Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 7 - Trường THPT Nông Cống 1

doc 5 trang Người đăng dothuong Lượt xem 687Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 7 - Trường THPT Nông Cống 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 7 - Trường THPT Nông Cống 1
TRƯỜNG THPT NÔNG CỐNG 1
ĐỀ THI THỬ HSG 12 
ĐỀ SỐ 7
 Thời gian làm bài:180 phút 
Câu 1: (2,5 điểm)
a. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
b. Ở người có khả năng cuộn lưỡi là do một gen trội nằm trên nhiễm sắc thể thường qui định. Trong một quần thể người đạt cân bằng di truyền có 64% người có khả năng cuộn lưỡi. Một người có khả năng cuộn lưỡi kết hôn với một người không có khả năng này. Hãy tính:
- Tần số alen qui định khả năng cuộn lưỡi và tần số từng loại kiểu gen trong quần thể.
- Xác suất để cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi.
Câu 2: (2,0 điểm) 
a. Phân biệt cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ và cấu trúc gen của sinh vật nhân thực.
b. Sử dụng hoá chất 5- brom uraxin (5-BU) để gây đột biến ở một gen cấu trúc và thu được đột biến ở giữa vùng mã hoá. Hãy cho biết hậu quả của đột biến này đối với cấu trúc của gen và hậu quả của đột biến đối với sản phẩm của gen cấu trúc trên?
Câu 3: (1,5 điểm)
a. Tóm tắt các khâu trong kĩ thuật chuyển gen ? Chức năng của 2 loại enzim chính?
b. Người ta tách gen mã hoá protein trực tiếp từ hệ gen trong nhân của tế bào sinh vật nhân thực rồi gài vào plasmit của vi khuẩn nhờ enzim ligaza nhưng khi gen này hoạt động thì sản phẩm protein thu được lại không như mong muốn. Bằng kiến thức di truyền học em hãy giải thích tại sao? (cho rằng không xảy ra hiện tượng đột biến)
Câu 4: (2,0 điểm) 
a. Phân biệt cơ chế phát sinh thể tự đa bội và dị đa bội?
b. Một số loại đột biến nhiễm sắc thể có thể nhanh chóng hình thành loài mới, đó là những loại đột biến nào? Giải thích?
Câu 5: (1,5 điểm)
a. Các hiện tượng di truyền có P thuần chủng, F1 và F2 phân li theo tỷ lệ 1:1. Mỗi hiện tượng di truyền cho 1 sơ đồ lai làm ví dụ?
b. Khoảng cách di truyền của 4 gen qui định 4 tính trạng: độ dài chân, màu mắt, hình dạng cánh và màu sắc thân của ruồi giấm được trình bày ở bảng dưới đây:
Chân ngắn ( d)
Mắt đỏ thẫm (pr)
Cánh vênh (c)
Thân đen (b)
Chân ngắn ( d)
-
23,5 cM
44,5 cM
17,5 cM
Mắt đỏ thẫm (pr)
23,5 cM
-
21,0 cM
6,0 cM
Cánh vênh (c)
44,5 cM
21,0 cM
-
27,0 cM
Thân đen (b)
17,5 cM
6,0 cM
27,0 cM
-
Hãy thiết lập bản đồ di truyền của nhóm gen liên kết trên.
Câu 6: (2,5 điểm)
Ở một loài động vật khi lai giữa 2 dòng thuần chủng có kiểu hình mắt đỏ và mắt trắng với nhau thu được F1 toàn mắt đỏ. Lai phân tích con đực F1 thế hệ lai được tỷ lệ kiểu hình 75% con mắt trắng: 25% con mắt đỏ, mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con cái.
a. Xác định đặc điểm di truyền của tính trạng trên.
b. Viết sơ đồ lai của P và sơ đồ lai phân tích của F1.
c. Cho F1 giao phối với nhau, xác định tỷ lệ kiểu hình ở F2.
Câu 7: (2,0 điểm)
a/ Ung thư là một loai bệnh được đặc trưng bởi sự tăng sinh không kiểm soát được của một số loại tế bào cơ thể dẫn đến hình thành các khối u chèn ép các cơ quan trong cơ thể. Một trong các cơ chế gây ung thư là do gen hoạt động quá mức gây ra quá nhiều sản phẩm của gen. Hãy đưa ra 3 kiểu đột biến làm cho gen tạo ra quá nhiều sản phẩm gây ung thư.
b/ Trình bày vị trí và cấu trúc không gian của ADN ở: SV nhân thực, SV nhân sơ, vi rút.
Câu 8: (2,0 điểm)
1) Trình bày vai trò của prôtêin trong cấu trúc di truyền và cơ chế di truyền.
2) Virut có phải là một cơ thể sinh vật không? Giải thích.
