Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 1

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 984Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 1", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi thử chọn sinh giỏi Sinh học 12 (Có đáp án) - Đề số 1 - Trường THPT Nông Cống 1
ĐỀ SỐ 1
Đề thi thử HSG lớp 12 
Thời gian làm bài 180 phút
 Câu 1 : (3 điểm). Ở người gen quy định nhóm máu gồm 3 alen IA, IO, IB, trong đó IA và IB trội hoàn toàn so với IO, còn IA và IB đồng trội. Qua nghiên cứu một quần thể đang ở trạng thái cân bằng di truyền xác định được tỉ lệ người có nhóm máu A chiếm 35%, nhóm máu B chiếm 24%, nhóm máu AB chiếm 40%, còn lại là nhóm máu O.
Xác định tần số tương đối của mỗi loại alen. 
Một người có nhóm máu A kết hôn với một người có nhóm B. Tính xác suất sinh con nhóm máu O của cặp vợ chồng này. 
Nêu ý nghĩa lí luận và ý nghĩa thực tiễn của định luật Hacđi – Vanbec. 
Câu 2 : (3 điểm). Cho lai hai dòng ruồi giấm thuần chủng : mắt đỏ, thân đen với mắt trắng, thân xám thu được F1 toàn mắt đỏ thân xám. Cho F1 x F1, ở F2 thu được kết quả như sau :
Giới cái : 75% mắt đỏ, thân xám : 25% mắt đỏ, thân đen.
Giới đực : 37,5% mắt đỏ thân xám : 37,5% mắt trắng, thân xám : 12,5% mắt đỏ, thân đen : 12,5% mắt trắng, thân đen.
Biện luận để xác định quy luật di truyền, kiểu gen của P và viết kiểu gen của F1.
Câu 3: (2,5 điểm). Trong một loài, phát hiện có hai loại giao tử của một cơ thể với ký hiệu gen trên NST thường và gen trên NST giới tính là : AB DE HI XM và ab de hi Xm.
Hãy cho biết tên của loài này. 
Trong trường hợp xảy ra rối loạn trong giảm phân II, cặp NST giới tính không phân li, các cặp NST khác phân li bình thường. Số loại giao tử mang đọt biến tối đa của cơ thể trên là bao nhiêu ? 
Có 4 tế bào sinh giao tử (tế bào sinh dục chin) của cơ thể trên giảm phân bình thường, số loại giao tử tạo ra tối đa là bao nhiêu ? 
Câu 4 : (2,5 điểm). a. Cho biết F1 dị hợp hai cặp gen, mỗi gen quy định một tính trạng và nằm trên NST thường, trội lặn hoàn toàn. Nêu hai phép lai thích hợp để phân biệt các trường hợp : hai cặp tính trạng phân li độc lập, liên kết gen hoàn toàn và liên kết gen không hoàn toàn.
b. Từ thời cổ người ta đã thực hiện các phép lai khác nhau tao ra con la dai sức, leo núi giỏi và con bác-đô thấp hơn con la, móng bé. Hãy viết các phép lai tạo ra con la và con bác-đô, giải thích tại sao có sự khác nhau đó.
Câu 5: (3 điểm). a. Phân biệt các khái niệm sau liên quan đến đột biến điểm : đột biến cùng nghĩa, đột biến sai nghĩa, đột biến vô nghĩa và đột biến dịch khung.
b. Quá trình nhân đôi ADN, quá trình phiên mã và quá trình dịch mã diễn ra theo những nguyên tắc nào ? Nêu ý nghĩa của các nguyên tắc đó.
Câu 6 : (3 điểm). a. Liên kết gen là gì ? Hoán vị gen là gì ? Nêu cơ sở tế bào học của hai hiện tượng này.
b. Một người có kiểu hình như sau : bé, lùn, cổ rụt, má phệ, khoảng cách giữa hai mắt xa nhau, lưỡi dài và dày, ngón tay ngắn, si đần và không có con. Nêu cơ chế hình thành bộ NST của người này.
Câu 7 (3 điểm). Bộ NST lưỡng bội của một loài thực vật hạt kín có 6 cặp NST kí hiệu là : I, II, III, IV, V, VI. Khi khảo sát một quần thể của loài này người ta phát hiện có bốn thể đột biến kí hiệu là a, b, c, d. Phân tích tế bào của bốn thể đột biến trên người ta thu được kết quả như sau :
Thể đột biến
Số lượng NST đếm được ở từng cặp
I
II
III
IV
V
VI
a
3
3
3
3
3
3
b
4
4
4
4
4
4
c
4
2
4
2
2
2
d
2
2
3
2
2
2
Xác định tên gọi của các thể đột biến trên 
Nêu cơ chế hình thành các dạng đột biến đó (mỗi dạng đột biến chỉ cần nêu một cơ chế) 
                                                                ----Hết----        
Đáp án đề 1 
Nội dung
Điểm
Câu 1. 3 điểm
a. 
Gọi p là tần số tương đối của alen IA, q là tần số tương đối của alen IB, r là tần số tương đối của alen IO. Quần thể cân bằng có dạng:
(p IA +q IB +r IO)2 = p2IA IA + q2 IBIB + r2 IOIO + 2pqIA IB + 2qrIBIO + 2prIAIO
Người nhóm máu O chiếm 1%, à r2 IOIO =1% àr = 0,1.
Người có nhóm máu A chiếm 35% à  p2 + 2pr = 0,35, giải ra ta được  p=0,5, vậy q=0,4.
0,25
0,25
0,5
b.
Một người có nhóm máu A kết hôn với một người có nhóm máu B. Để họ sinh con nhóm máu O thì kiểu gen của hai vợ chồng này phải là:  IAIO x  IBIO. c
Xác suất để người có nhóm máu A có kiểu gen IAIO là: = 0,285
Xác suất để người có nhóm máu B có kiểu gen IBIO là: = 0,333
Mà: IAIO x IBIO sinh ra con nhóm máu O với xác suất bằng 0,25.
Vậy xác suất cần tìm là: 0,285 x 0,333 x 0,25 = 0,0238
0,25 
0,25
0,25 
0,25
c.
Ý nghĩa lí luận:
- Phản ánh trạng thái cân bằng di truyền của quần thể, giải thích vì sao trong thiên nhiên có những quần thể được duy trì ổn định qua thời gian dài.
- Đây là định luật cơ bản để nghiên cứu di truyền học quần thể.
Ý nghĩa thực tiễn: Xác định tần số tương đối của các kiểu gen và các alen từ tỉ lệ các kiểu hình. 
0,5
0,25
0,25
Câu 2. 3 điểm
Giải: Xét riêng từng cặp tính trạng ở F2 ta có:
Tính trạng màu mắt: 3mắt đỏ: 1mắt trắng, trong đó mắt trắng chỉ xuất hiện ở con đực, suy ra:
mắt đỏ trội hoàn toàn so với mắt trắng và tính trạng màu mắt do gen nằm trên NST X không có alen trên Y quy định.
Quy ước: XA quy định mắt đỏ, Xa quy định mắt trắng.
Vì Pt/c, F1 đồng tính mắt đỏ nên kiểu gen của P phải là: XAXA x XaY.
1,0
Xét tính trạng màu thân: Pt/c: đen x xám, F1 toàn xám, F2 : 3 xám : 1 đen, tính trạng xuất hiện đồng đều ở 2 giới, suy ra: thân xám trội hoàn toàn so với thân đen, tính trạng màu thân do gen nằm trên NST thường quy định.
Quy ước: Gen B quy định thân xám, b quy định thân đen. Kiểu gen của P là: BB x bb
0,5
0,25
Xét chung cả 2 cặp tính trạng, tỉ lệ kiểu hình tính chung là: 9:3:3:1 =(3:1)x(3:1) àcác tính trạng tuân theo quy luật phân li độc lập.
0,5
Vậy kiểu gen của P là: mắt đỏ, thân đen: XAXAbb; mắt trắng, thân xám: XaYBB.
Kiểu gen của F1 là: XAXaBb và XA YBb
0,5
0,25
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau
Câu 3. 2,5 điểm
a. 2n=8, đây là ruồi giấm. 
0,5
b. 3 cặp NST thường tạo ra tối đa: 23= 8 loại giao tử,
Cặp XMXm không phân li trong giảm phân II tạo ra 3 loại giao tử đột biến là:
XMXM , XmXm và 0.
Vậy số loại giao tử tối đa là: 8 x 3 = 24.
0,25
0,25
0,5
c. Cơ thể trên thuộc giới cái, mỗi tế bào sinh trứng kiểu gen như trên giảm phân bình thường, tạo ra tối đa 1 loại giao tử. Vậy 4 tế bào sinh trứng tạo ra tối đa 4 loại giao tử.
1
Câu 4. 2.5điểm
a.
+ Lai phân tích cơ thể F1:
Nếu tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai là: 1:1:1:1 à tuân theo quy luật phân li độc lập.
Nếu tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai là: 1:1 àtuân theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
Nếu thế hệ lai có 4 loại kiểu hình khác: 1:1:1:1 à tuân theo quy luật liên kết gen không hoàn toàn.
0,25
0,25
0,25
+ Cho F1 x  F1 :
Nếu tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai là: 9:3:3:1 à tuân theo quy luật phân li độc lập.
Nếu tỉ lệ kiểu hình của thế hệ lai là: 3:1 hoặc 1:2:1 à tuân theo quy luật liên kết gen hoàn toàn.
Nếu thế hệ lai có 4 loại kiểu hình khác: 9:3:3:1 à tuân theo quy luật liên kết gen không hoàn toàn.
0,25
0,25
0,25
b. 
Các phép lai:
P: ngựa cái x lừa đực à con la.
P: ngựa đực x lừa cái à con bác-đô. 
0,25
0,25
Sự khác nhau về kiểu hình của con la và con bác-đô: đây là hiện tượng di truyền theo dòng mẹ, khi thụ tinh, giao tử đực chỉ truyền nhân mà hầu như không truyền tế bào chất. Do vậy, các gen nằm trong tế bào chất (trong ti thể hoặc trong lục lạp) chỉ được mẹ truyền cho con qua tế bào chất của trứng.
(HS có thể giải thích theo các cách khác nhau nếu đúng vẫn cho điểm tối đa). 
0,5
Câu 5. 3điểm
a. 
Đột biến cùng nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác nhưng bộ ba đột biến vẫn mã hóa axit amin ban đầu. 
0,25
Đột biến sai nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo ra bộ ba đột biến mã hóa axit amin khác axit amin ban đầu.
0,25
Đột biến vô nghĩa: thay thế một cặp nucleotit này bằng một cặp nucleotit khác tạo bộ ba kết thúc.
0,25
Đột biến dịch khung: dạng đột biến gen mất hoặc thêm một cặp nucleotit làm thay đổi toàn bộ các bộ ba kết từ điểm xảy ra đột biến đến cuối gen.
0,25
b. 
* Quá trình nhân đôi ADN diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bán bảo toàn: mỗi ADN con có một mạch cũ và một mạch mới.
0,25
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong các mạch khuôn của ADN theo nguyên tắc bổ sung: A=T, G≡X 
0,25
* Ý nghĩa: nhờ các nguyên tắc trên, từ phân tử ADN ban đầu tạo ra các phân tử ADN con giống nhau và giống ADN ban đầu, đảm bảo cho tính đặc trưng của các phân tử ADN duy trì ổn định qua các thế hệ tế bào.
0,5
* Quá trình phiên mã diễn ra theo nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung: các nuclêôtit tự do của môi trường liên kết với các nuclêôtit trong mạch khuôn (mạch mã gốc) của gen theo nguyên tắc bổ sung:
A mạch khuôn liên kết với U của môi trường.
T mạch khuôn liên kết với A của môi trường.
G mạch khuôn liên kết với X của môi trường.
X mạch khuôn liên kết với G của môi trường. 
0,25
* Ý nghĩa: phân tử ARN bổ sung cho mạch khuôn và có trình tự nuclêôtit giống với trình tự nuclêôtit của mạch bổ sung của gen, chỉ khác là vị trí của T đã được thay bằng U.
0,25 
* Quá trình dịch mã diễn ra theo các nguyên tắc:
- Nguyên tắc bổ sung:  giữa các anticodon của tARN với codon của mARN (A=U, G≡X).
* Ý nghĩa: nhờ nguyên tắc bổ sung, mã di truyền trên mARN được dịch thành chuỗi pôlipeptit đúng với thông tin di truyền trong gen cấu trúc. 
0,25
0,25
Câu 6. 3điểm
a.
- Liên kết gen là hiện tượng các gen nằm trên một NST phân li cùng nhau và làm thành một nhóm gen liên kết, số nhóm liên kết ở mỗi loài tương ứng với số NST trong bộ đơn bội của loài đó.
0,5
- Hoán vị gen là hiện tượng các gen cùng lôcút (gen alen) đổi chỗ cho nhau trong quá trình giảm phân.
0,5
Cơ sở tế bào học:
- Hiện tượng liên kết gen: do số lượng gen lớn hơn số lượng NST nhiều lần nên có hiện tượng nhiều gen cùng nằm trên một NST tạo thành nhóm liên kết.
0,5
- Hiện tượng hoán vị gen: Do sự trao đổi những đoạn tương ứng của cặp NST tương đồng trong phát sinh giao tử đưa đến sự hoán vị các gen tương ứng.
0,5 
b.
- Người này bị hội chứng Đao, cặp NST thứ 21 có 3 chiếc. 
0,5
- Cơ chế: Trong quá trình phát sinh giao tử ở bố hoặc mẹ bị rối loạn, cặp nhiễm sắc thể 21 không phân li, tạo ra 2 loại giao tử, một loại chứa cả 2 nhiễm sắc thể 21, kí hiệu là (n+1) và một loại không chứa nhiễm sắc thể 21 nào, kí hiệu là (n-1). Giao tử chứa 2 NST 21 (n+1) kết hợp với giao tử bình thường n tạo ra hợp tử (2n+1) chứa 3 NST 21 phát triển thành hội chứng Đao.
0,5
Câu 7. 3điểm
Tên gọi của các đột biến
a. Thể tam bội:  3n
b. Thể tứ bội:  4n
c. Thể bốn kép: 2n+2+2
d. Thể ba: 2n+1 
0,25
0,25
0,25
0,25
Cơ chế hình thành các dạng đột biến trên.
* Cơ chế hình thành thể tam bội: 3n
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự phân li của tất cả các cặp NST trong tế bào sinh giao tử của bố hoặc mẹ, tạo giao tử đột biến 2n.
- Giao tử 2n kết hợp với giao tử bình thường (n) trong quá trình thụ tinh tạo hợp tử 3n phát triển thành thể tam bội.
0,5
* Cơ chế hình thành thể tứ bội: 4n
Trong quá trình thụ tinh: giao tử 2n kết hợp với nhau tạo hợp tử 4n phát triển thành thể tứ bội.
(hoặc do rối loạn trong nguyên phân của hợp tử)
0,5
*Cơ chế hình thành thể bốn kép: (2n+2+2)
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự  phân bào giảm phân, có 2 cặp NST không phân li, tạo thành giao tử đột biến (n+1+1) và giao tử (n-1- 1).
- Trong quá trình thụ tinh: giao tử (n+1+1) kết hợp với nhau tạo hợp tử (2n+2+2) phát triển thành thể bốn kép.
0,5
* Cơ chế hình thành thể ba: (2n+1)
- Tác nhân gây đột biến tác động gây rối loạn sự phân bào giảm phân, có một cặp NST không phân li, tạo thành giao tử đột biến (n + 1) và giao tử (n- 1).
- Trong quá trình thụ tinh: giao tử (n+1) kết hợp với giao tử bình thường (n) tạo hợp tử (2n+1) phát triển thành thể ba.
0,5
Học sinh có thể trình bày theo các cách khác nhau

Tài liệu đính kèm:

  • doc1.doc