Đề thi thử lần 2 - Năm học 2014 -2015 môn thi : sinh học thời gian làm bài: 90 phút

doc 6 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1394Lượt tải 2 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử lần 2 - Năm học 2014 -2015 môn thi : sinh học thời gian làm bài: 90 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử lần 2 - Năm học 2014 -2015 môn thi : sinh học thời gian làm bài: 90 phút
SỞ GD & ĐT NGHỆ AN
 ĐỀ THI THỬ LẦN 2 - Năm học 2014 -2015
TRƯỜNG THPT NGUYỄN XUÂN ÔN
(Đề thi có 6 trang)
 MÔN THI : SINH HỌC
 Thời gian làm bài: 90 phút
Họ, tên thí sinh: 
 Số báo danh: 
Mã đề thi: 169
Câu 1: Nuôi 6 vi khuẩn (mỗi vi khuẩn chỉ chứa 1 ADN và ADN được cấu tạo từ các nuclêôtit có N15) vào môi trường nuôi chỉ có N14. Sau một thời gian nuôi cấy, người ta thu lấy toàn bộ các vi khuẩn, phá màng tế bào của chúng và thu lấy các phân tử ADN (quá trình phá màng tế bào không làm đứt gãy ADN). Trong các phân tử ADN này, loại ADN có N15 chiếm tỉ lệ 6,25%. Số lượng vi khuẩn đã bị phá màng tế bào là
A. 16.	B. 32.	C. 96.	D. 192.
Câu 2: Với chế độ chăn nuôi tốt nhất, trong 10 tháng giống lợn Đại bạch có trọng lượng 185 kg, trong khi đó giống lợn Ỉ chỉ cho khối lượng 50 kg. Ví dụ này chứng tỏ:A. trong một kiểu gen, mỗi gen có mức phản ứng riêng.
B. tính trạng số lượng chịu ảnh hưởng nhiều của điều kiện sống.
C. tính trạng số lượng có mức phản ứng rộng.
D. mức phản ứng về mỗi tính trạng thay đổi tùy kiểu gen của từng cá thể.
Câu 3: Gen B bị đột biến thành alen b. Cặp alen Bb cùng nhân đôi một số lần đã đòi hỏi môi trường nội bào cung cấp tổng số 93000 nucleotit loại A và G. Số nucleotit loại A môi trường cung cấp cho gen B là 21731 còn số nucleotit loại G môi trường cung cấp cho gen b là 24800. Biết chiều dài của hai alen đều bằng 5100A0 và đột biến chỉ liên quan đến một cặp nucleotit duy nhất. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Tổng số nucleotit loại X môi trường cung cấp cho quá trình nhân đôi của cả hai alen là 49569 nucleotit.
B. Gen B có 701 nucleotit loại T
C. Cả hai gen đều đã nhân đôi 5 lần
D. Đột biến B thành b là đột biến thay thế cặp G – X bằng cặp A - T
Câu 4: Trong lịch sử phát triển sự sống trên Trái Đất, ở kỉ nào sau đây xuất hiện cây có mạch và động vật di cư lên cạn?A: Kỉ Triat (Tam điệp) thuộc đại Trung sinh.	B. Kỉ Silua thuộc đại Cổ sinh.
C. Kỉ Đệ tam (Thứ ba) thuộc đại Tân sinh.	 	D. Kỉ Krêta (Phấn trắng) thuộc đại Trung sinh.
Câu 5: Trong quần thể của một loài động vật có vú, xét một gen có hai alen: A quy định lông đen trội hoàn toàn so với a quy định lông trắng. Biết không có đột biến xảy ra và quá trình ngẫu phối đã tạo ra trong quần thể 7 kiểu gen về gen này. Cho con đực lông đen thuần chủng giao phối với con cái lông trắng, thu được F1. Cho các cá thể F1 ngẫu phối với nhau, tỉ lệ phân li kiểu hình ở đời con sẽ là
A. 50% con đực lông đen : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
B. 50% con cái lông đen : 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng
C. 25% con đực lông đen : 25% con đực lông trắng : 25% con cái lông đen : 25% con cái lông trắng
D. 75% con đực lông đen : 25% con cái lông trắng
Câu 6: Hạt phấn của hoa mướp rơi lên đầu nhụy của hoa bí, sau đó hạt phấn nảy mầm thành ống phấn nhưng độ dài ống phấn ngắn hơn vòi nhụy của bí nên giao tử đực của mướp không tới được noãn của hoa bí để thụ tinh. Đây là loại cách li nào?