 3) Trình bày sự nhân lên và chiều hướng phát triển của virut trong một quần thể vi khuẩn.
Câu 9: (2,0 điểm)
a. Thế nào là biến động số lượng cá thể của quần thể? Căn cứ vào tác động của môi trường có thể chia làm các dạng biến động nào? 
b. Người ta thả một số cá thể thỏ vào một đồng cỏ, giai đoạn đầu số lượng thỏ tăng nhanh, sau đó tăng chậm lại, càng về sau càng ít thay đổi. Hãy giải thích?
Câu 10: (2,0 điểm)
Hãy giải thích tại sao:
- Chọn lọc tự nhiên đào thải alen trội ra khỏi quần thể nhanh hơn alen lặn?
- Chọn lọc tự nhiên làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội?
- Các nhà khoa học lại cho rằng vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải ADN?
- Hiện tượng tương đồng và hiện tượng tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau?
----------------------------- Hết -----------------------------
ĐÁP ÁN ĐỀ 7
Câu 1
a. Cấu trúc di truyền của quần thể tự phối và quần thể giao phối?
* Quần thể tự phối:
-Tỷ lệ kiểu gen dị hợp tử ngày càng giảm, đồng hợp tử ngày càng tăng
- Quần thể dần dần phân li thành các dòng thuần đồng hợp về các kiểu gen khác nhau
- giảm đa dạng di truyền
- Tần số alen không thay đổi
* Quần thể giao phối:
-Đa hình về kiểu gen, đa hình về kiểu hình ---> duy trì được sự đa dạng di truyền trong quần thể
-Tạo trạng thái cân bằng di truyền
b. Qui ước: Gen A: có khả năng cuộn lưỡi
 Gen a: không có khả năng cuộn lưỡi
Tỷ lệ người không có khả năng cuộn lưỡi: 1- 0,64 = 0,36
Gọi tần số A = p; a = q
Quần thể đạt cân bằng di truyền thì q2 aa = 0,36
 qa = 0,6
 pA = 1-0,6 = 0,4
Tần số từng loại kiểu gen trong quần thể:
KG AA = p2= 0,16, Aa= 0,48 , aa = 0,36
-Xác xuất cặp vợ chồng trên sinh con có khả năng cuộn lưỡi:
+Người không có khả năng cuộn lưỡi có KG aa
+ Người có khả năng cuộn lưỡi có thể có kiểu gen Aa hoặc AA. Tần số Aa = 0,48/ (0,16 + 0,48) = 3/4
-Xác suất sinh con không có khả năng cuộn lưỡi:
= 3/4 x1 x 1/2 = 3/8
-Xác suất sinh con có khả năng cuộn lưỡi = 1- 3/8= 5/8 = 62,5%
( nếu học sinh làm cộng xác suất ứng với 2 sơ đồ lai mà có đáp số đúng vẫn cho điểm tối đa)
0,5 
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 2
a. Phân biệt cấu trúc gen của sinh vật nhân sơ và gen của sinh vật nhân thực?
-Gen sinh vật nhân sơ : Có vùng mã hoá liên tục --> gen không phân mảnh
-Gen sinh vật nhân thực: Có vùng mã hoá không liên tục, xen giữa những đoạn mã hoá axit amin (exon) là những đoạn không mã hoá axit amin (intron) --> gen phân mảnh.
b. Hậu quả của đột biến này đối với cấu trúc của gen : 5- BU là chất hoá học gây đột biến thay thế cặp A- T bằng cặp G- X
 -Hậu quả của đột biến đối với sản phẩm của gen cấu trúc:
Làm thay đổi bộ ba tương ứng thành bộ ba mới: Các bộ ba này sẽ gây ra các hậu quả khác nhau:
+ Bộ ba mới qui định aa giống với bộ ba ban đầu ( ĐB đồng nghĩa) : Chuỗi polipep tit không thay đổi
+ Bộ ba mới qui định aa khác với bộ ba ban đầu (ĐB khác nghĩa) : Chuỗi poli peptit thay đỏi một axit amin
+ Bộ ba mới là bộ ba kết thúc ( ĐB vô nghĩa): chuỗi poli pep tit ngắn lại
0,5
0,5
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 3
1,5 
a. Tóm tắt các khâu chính trong kĩ thuật chuyển gen:
+Tạo ADN tái tổ hợp
+ Chuyển ADN tái tổ hợp vào TB nhận
+Phân lập ( tách) dòng TB chứa ADN tái tổ hợp
- Chức năng của hai loại enzim:
E cắt Restrictaza : enzim cắt giới hạn --> các đầu dính
E nối ligaza: tạo liên kết phôtphođieste làm liền mạch ADN
b. Vì gen của sinh vật nhân thực là gen phân mảnh gồm các đoạn exon và Intron xen kẽ
-Khi chuyển vào vi khuẩn thì ở vi khuẩn không có cơ chế cắt bỏ intron.
1
0,5
Câu 4
2 
a. Phân biệt cơ chế phát sinh thể tự đa bội và dị đa bội:
Tự đa bội:
+ Giảm phân không bình thường, tạo giao tử 2n
GT: 2n x n tạo hợp tử 3n
GT: 2n x 2n tạo hợp tửu 4n
+ Nguyên phân không bình thường do rối loạn hình thành thoi phân bào làm cho tất cả các cặp NST không phân li
 2n ---> 4n
+ Giảm phân bình thường của cơ thể 4n và cơ thể 2n 
SĐL
Dị đa bội : Lai xa và đa bội hoá
SĐ: P Loài A ( 2nA) x loài B ( 2nB)
G: nA ¯ nB
F1 2n = nA + nB ---> bất thụ (có khả năng sinh sản sinh dưỡng
 ¯ tứ bội hoá
 4n = 2nA + 2nB ---> hữu thụ
b. Loại đột biến nhiễm sắc thể có thể nhanh chóng hình thành loài mới :
-Đột biến đa bội : 2n --> 4n: dẫn đến hình thành loài mới vì khi cho cây 4n lai với cây 2n sinh ra con 3n bất thụ--> cách li sinh sản giữa dạng 4n và 2n.
- Đột biến chuyển đoạn NST: Các cá thể mang đột biến chuyển đoạn dị hợp tử thường bán bất thụ còn đồng hợp tử có sức sống cũng cách li sinh sản với dạng bình thường
- ĐB đảo đoạn NST: Dị hợp tử thường bán bất thụ.
0,25
0,25
0,5
1
Câu 5
 1,5
a. Các hiện tượng di truyền có P thuần chủng, F1 và F2 phân li theo tỷ lệ : 1: 1.
* Di truyền liên kết với giới tính:
VD: Ruồi giấm gen A: mắt đỏ; a mắt trắng
SĐL : Pt/c XaXa ( mắt trắng) x XAY ( mắt đỏ) --> F1, F2.
* Tính trạng chịu ảnh hưởng bởi giới tính:
VD: ở cừu gen HH : có sừng, hh: không sừng;
 Hh: có sừng ở con đực; không sừng ở con cái
SĐL: Pt/c : HH ( có sừng) x hh ( không sừng) --> F1, F2.
b. Bản đồ di truyền : d17,5 b6 pr21c hoặc c21 pr6b17,5d
( nếu học sinh nêu đúng trật tự phân bố các gen cũng cho điểm tối đa) 
0,5
0,5
0,5
Câu 6
2,5 
BL : FB phân li theo tỷ lệ 3: 1 = 4 tổ hợp = 4x1 
-F1 cho 4 loại giao tử : dị hợp 2 cặp gen AaBb --> tương tác gen
Qui ước : gen A- B- : Mắt đỏ
bb, aaB- , aabb: mắt trắng
- Mắt đỏ chỉ xuất hiện ở con cái --> tính trạng di truyền liên kết với giới tính
- SĐL : Pt/c AAXBXB ( mắt đỏ ) x aa XbY ( mắt trắng)
 F1 AaXBXb ( mắt đỏ ) , Aa XBY ( mắt đỏ)
-Lai phân tích con đực F1:
 F1 Aa XBY ( mắt đỏ) x aaXbXb ( mắt trắng)
 ¯
 FB : AaXBXb ( mắt đỏ con cái) , Aa XbY , aaXBXb, aaXbY ( mắt trắng)
- F1 xF1 : AaXBXb ( mắt đỏ ) x Aa XBY ( mắt đỏ)
F2: 9 mắt đỏ: 7 mắt trắng
( Hoặc 6 ♀ mắt đỏ : 2 ♀ mắt trắng: 3 ♂ mắt đỏ : 5 ♂ mắt trắng
0,5
0,25
0,5
0,25
0,5
0,5
Câu7
2 
* Trường hợp 1: Đột biến gen làm hỏng gen điều hoà dẫn tới không kiểm soát được hoạt động của gen cấu trúc nên làm cho gen cấu trúc có thể hoạt động quá mức.
 Trường hợp 2: Đột biến làm tăng số lượng gen dẫn tới làm tăng lượng sản phẩm của gen.
Trường hợp 3: Đột biến làm thay đổi vị trí của gen dẫn tới tăng hoạt động của gen.
* AND ở sinh vật nhân thực:
 + Vị trí: Nằm trong nhân, ti thể, lạp thể
 + Cấu trúc: Dạng xoắn kép ....
 Dạng vòng ......
- AND ở sinh vật nhân sơ:
 + Vị trí: Nằm trong vùng nhân hoặc TBC.
 + Cấu trúc: Dạng vòng...
- AND của vi rut:
 + Vị trí: Nằm trong vỏ Prôtêin.
 + Cấu trúc: Dạng 1 sợi hoặc 2 sợi.
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
Câu 8
2 
1)- Vai trũ của protein trong cấu trỳc di truyền
+ Protein histon tạo nờn cỏc tiểu thể hỡnh cầu dẹt, trong cấu tạo của nucleosom. Chớnh protein trong nucleosom đó đảm bảo cho cấu trỳc di truyền được ổn định, thụng tin di truyền được điều hũa.
+ Protein liờn kết với rARN hỡnh thành nờn hạt lớn, hạt bộ để thực hiện chức năng dịch mó.
- Vai trũ của protein trong cơ chế di truyền:
+ Protein sau khi được tổng hợp chỳng tương tỏc với mụi trường để hỡnh thành tớnh trạng	
+ Protein ức chế được sinh từ gen điều hũa cú tỏc dụng đúng mở gen vận hành, điều hành quỏ trỡnh phiờn mó.	
+ Protein là thành phần cấu tạo của cỏc enzim tham gia vào quỏ trỡnh phiờn mó (tổng hợp ARN) , quỏ trỡnh tự nhõn đụi của ADN, quỏ trỡnh dịch mó (tổng hợp protein), quỏ trỡnh phõn hủy protein tạo nờn cỏc axit amin, tạo năng lượng ATP, hoạt húa cỏc nguyờn liệu: nucleotit, axit amin, ...	
+ Protein là thành phần tạo nờn trung thể, thoi vụ sắc đảm bảo cho quỏ trỡnh phõn ly NST trong nguyờn phõn, giảm phõn, gúp phần ổn định vật chất di truyền ở cấp độ tế bào.	
3)- Virut khụng phải là một cơ thể sống, giải thớch: 	
- Cỏc giai đoạn nhõn lờn của virut: 	+ Hấp phụ
	+ xõm nhập
	+ sinh tổng hợp
	+ Lắp rỏp
	+ Phúng thớch
	* Vẽ sơ đồ minh họa
* Hướng dẫn: Nếu cú vẽ sơ đồ minh họa của phagơ mà 5 giai đoạn cũn cú thiếu sút vẫn cho trọn điểm
- Chiều hướng phỏt triển của virut :	
+ Ở nhiều tế bào, virut phỏt triển làm tan tế bào: virut độc.
+ Ở một số tế bào khỏc: virut ụn hũa. Khi cú tỏc động bờn ngoài như tia tử ngoại thỡ virut ụn hũa cú thể biến thành virut độc.
0,5
0,5
0,5
0,5
Câu 9
2,0 
a. Biến động số lượng cá thể của quần thể: Tăng hoặc giảm số lượng cá thể của quần thể quanh trị số trung bình
 -Căn cứ vào tác động của môi trường có thể chia làm các dạng biến động :
Biến động không theo chu kì
Biến động theo chu kì: chu kì mùa, chu kì ngày đêm, 
b. Giai đoạn đầu thỏ tăng nhanh : do số lượng thỏ ít , nguồn sống dồi dào, môi trường rộng rãi---> sức sinh sản mạnh, tỷ lệ tử vong thấp
Về sau do số lượng thỏ tăng nhanh nên nguồn sống thiếu hụt, thiếu thức ăn, nơi ở chật chội .cạnh tranh---> sức sinh sản giảm ---> tăng trưởng chậm lại
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
Câu 10
2 
- Chọn lọc tự nhiên ( CLTN) đào thải alen trội ra khỏi quần thể nhanh hơn alen lặn: Chọn lọc tự nhiên tác động trực tiếp lên KH
Vì gen trội biểu hiện thành kiểu hình ngay cả khi ở thể đồng hợp 
Gen lặn biểu hiện ra kiểu hình khi ở thể đồng hợp
-CLTN không đào thải hết alen lặn ra khỏi quần thể vì nó tồn tại với tần số thấp trong cặp gen dị hợp
- CLTN làm thay đổi tần số alen của quần thể vi khuẩn nhanh hơn quần thể sinh vật nhân thực lưỡng bội: Vì hệ gen của VK gồm 1 phân tử ADN nên alen lặn biểu hiện ngay ra kiểu hình
- Vật chất di truyền đầu tiên có lẽ là ARN mà không phải ADN vì: chúng có thể tự nhân đôi không cần có sự tham gia của enzim 
-Hiện tượng tương đồng và hiện tượng tương tự là hai hiện tượng trái ngược nhau:
+ Hiện tượng tương đồng: phản ánh tiến hoá phân li
+ Hiện tượng tương tự : phản ánh tiến hoá đồng qui
0,5
0,25
0,25
0,5
0,5

Tài liệu đính kèm:

  • doc7.doc