Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Mã đề 1234 - Nguyễn Ngọc Chiến

pdf 6 trang Người đăng dothuong Lượt xem 460Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Mã đề 1234 - Nguyễn Ngọc Chiến", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi THPT quốc gia môn Địa lí năm 2017 - Mã đề 1234 - Nguyễn Ngọc Chiến
7 
NGUYỄN NGỌC CHIẾN 
ĐỀ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2017 
Bài thi: Khoa học xã hội; Môn: ĐỊA LÍ 
Thời gian làm bài: 50 phút (Không kể thời gian phát đề) 
Câu 1. Vùng nước tiếp giáp với đất liền, ở phía trong đường cơ sở là 
A. vùng tiếp giáp lãnh hải. B. lãnh hải. 
C. vùng đặc quyền về kinh tế. D. nội thuỷ. 
Câu 2. Ngành công nghiệp năng lượng được coi là ngành công nghiệp trọng điểm phải đi trước một bước là 
do 
A. ngành này có nhiều lợi thế (tài nguyên, lao động, thị trường) và là động lực để thúc đẩy các ngành khác. 
B. sử dụng ít lao động, không đòi hỏi quá cao về trình độ. 
C. thu hút được nhiều nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài. 
D. trình độ công nghệ sản xuất cao, không gây ô nhiễm môi trường. 
Câu 3. Cơ cấu lao động phân theo ngành kinh tế ở nước ta chuyển dịch theo hướng: 
A. tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, giảm tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực 
dịch vụ. 
B. tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng, giảm khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khu vực dịch vụ. 
C. giảm tỉ trọng khu vực dịch vụ, tăng tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp và khu vực công nghiệp - 
xây dựng. 
D. giảm tỉ trọng khu vực nông - lâm - ngư nghiệp, tăng tỉ trọng khu vực công nghiệp - xây dựng và khu vực 
dịch vụ. 
Câu 4. Các vùng có điều kiện tự nhiên thuận lợi để phát triển nền nông nghiệp nhiệt đới đa dạng, có cả các 
sản phẩm nhiệt đới, cận nhiệt và ôn đới là 
A. Đồng bằng sông Hồng, Tây Nguyên, Trung du miền núi Bắc Bộ. 
B. Đồng bằng sông Hồng, Đông Nam Bộ, Trung du và miền núi Bắc Bộ. 
C. Trung du và miền núi Bắc Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Tây Nguyên. 
D. Bắc Trung Bộ, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. 
Câu 5. Khó khăn lớn nhất về khí hậu ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp ở vùng Tây Nguyên là 
A. khí hậu diễn biến thất thường. 
B. sự phân hoá theo mùa của khí hậu. 
C. hiện tượng khô nóng quanh năm. 
D. sự phân hoá theo độ cao của khí hậu. 
Câu 6. Hàm lượng phù sa của sông ngòi nước ta lớn do 
A. mạng lưới sông ngòi dày đặc. 
B. tổng lượng nước sông lớn. 
C. chế độ nước sông thay đổi theo mùa. 
D. quá trình xâm thực, bào mòn mạnh mẽ ở miền núi. 
Câu 7. Về cơ bản, nền nông nghiệp nước ta là một nền nông nghiệp 
A. cận nhiệt đới. B. nhiệt đới. C. cận xích đạo. D. ôn đới. 
Câu 8. Vấn đề tiêu biểu nhất của Đông Nam Bộ so với các vùng khác trong cả nước là 
A. khai thác lãnh thổ theo chiều sâu. B. phát triển nghề cá. 
C. hình thành các vùng chuyên canh. D. thu hút đầu tư. 
Câu 9. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 4 – 5, tỉnh lị của tỉnh Quảng Trị là 
A. Quảng Trị. B. Đồng Hới. C. Đông Hà. D. Hội An. 
Câu 10. Nhân tố quan trọng nhất khiến cho kim ngạch xuất khẩu của nước ta liên tục tăng trong những năm 
 Mã đề: 1234 
8 
gần đây là 
A. điều kiện tự nhiên thuận lợi. 
B. mở rộng thị trường và đa dạng hoá sản phẩm. 
C. nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao. 
D. cơ sở vật chất – kĩ thuật tốt. 
Câu 11. Vùng núi Đông Bắc có mùa đông lạnh nhất ở nước ta, nguyên nhân là 
A. có độ cao lớn nhất nước. 
B. nằm xa biển nhất nước. 
C. chịu tác động mạnh nhất của gió mùa Đông Bắc. 
D. nằm xa Xích đạo nhất trong cả nước. 
Câu 12. Các đảo và quần đảo của nước ta 
A. hầu hết là có cư dân sinh sống. 
B. tập trung nhiều nhất ở vùng biển phía nam. 
C. có ý nghĩa lớn trong việc bảo vệ và phát triển kinh tế đất nước. 
D. có ý nghĩa lớn trong khai thác tài nguyên khoáng sản. 
Câu 13. Đô thị hoá ở nước ta có đặc điểm là 
A. trình độ đô thị hoá thấp. 
B. tỉ lệ dân thành thị giảm. 
C. phân bố đô thị đều giữa các vùng. 
D. quá trình đô thị hoá diễn ra nhanh. 
Câu 14. Một trong những đặc điểm của nền nông nghiệp hàng hoá ở nước ta là 
A. gắn liền với công nghiệp chế biến và dịch vụ nông nghiệp. 
B. sản xuất nhỏ, công cụ thủ công. 
C. sử dụng nhiều sức người, năng suất lao động thấp. 
D. phần lớn sản phẩm để tiêu dùng tại chỗ. 
Câu 15. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 15, khu vực có mật độ dân số cao cũng như tập trung hầu 
hết các đô thị lớn của Đồng bằng sông Cửu Long phân bố ở 
A. dải ven biên giới Việt Nam – Campuchia. B. dải ven biển. 
C. dải ven sông Tiền, sông Hậu. D. vùng bán đảo Cà Mau. 
Câu 16. Một trong những ngành công nghiệp trọng điểm của nước ta hiện nay là 
A. công nghiệp chế biến lương thực, thực phẩm. 
B. công nghiệp luyện kim. 
C. công nghiệp chế biến gỗ và lâm sản. 
D. công nghiệp sành sứ và thuỷ tinh. 
Câu 17. Cho bảng số liệu: 
DÂN SỐ VIỆT NAM QUA CÁC NĂM 
(Đơn vị: nghìn người) 
Năm Tổng số dân Số dân thành thị Số dân nông thôn 
1995 71 996 14 938 57 058 
2000 77 635 18 772 58 863 
2005 82 392 22 332 60 060 
2010 86 947 26 515 60 432 
2015 91 713 31 131 60 582 
Biểu đồ thích hợp nhất thể hiện được tổng số dân, trong đó có số dân thành thị và số dân nông thôn của nước 
ta qua các năm là 
9 
A. biểu đồ tròn. B. biểu đồ cột chồng. C. biểu đồ miền. D. biểu đồ đường. 
Câu 18. Loại đất có diện tích lớn nhất ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long là 
A. đất phù sa ngọt. B. đất mặn. 
C. đất phèn. D. đất xám trên phù sa cổ. 
Câu 19. Trong chế độ khí hậu, ở miền Bắc phân chia thành hai mùa là 
A. mùa đông lạnh, mưa nhiều và mùa hạ nóng, ít mưa. 
B. mùa đông ấm áp, mưa nhiều và mùa hạ mát mẻ, ít mưa. 
C. mùa đông lạnh, ít mưa và mùa hạ nóng ẩm, mưa nhiều. 
D. mùa đông ấm áp, ít mưa và mùa hạ mát mẻ, mưa nhiều. 
Câu 20. Cấu trúc địa hình nước ta gồm hai hướng chính là 
A. hướng bắc – nam và hướng vòng cung. 
B. hướng tây bắc – đông nam và hướng vòng cung. 
C. hướng đông – tây và hướng vòng cung. 
D. hướng đông bắc – tây nam và hướng vòng cung. 
Câu 21. Cây công nghiệp quan trọng số một của vùng Tây Nguyên là 
A. cao su. B. cà phê. C. điều. D. dừa. 
Câu 22. Vùng Đồng bằng sông Hồng phải đẩy mạnh thâm canh, tăng vụ là do 
A. khả năng mở rộng diện tích hết sức khó khăn. 
B. có nguồn lao động dồi dào. 
C. khí hậu thuận lợi. 
D. nhu cầu của thị trường tăng cao. 
Câu 23. Trong các biện pháp dưới đây, biện pháp nào là cấp bách để nâng cao chất lượng nguồn lao động 
của nước ta hiện nay? 
A. Tăng cường xuất khẩu lao động để học hỏi kinh nghiệm. 
B. Đổi mới mạnh mẽ phương thức đào tạo người lao động. 
C. Nâng cao thể trạng người lao động. 
D. Bố trí lại nguồn lao động cho hợp lí. 
Câu 24. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, các trung tâm kinh tế ở nước ta xếp theo thứ tự giảm 
dần về quy mô (năm 2007) là: 
A. Hà Nội, Đà Nẵng, Thanh Hoá, Nha Trang. 
B. Hà Nội, Thanh Hoá, Đà Nẵng, Nha Trang. 
C. Hà Nội, Nha Trang, Đà Nẵng, Thanh Hoá. 
D. Hà Nội, Đà Nẵng, Nha Trang, Thanh Hoá. 
Câu 25. Khó khăn về tự nhiên của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ là 
A. triều cường, xâm nhập mặn. B. rét đậm, rét hại. 
C. cát bay, cát lấn. D. sóng thần. 
1
0 
Câu 26. Cho biểu đồ: 
Biểu đồ trên thể hiện được nội dung nào sau đây? 
A. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua các năm. 
B. Tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người năm 2015. 
C. Tốc độ tăng trưởng của tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người qua 
các năm. 
D. Tốc độ tăng trưởng của tổng số dân, sản lượng lương thực và bình quân lương thực theo đầu người năm 
2015. 
Câu 27. Ý nào dưới đây là lợi thế của nước ta trong phát triển công nghiệp hiện nay? 
A. Nguồn nguyên liệu nhập rất đa dạng. 
B. Nguồn lao động đông đảo, giá rẻ. 
C. Nguồn vốn đầu tư dồi dào. 
D. Thị trường tiêu thụ lớn từ Lào và Campuchia. 
Câu 28. Căn cứ vào bản đồ Khí hậu chung ở Atlat Địa lí Việt Nam trang 9, các trạm khí hậu có chế độ mưa 
vào thu – đông tiêu biểu ở nước ta là 
A. Sa Pa, Lạng Sơn, Hà Nội. B. Hà Nội, Điện Biên, Lạng Sơn. 
C. Đồng Hới, Đà Nẵng, Nha Trang. D. Đà Lạt, Cần Thơ, Cà Mau. 
 Câu 29. Tuyến đường được coi là “xương sống” của hệ thống đường bộ nước ta là 
A. quốc lộ 5. B. quốc lộ 6. C. quốc lộ 1. D. quốc lộ 2. 
 Câu 30. Cho bảng số liệu: 
NHIỆT ĐỘ TRUNG BÌNH TẠI MỘT SỐ ĐỊA ĐIỂM 
(Đơn vị: 0C) 
Địa điểm 
Nhiệt độ trung bình tháng I Nhiệt độ trung bình tháng VII Nhiệt độ trung bình năm 
Lạng Sơn 
13,3 27,0 21,2 
Hà Nội 
16,4 28,9 23,5 
Vinh 
17,6 29,6 23,9 
Huế 
19,7 29,4 25,1 
Quy Nhơn 
23,0 29,7 26,8 
TP. Hồ Chí Minh 
25,8 (tháng XII) 28,9 (tháng IV) 27,1 
1
1 
Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Nhiệt độ trung bình tháng I giảm dần từ Bắc vào Nam. 
B. Nhiệt độ trung bình năm giảm dần từ Bắc vào Nam. 
C. Nhiệt độ trung bình tháng VII giữa các địa điểm chênh lệch nhau ít hơn so với tháng I. 
D. Chênh lêch nhiệt độ giữa tháng I và tháng VII càng vào Nam càng lớn. 
 Câu 31. Phương châm “sống chung với lũ” ở Đồng bằng sông Cửu Long nhằm 
A. khai thác các nguồn lợi về kinh tế do lũ hằng năm đem lại. 
B. thích nghi với sự biến đổi của khí hậu. 
C. thay đổi tốc độ dòng chảy của sông. 
D. giảm bớt các thiệt hại do lũ mang lại. 
Câu 32. Tính chất nhiệt đới của khí hậu nước ta biểu hiện ở 
A. độ ẩm lớn, cân bằng ẩm luôn dương. 
B. lượng mưa lớn, trung bình năm từ 1500 đến 2000 mm. 
C. trong năm có hai mùa rõ rệt. 
D. tổng bức xạ lớn, cân bằng bức xạ dương quanh năm. 
Câu 33. Các cây công nghiệp lâu năm có giá trị kinh tế cao của nước ta là: 
A. cà phê, cao su, mía. B. hồ tiêu, bông, chè. 
C. cà phê, cao su, chè. D. điều, chè, thuốc lá. 
Câu 34. Cho bảng số liệu: 
GIÁ TRỊ SẢN XUẤT CÔNG NGHIỆP (GIÁ THỰC TẾ) PHÂN THEO THÀNH PHẦN KINH TẾ CỦA 
NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 
(Đơn vị: nghìn tỉ đồng) 
Năm 
Thành phần kinh tế 
1996 
2005 
2010 
2013 
Nhà nước 74,2 249,1 567,1 891,7 
Ngoài Nhà nước 35,7 308,9 1 150,9 1 834,9 
Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài 39,6 433,1 1 245,5 2 742,6 
Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Kinh tế Nhà nước liên tục chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị sản xuất công nghiệp nước ta. 
B. Kinh tế ngoài Nhà nước không thay đổi về tỉ trọng trong cơ cấu giá trị sản xuất. 
C. Tỉ trọng của thành phần kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng liên tục qua các năm. 
D. Từ năm 2005 trở đi, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu giá trị 
sản xuất. 
Câu 35. Điều khác biệt về vị trí của vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ so với các vùng khác trong cả nước 
là 
A. có biên giới kéo dài với Trung Quốc và Lào. 
B. có tất cả các tỉnh giáp biển. 
C. nằm ở vị trí trung chuyển giữa miền Bắc và miền Nam. 
D. giáp Lào và Campuchia. 
Câu 36. Công nghiệp chế biến sữa và các sản phẩm từ sữa phân bố ở các đô thị lớn chủ yếu là do 
A. đây là các vùng nuôi bò sữa lớn. 
B. đây là nơi có kĩ thuật nuôi bò sữa phát triển. 
1
2 
C. đây là nơi có thị trường tiêu thụ lớn. 
D. đây là nơi có nhiều lao động có trình độ. 
Câu 37. Căn cứ vào Atlat Địa lí Việt Nam trang 17, số lượng các tỉnh có cả khu kinh tế cửa khẩu và khu 
kinh tế ven biển ở nước ta là 
A. 3. B. 4. C. 5. D. 6. 
Câu 38. Trung du và miền núi Bắc Bộ có thế mạnh về trồng và chế biến cây công nghiệp, cây dược liệu, rau 
quả cận nhiệt và ôn đới là do 
A. khí hậu nhiệt đới, độ ẩm cao. 
B. khí hậu nhiệt đới có mùa đông lạnh và ảnh hưởng của địa hình núi. 
C. khí hậu có sự phân mùa. 
D. lượng mưa hằng năm lớn. 
Câu 39. Vùng núi Tây Bắc có vị trí 
A. nằm ở phía đông của thung lũng sông Hồng. 
B. nằm giữa sông Hồng và sông Cả. 
C. nằm từ phía nam sông Cả tới dãy Bạch Mã. 
D. nằm ở phía nam dãy Bạch Mã. 
Câu 40. Cho biểu đồ: 
BIỂU ĐỒ THỂ HIỆN TỈ SUẤT SINH VÀ TỈ SUẤT TỬ CỦA NƯỚC TA QUA CÁC NĂM 
Nhận xét nào sau đây là đúng? 
A. Tỉ suất sinh của nước ta liên tục giảm. 
B. Tỉ suất tử của nước ta không biến động 
C. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên có xu hướng tăng. 
D. Tỉ suất gia tăng dân số tự nhiên giảm chủ yếu do tỉ suất tử tăng. 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfDE_THI_THPT_QUOC_GIA_2017.pdf