A. Cách li cơ học.	B. Cách li sinh thái.	C. Cách li tập tính.	D. Cách li không gian.
Câu 7: Dạng nào sau đây được coi là một sinh vật chuyển gen?
1. Một vi khuẩn đã nhận các gen thông qua tiếp hợp.
2. Một người qua liệu pháp gen nhận được 1 gen gây đông máu loại chuẩn.
3. Cừu tiết sữa có chứa prôtêin huyết thanh của người.
4. Một người sử dụng insulin do vi khuẩn E.Coli sản xuất để điều trị bệnh đái tháo đường
5. Chuột cống mang gen hemoglobin của thỏ.
Đáp án đúng là :A. 3 và 5.	B. 4 và 5.	C. 2 và 4.	D. 1 và 3.
Câu 8: Các gen ở đoạn không tương đồng trên nhiễm sắc thể X có sự di truyền
A. thẳng.	B. theo dòng mẹ.
C. như các gen trên NST thường.	D. chéo.
Câu 9: Trong một khu vườn bỏ hoang có các loài cỏ dại phát triển và một số cây thân thảo có hoa. Một số loài gậm nhấm như chuột, sóc sử dụng thực vật làm thức ăn. Để ngăn chặn sự tấn công của chuột lên các loài cây thân thảo, một nhà nghiên cứu tiến hành xua đuổi các loài gậm nhấm và dùng lưới thép bao vây khu vườn để ngăn không cho chuột, sóc xâm nhập. Sau 2 năm vây lưới thì một số loài thân thảo (kí hiệu loài M) phát triển mạnh về số lượng nhưng các loài thân thảo còn lại (kí hiệu loài P) thì bị giảm mạnh về số lượng. Có bao nhiêu suy luận sau đây có thể phù hợp với kết quả nghiên cứu nói trên?
(1) Các loài gậm nhấm không phải là những loài gây hại cho các loài thân thảo ở khu vườn trên.
(2) Các loài gậm nhấm sử dụng các loài M làm nguồn thức ăn.
(3) Các loài gậm nhấm giúp các loài P phát tán hạt.
(4) Chất thải của các loài gậm nhấm là nguồn dinh dưỡng chủ yếu cung cấp cho các loài thân thảo.
(5) Các loài P là nguồn thức ăn của các loài gậm nhấm.
A. 1.	B. 3.	C. 4.	D. 2.
Câu 10: Cơ sở tế bào học của hoán vị gen là:
A. các gen trong một nhóm liên kết không thể phân li độc lập mà luôn có sự trao đổi chéo.
B. sự bắt đôi không bình thường của các gen trên một NST.
C. trao đổi chéo các crômatit giữa các NST kép trong cặp tương đồng ở kì đầu giảm phân I.
D. sự chuyển đoạn tương hổ giữa các NST xảy ra ở kì đầu giảm phân I.
Câu 11: Cho biết ở người gen A quy định tính trạng tóc xoăn trội hoàn toàn so với alen a quy định tóc thẳng nằm trên NST thường. Nếu trong 1quần thể cân bằng di truyền có tỉ lệ người tóc xoăn là 84% thì xác suất của một cặp vợ chồng đều có kiểu hình tóc xoăn có thể sinh ra 3 con trong đó 2 con trai tóc xoăn và 1 con gái tóc thẳng là:
A. 0,57%.	B. 1,97%.	C. 3,01%.	D. 1,72%.
Câu 12: Một cơ thể có kiểu gen AabbDd, biết các gen nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau. Trong quá trình giảm phân có 10% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST mang cặp gen Dd trong giảm phân I, giảm phân II bình thường,tất cả tế bào của cặp bb phân li bình thường, 5% số tế bào bị rối loạn phân li ở cặp NST mang cặp gen Aa trong giảm phân 2 ở cả 2 tế bào con, giảm phân 1 phân li bình thường. Loại giao tử AAbDd được tạo ra với tỉ lệ là:
A. 0,05%.	B. 0,03125%.	C. 0,0625%.	D. 0,1%.
Câu 13: Có hai giống lúa, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh X, một giống có gen quy định khả năng kháng bệnh Y các gen này nằm trên các NST tương đồng khác nhau. Bằng phương pháp gây đột biến, người ta có thể tạo ra giống lúa mới có hai gen kháng bệnh X và Y luôn di truyền cùng nhau. Dạng đột biến hình thành nên giống lúa mới này nhiều khả năng là đột biến:
A. chuyển đoạn	B. lặp đoạn	C. mất đoạn	D. đảo đoạn
Câu 14: Phát biểu đúng về đặc điểm của mã di truyền, trừ:
 A. Mã di truyền có tính đặc hiệu (1 bộ ba chỉ mã hóa 1 loại axit amin).
B. Mã di truyền có tính thoái hóa (nhiều bộ ba khác nhau cùng mã hóa 1 loại axit amin, trừ AUG và UGG).
C. Mã di truyền được đọc từ một điểm xác định theo từng bộ ba (không gối lên nhau).
D. Mã di truyền có tính phổ biến (tất cả các loài đều có chung 1 bộ mã di truyền, không có ngoại lệ).
Câu 15: Ở một cá thể ruồi giấm cái, xét 2 tế bào sinh dục có kiểu gen là: 
Tế bào thứ nhất: Dd ; tế bào thứ hai: Dd. Khi cả 2 tế bào cùng giảm phân bình thường, trên thực tế:
A. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
B. số loại trứng do tế bào thứ nhất sinh ra bằng với số loại trứng tế bào thứ hai sinh ra.
C. số loại trứng do tế bào thứ hai sinh ra nhiều hơn so với số loại trứng tế bào thứ nhất sinh ra.
D. số loại trứng tối đa được tạo ra từ tế bào thứ nhất và tế bào thứ hai là 8 loại.
Câu 16: Khi nói về bệnh phêninkêto niệu ở người, phát biểu nào sau đây là đúng?
A. Bệnh phêninkêtô niệu là do lượng axit amin tirôzin dư thừa và ứ đọng trong máu, chuyển lên não gây đầu độc tế bào thần kinh.	
B. Có thể phát hiện ra bệnh phêninkêto niệu bằng cách làm tiêu bản tế bào và quan sát hình dạng nhiễm sắc thể dưới kính hiển vi.
C. Bệnh phêninkêto niệu là bệnh do đột biến ở gen mã hóa enzim xúc tác cho phản ứng chuyển hóa axit amin phêninalanin thành tirôzin trong cơ thể.	
D. Chỉ cần loại bỏ hoàn toàn axit amin phêninalanin ra khỏi khẩu phần ăn của người bệnh thì người bệnh sẽ trở nên khỏe mạnh hoàn toàn.
Câu 17: Cho cây hoa đỏ thuần chủng lai với cây hoa trắng thuần chủng được F1 có 100% cây hoa đỏ. Các cây F1 giao phấn ngẫu nhiên được F2 có tỉ lệ 9 cây hoa đỏ : 6 cây hoa hồng : 1 cây hoa trắng. Nếu loại toàn bộ các cây hoa hồng và hoa trắng, sau đó cho các cây hoa đỏ F2 tự thụ phấn thì ở đời F3, cây hoa trắng chiếm tỉ lệ
A. 1/64.	B. 1/36.	C. 4/81.	D. 1/16
Câu 18: Ở ruồi giấm, alen A qui định thân xám trội hoàn toàn so với alen a quy định thân đen; alen B qui định cánh dài trội hoàn toàn so với alen b qui định cánh ngắn, biết 2 gen cùng nằm trên 1NST cách nhau 17cM. Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng: ♀ thân đen, cánh dài x ♂ thân xám, cánh ngắn. Ở thế hệ F1 thu được 100% ruồi thân xám, cánh dài. Cho ♂F1 lai phân tích thì Fa thu được tỉ lệ kiểu hình như thế nào?
A. 1 : 1.	B. 0,41 : 0,41 : 0,09 : 0,09.
C. 0,415 : 0,415 : 0,085 : 0,085.	D. 1:2:1
Câu 19: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa do một số gen có 2 alen quy định, alen A quy định hoa đỏ trội hoàn toàn so với alen a quy định hoa trắng; Chiều cao cây, do hai cặp gen B,b và D,d cùng quy định. Cho cây thân cao, hoa đỏ dị hợp về cả ba cặp gen ( ký hiệu là cây M ) lai với cây đồng hợp lặn về cả ba cặp gen trên, thu được đời con gồm: 140 cây thân cao, hoa đỏ; 360 cây thân cao, hoa trắng; 640 cây thân thấp, hoa trắng; 860 cây thân thấp, hoa đỏ. Kiểu gen của cây M có thể là :
A. AaBbDd	B. Dd	C. Dd	D. 
Câu 20: Có một cơ thể thực vật có kích thước lớn hơn so với các cây cùng loài. Người ta đưa ra 2 giả thuyết để giải thích cho sự hình thành kiểu hình khác thường của cây này.
Giả thuyết 1 cho rằng cây này là một dạng đột biến đa bội.
Giả thuyết 2 cho rằng cây này không bị đột biến nhưng do thường biến gây nên sự thay đổi về kiểu hình. 
Có bao nhiêu phương pháp sau đây sẽ cho phép xác định được cây này là do đột biến đa bội hay do thường biến?
(1) Lấy hạt của cây này đem trồng ở môi trường có những cây thuộc loài này đang sống và so sánh kiểu hình với các cây của loài này ở trong cùng một môi trường. 
(2) Sử dụng phương pháp quan sát bộ NST của tế bào ở cây này và so sánh với bộ NST của loài. 
(3) Tiếp tục bổ sung chất dinh dưỡng cho cây này và so sánh sự phát triển của cây này với các cây cùng loài.
(4) Cho cây này lai phân tích để xác định kiểu gen đồng hợp hay dị hợp.
(5) Cho cây này lai với các cây cùng loài, dựa vào tỉ lệ kiểu hình đời con để rút ra kết luận.
A. 5.	B. 2.	C. 3.	D. 4.
Câu 21: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu không đúng?
(1) Một mã di truyền luôn mã hoá cho một loại axít amin.
(2) Đơn phân cấu trúc của ARN gồm 4 loại nuclêôtít là A, U, G, X.
(3) Ở sinh vật nhân thực, axít amin mở đầu cho chuỗi pôlipeptit là mêtiônin.
(4) Phân tử tARN và rARN là những phân tử có cấu trúc mạch kép.
(5) Ở trong tế bào, trong các loại ARN thì rARN có hàm lượng cao nhất.
(6) Ở trong một tế bào, ADN là loại axit nucleic có kích thước lớn nhất.
A. 2.	B. 3.	C. 5.	D. 4.
Câu 22: Trong quá trình ôn thi THPT quốc gia môn Sinh học, một bạn học sinh khi so sánh sự giống và khác nhau giữa đặc điểm gen nằm trên nhiễm sắc thể thường và gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính đã lập bảng tổng kết sau:
Gen nằm trên nhiễm sắc thể thường
Gen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính
(1) Số lượng nhiều
(2) Số lượng ít
(3) Có thể bị đột biến
(4) không thể bị đột biến
(5) Tồn tại thành từng cặp tương đồng
(6) không tồn tại thành từng cặp tương đồng
(7) Có thể quy định giới tính
(8) có thể quy định tính trạng thường
(9) Phân chia đồng đều trong nguyên phân
(10) không phân chia đồng đều trong nguyên phân
Số thông tin mà bạn học sinh trên đã nhầm lẫn khi lập bảng tổng kết trên là:
A. 3	B. 5	C. 6	D. 4
Câu 23: Đối mã đặc hiệu trên phân tử tARN được gọi là
A. triplet.	B. codon.	C. axit amin.	D. anticodon.
Câu 24: Ở một loài động vật, một đột biến gen lặn làm xuất hiện kiểu hình mắt trắng (kiểu hình dại là mắt đỏ). Biết rằng kiểu hình mắt trắng không ảnh hưởng đến sức sống và khả năng sinh sản của các cá thể. Trong trường hợp nào sau đây, tỷ lệ các cá thể mắt trắng trong quần thể là thấp nhất?
A. Các cá thể trong quần thể chọn những cá thể có màu mắt giống nhau để giao phối
B. Quá trình giao phối chỉ xảy ra giữa các cá thể sinh ra trong cùng một lứa
C. Các cá thể trong quần thể giao phối ngẫu nhiên với nhau
D. Quá trình giao phối chỉ xảy ra giữa các cá thể cùng bố mẹ
Câu 25: Ở một loài thực vật, tiến hành các phép lai sau đây:
-Phép lai 1: P thuần chủng: Hoa đỏ x Hoa trắng, F1: 100% hoa đỏ,cho F1 giao phối với nhau, 
F2: 900 cây hoa đỏ, 590 cây hoa vàng : 110 cây hoa trắng.
-Phép lai 2: P thuần chủng: Quả dài x Quả tròn, F1: 100% quả tròn, cho F1 giao phối với nhau,
F2: 300 cây quả tròn : 100 cây quả dài.
-Phép lai 3: Cho các cây hoa đỏ, quả tròn dị hợp về tất cả các cặp gen tự thụ phấn, đời con thu được tỷ lệ cây hoa trắng, quả dài là 2,25%.
Tính theo lí thuyết, tỷ lệ các cây hoa đỏ, quả tròn ở đời con của phép lai 3 là
A. 44,25%	B. 42,19%	C. 52,25%	D. 54%
Câu 26: Trình tự nào sau đây là đúng trong kỹ thuật cấy gen ?I. Cắt ADN của tế bào cho và cắt mở vòng plasmit.
	II. Tách ADN của tế bào cho và tách plasmit ra khỏi tế bào.
	III. Chuyển ADN tái tổ hợp vào tế bào nhận.	
	IV. Nối đoạn ADN của tế bào cho vào ADN của plasmit.
Tổ hợp trả lời đúng là:
A. I→ III→IV→II.	B. II→ I→ III→ IV.	C. I→ II→ III→IV.	D. II→ I→ IV→ III.
Câu 27: Một quần thể cân bằng có 2 alen: A trội không hoàn toàn quy định hoa đỏ, a quy định hoa trắng, hoa hồng là tính trạng trung gian, trong đó hoa trắng chiếm tỉ lệ 36%. Tỉ lệ kiểu hình hoa hồng trong quần thể là:
A. 64%	B. 89%	C. 48%	D. 36%
Câu 28: Cho 1 quần thể ngẫu phối có cấu trúc di truyền như sau:
P0: 0,3AB/ab: 0,2Ab/aB: 0,3Ab/ab:0,1aB/ab:0,1ab/ab
Biết tần số hoán vị gen là 20% và hoán vị gen xảy ra ở cả 2 giới.
Tỉ lệ kiểu gen đồng hợp trội 2 cặp gen và đồng hợp lặn 2 cặp gen lần lượt ở đời con F1 chiếm tỉ lệ:
A. 0,0144 và 0,1936	B. 0,0196 và 0,1936	C. 0,0144 và 0,16	D. 0,0196 và 0,16
Câu 29: Ở một loài động vật ngẫu phối. Xét 4 gen, trong đó: gen thứ nhất có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể thường; gen thứ hai có 4 alen nằm trên vùng tương đồng của nhiễm sắc thể giới tính X, Y. Gen thứ ba có 3 alen nằm trên nhiễm sắc thể gới tính X không có alen tương ứng trên Y; gen thứ bốn có 5 alen nằm trên nhiễm sắc thể giới tính Y và không có alen trên X. Tính theo lý thuyết, loài động vật này có tối đa bao nhiêu kiểu gen về bốn gen nói trên?
A. 1546.	B. 1908.	C. 1800.	D. 2340
Câu 30: Một loài thực vật lưỡng bội có 6 nhóm gen liên kết. Giả sử có 6 thể đột biến được kí hiệu từ (1) đến (6) mà số NST ở trạng thái chưa nhân đôi có trong mỗi tế bào sinh dưỡng của mỗi thể đột biến là
(1) 21 NST. (2) 18NST (3) 9 NST.	(4) 15 NST. (5) 42 NST.	(6) 54 NST.
Số đáp áp đúng cho thể đột biến đa bội lẻ là:A. 4	B. 2	C. 3	D. 5
Câu 31: Câu nào dưới đây đúng khi nói về ưu thế lai?A. Ưu thế lai không thay đổi ở các thế hệ tiếp theo.
B. Ưu thế lai biểu hiện cao nhất ở F1 khi lai hai dòng thuần khác nhau.
C. Lai hai dòng thuần chủng giống nhau sẽ cho con lai có ưu thế lai cao.
D. Ưu thế lai thường gặp ở động vật, ít gặp ở thực vật.
Câu 32: Ở đậu Hà lan, hạt vàng trội hoàn toàn so với hạt xanh tuân theo quy luật phân li của Menđen, khi cho dòng hạt vàng thuần chủng giao phấn với dòng hạt xanh thì thu được F1, cho các cây F1 tự thụ phấn được thế hệ F2,thì tỉ lệ màu sắc hạt trên các cây F2 là
A. 3/4 vàng : 1/4 xanh	B. 9/16 vàng : 7/16 xanh
C. 1/2 vàng : 1/2 xanh	D. 5/8 vàng : 3/8 xanh
Câu 33: Trong 3 hồ cá tự nhiên, xét 3 quần thể của cùng một loài, số lượng cá thể của mỗi nhóm tuổi ở mỗi quần thể như sau:
Quần thể
Tuổi trước sinh sản
Tuổi sinh sản
Tuổi sau sinh sản
Số 1
150
149
120
Số 2
250
70
20
Số 3
50
120
155
Hãy chọn kết luận đúng.
A. Quần thể số 3 được khai thác ở mức độ phù hợp.	B. Quần thể số 2 có kích thước đang tăng lên.
C. Quần thể số 1 có kích thước bé nhất.	D. Quần thể số 3 đang có sự tăng trưởng số lượng cá thể.
Câu 34: Trong các phát biểu sau đây, có bao nhiêu phát biểu đúng? 
(1) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim ADN pôlimeraza không tham gia tháo xoắn phân tử ADN. 
(2) Trong quá trình nhân đôi ADN, enzim nối ligaza chỉ tác động lên một trong hai mạch đơn mới được tổng hợp từ một phân tử ADN mẹ. 
(3) Trong quá trình nhân đôi ADN, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X và ngược lại. 
(4) Ở vi khuẩn, sự nhân đôi ADN xảy ra ở nhiều đơn vị nhân đôi (nhiều đơn vị tái bản).
(5) Trong quá trình phiên mã, có sự liên kết bổ sung giữa A với T, G với X.
A. 2.	B. 4.	C. 3.	D. 5.
Câu 35: Có 4 quần thể của cùng một loài cỏ sống ở 4 môi trường khác nhau, quần thể sống ở môi trường nào sau đây có kích thước lớn nhất.A. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 800m2 và có mật độ 34 cá thể/1m2.
B. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 2150m2 và có mật độ 12 cá thể/1m2.
C. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 3050m2 và có mật độ 9 cá thể/1m2.
D. Quần thể sống trong môi trường có diện tích 835m2 và có mật độ 33 cá thể/1m2
Câu 36: Giả sử có một giống lúa có gen A gây bệnh vàng lùn. Để tạo thể đột biến mang kiểu gen aa có khả năng kháng bệnh, người ta thực hiện các công đoạn sau: 
(1) xử lí hạt giống bằng tia phóng xạ để gây đột biến rồi gieo hạt mọc thành cây. 
(2) cho các cây kháng bệnh lai với nhau hoặc cho tự thụ phấn để tạo dòng thuần. (3) chọn lọc các cây có khả năng kháng bệnh. (4) cho các cây con nhiễm tác nhân gây bệnh. 
Quy trình tạo giống theo thứ tự
A. (1), (4), (3), (2).	B. (1), (3), (4), (2).	C. (1), (2), (3), (4).	D. (2), (3), (4), (1).
Câu 37: Ở người, gen quy định nhóm máu ABO nằm trên NST số 9. Trong một gia đình, người bố có nhóm máu AB, mẹ có nhóm máu O sinh được một người con có nhóm máu A và có 3 chiếc NST số 9 (2n + 1). Cơ chế phát sinh thể đột biến này là:
(1). trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng ở người bố, cặp NST số 9 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường
(2). trong quá trình giảm phân tạo tinh trùng ở người bố, cặp NST số 9 không phân li ở giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường
(3). trong quá trình giảm phân tạo trứng ở người mẹ, cặp NST số 9 không phân li ở giảm phân I, giảm phân II phân li bình thường
(4). trong quá trình giảm phân tạo trứng ở người mẹ, cặp NST số 9 không phân li ở giảm phân II, giảm phân I phân li bình thường
Phương án đúng:A. 1, 2,3	B. 1, 3, 4	C. 2, 3, 4	D. 2, 3
Câu 38: Phả hệ sau đây mô tả sự di truyền của 1 tính trạng như sau:
Nam bình thường
Nữ bị bệnh
Nam bị bệnh
Nữ bình thường
Biết rằng không có đột biến xảy ra. Khẳng định nào sau đây không đúng?
A. Bệnh do gen lặn quy định B. Gen gây bệnh nằm trên NST thường
C. Bệnh do 2 alen lặn của cùng một gen quy định
D. Bệnh do 2 alen lặn thuộc hai gen khác nhau quy định
Câu 39: Hai loài họ hàng sống trong cùng khu phân bố nhưng lại không giao phối với nhau vì
(1). chúng có nơi ở khác nhau nên các cá thể không gặp gỡ nhau được
(2). nếu giao phối cũng không tạo ra con lai hoặc tạo ra con lai bất thụ (3). chúng có mùa sinh sản khác nhau
(4). con lai tạo ra thường có sức sống kém nên bị đào thải 
(5). chúng có tập tính giao phối khác nhau (6). chúng có cấu tạo cơ quan sinh sản khác nhau
Số phương án đúng:A. 4	 B. 3	 C. 5	D. 6
Câu 40: Trong quá trình hình thành loài bằng con đường địa lí, chướng ngại địa lí (cách li địa lí) có vai trò
A. hình thành các đặc điểm thích nghi mới. B. quy định chiều hướng của chọn lọc tự nhiên.
C. ngăn ngừa sự giao phối tự do giữa các cá thể thuộc các quần thể. D. định hướng quá trình tiến hóa.
Câu 41: Theo quan niệm hiện đại, khi nói về chọn lọc tự nhiên, có bao nhiêu phát biểu sau đây đúng?
(1) Chọn lọc tự nhiên quy định nhịp điệu và tốc độ hình thành đặc điểm thích nghi của quần thể.
(2) Khi môi trường thay đổi theo một hướng xác định thì chọn lọc tự nhiên sẽ làm biến đổi tần số alen của quần thể theo hướng xác định.
(3) Chọn lọc tự nhiên thực chất là quá trình phân hóa khả năng sống sót và khả năng sinh sản của các cá thể với các kiểu gen khác nhau trong quần thể.
(4) Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên kiểu gen qua đó làm biến đổi

Tài liệu đính kèm:

  • docDE_THI_THU_DAI_HOC_MON_SINH.doc