TRƯỜNG THCS LƯU VĂN MểT TỔ HểA SINH Đề tham khảo ĐỀ THITHAM KHẢO HỌC SINH GIỎI HUYỆN NĂM HỌC 2014-2015 MễN HểA HỌC LỚP 9 Thời gian làm bài 150 phỳt khụng kể thời gian giao đề . Câu 1:(4đ) Bột sắt có lẫn tạp chất nhôm. Hãy dùng 3 cách khác nhau để làm sạch sắt. Câu 2(4đ): Hấp thụ hoàn toàn V lít khí CO2 (ở đktc) vào 100ml dung dịch Ca(OH)2 0,5M. Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2 gam kết tủa. Tính V. Câu3(4đ): Nêu và giải thích hiện tượng, viết phương trình phản ứng xảy ra khi cho một ít đường (C12H22O11 ) vào đáy cốc rồi thêm từ từ 2ml dung dịch H2SO4 đặc vào. Câu 4(4đ): Khử hoàn toàn 2,4 gam hỗn hợp đồng (II) oxit và sắt oxit bằng hiđro dư, thu được 1,76 gam kim loại. Hòa tan kim loại đó bằng dung dịch HCl dư thấy thoát ra 0,448 lít khí H2 ở đktc . Xác định công thức của oxit sắt đó. Câu 5(4đ): Bằng phương pháp hoá học hãy nhận biết các dung dịch (đựng trong các lọ riêng biệt) sau: H2SO4; Na2CO3; NaCl; Na2SO4 Thí sinh được sử dụng bảng tuần hoàn các nguyên tố hoá học. ---------- Hết ---------- ĐÁP ÁN B.TỰ LUẬN Câu Đáp án 1 (4đ) Cách 1. Dùng nam chân để hút lấy sắt ra khỏi hỗn hợp . Cách 2. Cho hỗn hợp 2 kim loại trên vào dung dịch NaOH dư và khấy đều, nhôm tan, sắt không tan. 2Al + 2NaOH + 2H2O →2NaAlO2 + 3H2 Lọc phần chất rắn không tan, rửa sạch và sấy khô ta thu được sắt. Cách 3. Hoà hỗn hợp chất rắn vào dụng dịch FeCl2 dư và khuấy đều. 2Al + 3FeCl2 →2AlCl3 + 3Fe - Lọc phần chất rắn không tan, rửa sạch và sấy khô ta thu được sắt. 2 (4đ) 100ml = 0,1 lít Số mol Ca(OH)2 = 0,1.0,5 = 0,05 mol CO2 + Ca(OH)2 → CaCO3 + H2O (1) Theo PTHH (1) Số mol CaCO3 lớn nhất = số mol Ca(OH)2 = 0,05 mol Số mol CaCO3 thu được = 2/100 = 0,02 mol < 0,05 mol Vì sau phản ứng thu được kết tủa, nên có thể xảy ra các trường hợp sau: TH 1: Chỉ tạo muối CaCO3 Theo PT: Số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,02 mol V = 0,02 . 22,4 = 0,448 lít TH2: Sau khi phản ứng kết thúc thu được 2 muối: CaCO3 và Ca(HCO3)2 2CO2 + Ca(OH)2 → Ca(HCO3)2 (2) Theo (1) số mol Ca(OH)2 = số mol CO2 = số mol CaCO3 = 0,02 mol Số mol Ca(OH)2 ở PT(2) = 0,05 – 0,02 = 0,03 mol Số mol CO2(2) = 0,06 mol V = (0,02 + 0,06) 22,4 = 1,792 lít 3 (4đ) Hiện tượng: Màu trắng của đường chuyển sang màu vàng, sau đó chuyển sang nâu, và cuối cùng thành khối màu đen xốp bị bọt khí đẩy lên khỏi miệng cốc. Phản ứng toả nhiều nhiệt Giải thích: Chất rắn màu đen là C, do H2SO4 đặc đã loại đi 2 nguyên tố H và O ra khỏi đường. C12H22O11 → 12C + 11H2O - Sau đó 1 phần C sinh ra bị H2SO4 đặc oxi hoá thành các chất khí gây sủi bọt trong cốc làm C dâng lên khỏi miệng cốc. C + H2SO4 → CO2 + SO2 + H2O 4 (4đ) Gọi công thức của oxit sắt là : FexOy . Với x, y nguyên dương CuO + H2 → Cu + H2O (1) FexOy + yH2 → xFe + yH2O (2) 2HCl + Fe → FeCl2 + H2 (3) Số mol H2 = 0,448/22,4 = 0,02 mol Lượng Fe sinh ra ở (2) cũng là lượng Fe phản ứng ở (3) Theo (3): Số mol Fe = Số mol H2 = 0,02 mol => mFe = 0,02. 56 = 1,12 g => khối lượng của Cu = 1,76 – 1,12 = 0,64g => số mol Cu = 0,64/64= 0,01mol Theo (1) số mol CuO = số mol Cu = 0,01 mol Khối lượng của CuO = 0,01 . 80 = 0,8g => khối lượng của FexOy = 2,4 – 0,8 = 1,6g => nFexOy = Theo (2) số mol Fe = x . Số mol FexOy => . x = 0,02 HS giải phương trình tìm ra x/y = 2/3 Vậy công thức oxit sắt là Fe2O3 5 4đ Trớch mẫu thử và đỏnh dấu: Cho dung dịch HCl vào cỏc mẫu thử + Nếu sủi bọt khớ là Na2 CO3 . Na2 CO3 + HCl → NaCl + CO2 ↑ + H2 O + Nếu khụng cú hiện tượng gỡ là cỏc chất cũn lại. - Cho quỳ tớm vào cỏc mẫu thử cũn lại. + Nếu quỳ tớm chuyển sang màu đỏ là H2 SO4. + Nếu khụng cú hiện tượng gỡ là NaCl và Na2SO4 Cho dung dich BaCl2 vào 2 lọ cũn lại. + Nếu xuất hiện kết tủa là Na2 SO2 + Nếu khụng cú hiện tượng gỡ là NaCl. Lưu ý: Cỏch giải khỏc với đỏp ỏn mà đỳng được điểm tương đương Quới Thiện, ngày 25thỏng 11năm 2014 GVBM Lờ Văn Phỳc .
Tài liệu đính kèm: