi. C. 14 tuổi đến dưới 16 tuổi. D. 14 tuổi đến dưới 18 tuổi. Câu 37. Pháp luật cho phép khám chỗ ở của công dân trong những trường hợp nào dưới đây? A. Cần bắt người đang bị truy nã hoặc người đang phạm tội lẫn trốn ở đó. B. Cần bắt người bị tình nghi thực hiện tội phạm. C. Cần khám để tìm hàng hóa buôn lậu. D. Cần bắt người đang có ý định thực hiện tội phạm. Câu 38. Công ty A lấy nhãn hiệu của công ty B dán vào nhãn hiệu nước giải khát của công ty mình để bán được nhiều sản phẩm. Hành vi của công ty A là thuộc vi phạm nào dưới đây? A. Vi phạm hành chính. B. Vi phạm hình sự. C. Vi phạm dân sự. D. Vi phạm kỷ luật. Câu 39. Người phải chịu trách nhiệm hành chính do mọi vi phạm hành chính mà mình gây ra theo quy định của pháp luật có độ tuổi là A. từ đủ 14 tuổi trở lên. B. 18 tuổi trở lên. C. từ 18 tuổi trở lên. D. từ đủ 16 tuổi trở lên. Câu 40. Thấy một nhóm thanh niên đang tiêm chích ma túy trong hẻm nhỏ, T và H bàn nhau nên tố cáo với ai cho đúng theo quy định của pháp luật? A. Tố cáo với thầy cô giáo. B. Tố cáo với bố mẹ. C. Tố cáo với bất kì người lớn nào. D. Tố cáo với công an xã, phường. .HẾT
Tài liệu đính kèm: