Đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Mã đề 209 - Trường THPT huyện Tiền Hải

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 555Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Mã đề 209 - Trường THPT huyện Tiền Hải", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử THPT quốc gia Địa lí lớp 12 năm 2017 - Mã đề 209 - Trường THPT huyện Tiền Hải
TRUNG TÂM GDNN-GDTX
HUYỆN TIỀN HẢI
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA NĂM 2017
Bài thi tổ hợp KHXH kỳ thi THPT Quốc gia 2017 
Môn: Địa lý
Thời gian làm bài: 50 phút; (không kể TG giao đề)
(40 câu trắc nghiệm)
 (Thí sinh được sử dụngAt lát Địa lý Việt Nam do NXB Giáo dục
phát hành từ 2009 - 2016)
Mã đề thi 209
Họ, tên thí sinh:..................................................................... Số báo danh: .............................
Câu 1: Tính đến hiện nay vùng đồng bằng Sông Hồng có bao nhiêu Tỉnh- Thành phố?
A. 11 Tỉnh-Thành phố	B. 10 Tỉnh-Thành phố	C. 9 Tỉnh-Thành phố	D. 12 Tỉnh-Thành phố
Câu 2: Khi so sánh về diện tích và dân số của vùng Bắc Trung Bộ và vùng Duyên hải Nam Trung Bộ, nhận định nào sau đây là đúng ( Căn cứ số liệu năm 2006-SGK):
A. Hai vùng có diện tích và dân số bằng nhau.
B. Bắc Trung Bộ có diện tích và dân số lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
C. Bắc Trung Bộ có diện tích nhỏ hơn và dân số lớn hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
D. Bắc Trung Bộ có diện tích lớn hơn và dân số ít hơn vùng Duyên hải Nam Trung Bộ
Câu 3: Bình quân lương thực theo đầu người của đồng bằng Sông Hồng thấp hơn một số vùng khác là do:
A. Điều kiện sản xuất lương thực khó khăn	B. Sản lượng lương thực thấp
C. Năng suất trồng lương thực thấp	D. Sức ép quá lớn của dân số
Câu 4: Định hướng chuyển dịch cơ cấu kinh tế trong khu vực I ở đồng bằng Sông Hồng hiện nay là:
A. Giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt, tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi và thủy sản
B. Giảm tỷ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành trồng cây thực phẩm
C. Giảm tỷ trọng của ngành trồng cây công nghiệp, tăng tỷ trọng của ngành trồng cây ăn quả
D. Tăng tỷ trọng của ngành chăn nuôi, giảm tỷ trọng của ngành trồng trọt và cây thực phẩm
Câu 5: Nhận định nào sau đây là đúng nhất khi nói về vùng Đông Nam bộ:
A. Dẫn đầucả nước về GDP, giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu
B. Có tỷ trọng GDP và giá trị sản lượng công nghiệp thua vùng đồng bằng Sông Hồng
C. Đứng thứ hai cả nước về GDP, dẫn đầu về giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu
D. Dẫn đầucả nước về GDP, đứng thứ hai về giá trị sản lượng công nghiệp và giá trị xuất khẩu
Câu 6: Khai thác tổng hợp các tài nguyên vùng biển và Hải đảo nước ta tập trung vào mấy lĩnh vực chính?
A. 3 lĩnh vực.	B. 4 lĩnh vực.	C. 5 lĩnh vực.	D. 6 lĩnh vực.
Câu 7: Chế độ khí hậu giữa Tây Nguyên và đồng bằng ven biển Trung Bộ có sự đối lập về:
A. Mùa nóng và mùa lạnh	B. Mùa mưa và mùa khô
C. Hướng gió	D. Tất cả đều đúng
Câu 8: Cho bảng số liệu: giá trị sản xuất công nghiệp phân theo thành phần kinh tế của vùng Đông Nam Bộ (giá trị so sánh năm 1994) (đơn vị: tỷ đồng).
 Năm
Giá trị sản xuất
1995
2005
- Tổng số
50.508
199.622
- Nhà nước
19.607
48.058
- Ngoài nhà nước
9.942
46.738
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
20.959
104826
 Dạng biểu đồ thích hợp nhất thể hiện các nội dung theo bảng số liệu trên là:
A. Biểu đồ miền	B. Biểu đồ đường	C. Biểu đồ tròn.	D. Biểu đồ cột.
Câu 9: Hiện nay vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc có mấy Tỉnh-Thành phố:
A. 6 Tỉnh-Thành phố	B. 8 Tỉnh-Thành phố	C. 5 Tỉnh-Thành phố	D. 7 Tỉnh-Thành phố
Câu 10: Vùng Đông Nam Bộ có tổng số Tỉnh và Thành phố là:
A. 5 Tỉnh-TP	B. 6 Tỉnh-TP	C. 8 Tỉnh-TP	D. 7 Tỉnh-TP
Câu 11: Thế mạnh nổi bật của vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc là:
A. Giàu khoáng sản	B. Vị trí địa lý thuận lợi
C. Lịch sử khai thác lâu đời	D. Nguồn lao động chất lượng cao
Câu 12: Tỉnh nào của vùng Tây Nguyên có biên giới với cả Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào và CamPuChia:
A. Gia Lai	B. Đắc Lắc	C. Kontum	D. Đắc Nông
Câu 13: Loại khoáng sản có trữ lượng lớn nhất của vùng Tây Nguyên là:
A. Sắt	B. Than bùn	C. Bô xít	D. Đá quý
Câu 14: Tính đến năm 2005 ở nước ta trong ba vùng kinh tế trọng điểm và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm, nơi nào có tỷ trọng GDP lớn nhất ?
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc	B. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung
C. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam	D. Ngoài 3 vùng kinh tế trọng điểm
Câu 15: Trong cơ cấu GDP bình quân đầu người phân theo Tỉnh của các vùng kinh tế trọng điểm, Tỉnh (Thành phố) nào có bình quân đầu người cao nhất? (số liệu năm 2007)
A. Hà Nội	B. Thành phố Hồ Chí Minh
C. Hải Phòng	D. Bà Rịa Vũng Tàu
Câu 16: Hiện nay nước ta có mấy vùng kinh tế trọng điểm:
A. 5 vùng	B. 2 vùng	C. 4 vùng	D. 3 vùng
Câu 17: Cho bảng số liệu năm 2005 như sau:
Các chỉ số
 Đồng bằng Sông Hồng
Cả nước
- Số dân (nghìn người)
18.028 
83.106
- Diện tích gieo trồng cây lương thực có hạt (nghìn ha)
1.221 
8.383
- Sản lượng lương thực có hạt (nghìn tấn)
6.518 
39.622
- Bình quân lương thực có hạt (kg/người)
 362
 477
Tỷ trọng các chỉ số của đồng bằng Sông Hồng so với cả nước lần lượt là:
A. 21,7%; 14,0%; 17,0%; 76,0%	B. 21,7%; 14,6%; 16,5%; 75,9%
C. 21,0%; 14,0%; 16,5%; 75,9%	D. 21,0%; 14,6%; 16,5%; 75,9%
Câu 18: Ở đồng bằng Sông Cửu Long có mấy loại đất chính:
A. 4 loại	B. 3 loại	C. 6 loại	D. 5 loại
Câu 19: Duyên hải Nam Trung Bộ có tổng số Tỉnh và Thành phố là:
A. 6 Tỉnh	B. 7 Tỉnh	C. 9 Tỉnh	D. 8 Tỉnh
Câu 20: Tỉnh nào sau đây không thuộc vùng Đông Nam Bộ?
A. Bình Dương	B. Long An	C. Bà Rịa Vũng Tàu	D. Đồng Nai
Câu 21: Hai thành phố lớn của vùng Duyên hải Nam Trung bộ là Đà Nẵng và Nha Trang không có ngành công nghiệp nào sau đây:
A. Hóa chất-phân bón	B. Chế biến nông sản	C. Cơ khí	D. Sản xuất ô tô
Câu 22: Ý nào không phải là điều kiện thuận lợi của vùng Đông Nam Bộ:
A. Giáp các vùng giàu nguyên liệu	B. Có địa hình tương đối bằng phẳng
C. Có tiềm năng lớn về đất phù sa	D. Có cửa ngõ thông ra biển đông
Câu 23: Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là:
A. Cà phê	B. Hồ tiêu	C. Chè	D. Cao su
Câu 24: Biểu hiện nào không chứng minh cho Đông Nam Bộ là vùng chuyên canh cây công nghiệp lớn nhất của nước ta:
A. Là vùng chuyên canh cao su lớn nhất của nước ta.
B. Là vùng chuyên canh dừa lớn nhất của nước ta.
C. Là vùng chuyên canh điều lớn nhất của nước ta.
D. Là vùng chuyên canh cà phê đứng thứ hai cả nước.
Câu 25: Cho bảng số liệu về cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng đơn vị %:
Năm
Nông-Lâm-Ngư nghiệp
Công nghiệp-Xây dựng
Dịch vụ
1986
49,5
21,5
29,0
1990
45,6
22,7
31,7
1995
32,6
25,4
42,0
2000
29,1
27,5
43,4
2005
25,1
29,9
45,0
Dạng biểu đồ thích hợp nhất để thể hiện cơ cấu kinh tế theo ngành ở đồng bằng Sông Hồng là:
A. Biểu đồ tròn.	B. Biểu đồ kết hợp cột và đường.
C. Biểu đồ cột	D. Biểu đồ miền.
Câu 26: Hai loại đất chiếm diện tích lớn nhất ở vùng Đông Nam Bộ là:
A. Đất feralit trên đá bazan, đất xám trên phù sa cổ
B. Đất phù sa sông, đất xám trên phù sa cổ
C. Đất xám trên phù sa cổ, đất feralit trên đá vôi
D. Đất phèn, đất feralit trên đá ba zan
Câu 27: Yếu tố có ý nghĩa hàng đầu trong sử dụng hợp lý và cải tạo tự nhiên ở đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Nuôi trồng thủy sản	B. Bảo vệ vùng ngập mặn
C. Giải quyết nguồn nước ngọt	D. Khai thác biển đảo
Câu 28: Nhóm đất chiếm diện tích lớn nhất ở đồng bằng Sông Cửu Long là:
A. Đất phèn.	B. Đất mặn.	C. Đất phù sa và ngọt.	D. Đất khác.
Câu 29: Trong ba vùng kinh tế trọng điểm và khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm nơi nào có tỷ trọng ngành công nghiệp và xây dựng trong cơ cấu ngành lớn nhất (số liệu năm 2007):
A. Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam	B. Khu vực ngoài vùng kinh tế trọng điểm
C. Vùng kinh tế trọng điểm miền Trung	D. Vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc
Câu 30: Đất nông nghiệp ở đồng bằng Sông Hồng chiếm tỷ lệ trong diện tích đồng bằng của vùng là:
A. 51,2%	B. 50%	C. 70%	D. 60%
Câu 31: Nhân tố nào không là điều kiện thuận lợi để nước ta phát triển tổng hợp kinh tế biển?
A. Vùng biển nước ta rộng, nước biển ấm, nguồn lợi sinh vật biển phong phú
B. Vùng biển nước ta có nhiều sa khoáng, thềm lục địa có dầu khí 
C. Vùng biển nước ta là nơi hình thành những cơn bão nhiệt đới.
D. Vùng biển nước ta có nhiều vùng vịnh kín, thuận lợi cho xây dựng hải cảng; nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp
Câu 32: Vùng Bắc Trung bộ có số tỉnh là:
A. 7 Tỉnh	B. 6 Tỉnh	C. 8 Tỉnh	D. 5 Tỉnh
Câu 33: Vấn đề cần giải quyết khi khai thác lãnh thổ theo chiều sâu trong nông nghiệp ở Đông Nam Bộ là:
A. Vốn	B. Thị trường	C. Lao động	D. Thuỷ lợi
Câu 34: Điểm cực Bắc đất liền nước ta ở vĩ độ 23o23’B tại xã Lũng Cú, huyện Đồng Văn, thuộc tỉnh:
A. Lao Cai.	B. Hà Giang.	C. Cao Bằng.	D. Lạng Sơn.
Câu 35: Loại khoáng sản có giá trị kinh tế cao đang được khai thác ở đồng bằng Sông Hồng là:
A. Đá vôi, đất sét, cao lanh.	B. Đá vôi và than nâu
C. Than nâu và khí đốt.	D. Than nâu, đất sét, cao lanh
Câu 36: Đến năm 2006 nước ta có bao nhiêu Huyện đảo?
A. 12 Huyện đảo	B. 11 Huyện đảo	C. 10 Huyện đảo	D. 13 Huyện đảo
Câu 37: Đồng bằng sông Hồng có thể phát triển một số cây trồng có nguồn gốc cận nhiệt và ôn đới là do:
A. Nguồn nước dồi dào của hai hệ thống Sông Hồng và Sông Thái Bình
B. Địa hình bằng phẳng, đất phù sa màu mỡ
C. Khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa, có 3 tháng mùa đông lạnh
D. Kinh nghiệm sản xuất của người dân
Câu 38: Tây Nguyên là địa bàn phân bố chính của các dân tộc:
A. Tày, Nùng	B. Chăm, Hoa	C. Ba Na, ÊĐê	D. Thái, Mông
Câu 39: Đồng bằng Sông Cửu Long có sản lượng thủy sản nuôi trồng lớn nhất cả nước chủ yếu là do có:
A. Nhiều bãi triều, diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản lớn
B. Điều kiện khí hậu ổn định
C. Nhiều ngư trường trọng điểm
D. Vùng biển rộng, thềm lục địa nông
Câu 40: Theo thứ tự từ Bắc vào Nam các tỉnh của vùng Bắc trung bộ lần lượt là:
A. Hà Tĩnh, Quảng Bình, Nghệ An, Thanh Hóa, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
B. Nghệ An, Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
C. Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
D. Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Nghệ An, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên-Huế
-----------------------------------------------
----------- HẾT ----------

Tài liệu đính kèm:

  • doc209.doc