Đề A A.Đọc bài sau: Tết làng Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Cầu ao lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, người giặt chiếu, Những nhà nghèo cũng đã đủ gạo nếp, đậu xanh, con gà, bó măng. Mật đã mua, sẽ có món chè con ong ngọt sắc. Nải chuối xanh, mấy quả cam vàng, chùm quất, thành mâm ngũ quả trên bàn thờ lung linh ánh nến. Lá cờ ngũ sắc xanh, đỏ, tím, vàng, trắng đã được treo cao giữa sân đình. Không khí mùa xuân thật náo nức. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã chuẩn bị gộc tre để đun bánh chưng. Người ta đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ. Tết. Sao mà vui thế! Theo Băng Sơn B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tết trong bài là dịp Tết nào trong năm? Tết Đoan ngọ Tết Nguyên Đán Tết Trung Thu Tết Tây Câu 2: Dấu hiệu nào của cây cối cho biết Tết sắp đến? A. Lá mùi già thơm ngào ngạt. B. Cây đào, cây mận ra hoa. . C. Lúa đã cấy kín đồng. D. Lá cờ ngũ sắc xanh, đỏ, tím Câu 3: Người dân trong làng làm những gì để chuẩn bị đón tết? A. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, bày mâm ngũ quả, treo cờ, tắm tất niên.. B. Chuẩn bị bao lô, quần áo giấy trang kim. C. Mua cờ ngũ sắc, mua gộc tre nấu bánh D. Mọi người đi tảo mộ đông đúc, vui vẻ. Câu 4: Những ai đón tết ở làng? A. Chỉ có người ở làng. B. Chỉ có người nghèo, những nhà đông con. C Chỉ có người ở gần đình mới đón tết. D. Tất cả mọi người trong làng và ở xa về. Câu 5: Không khí đón tết ở làng như thế nào? Tấp nập, vui như hội, nhiều người ở xa cũng tranh thủ về quê ăn tết. Còn thưa thớt, không khí vẫn yên bình vắng lặng. Mọi người chuẩn bị nhộn nhịp, đông đúc quanh các cầu ao. Cả câu A và C Câu 6: Những hình ảnh trong bài nói lên đặc trưng mang không khí tết ở làng quê miền Bắc? Cành mai, cây nêu, đi tảo mộ, mâm ngũ quả, Gói bánh tét, cành mai, cành đào, gói bánh chưng Cành đào, đãi đỗ,rửa lá dong, đun bánh chưng. Cành mai, chậu hoa cúc, hoa mận, lá mùi già. Câu 7: Viết lại câu có sử dụng hình thức so sánh có trong bài? Ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ Đề B A.Đọc bài sau: Tết làng Tết lại sắp đến rồi. Làng tấp nập vui như hội. Mấy cây đào ngoài đền đã phơ phất những bông hoa màu hồng mỏng tang. Cây mận bố trồng kỉ niệm ngày tôi ra đời, hoa đã trắng muốt. Lúa đã cấy kín đồng. Nước đã đủ, ruộng nào cũng lấp lánh như gương. Cầu ao lúc nào cũng đông. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, người giặt chiếu, Những nhà nghèo cũng đã đủ gạo nếp, đậu xanh, con gà, bó măng. Mật đã mua, sẽ có món chè con ong ngọt sắc. Nải chuối xanh, mấy quả cam vàng, chùm quất, thành mâm ngũ quả trên bàn thờ lung linh ánh nến. Lá cờ ngũ sắc xanh, đỏ, tím, vàng, trắng đã được treo cao giữa sân đình. Không khí mùa xuân thật náo nức. Sẽ có tắm tất niên bằng nồi nước lá mùi già thơm ngào ngạt. Mấy nhà đông con đã chuẩn bị gộc tre để đun bánh chưng. Người ta đã nhìn thấy nhiều người mặc quần áo đẹp từ đâu đó về ăn Tết. Có người xách va li, có người đeo ba lô. Nhiều người còn mang về cả cành đào, cành hoa bằng giấy trang kim để làm hoa thờ. Tết. Sao mà vui thế! Theo Băng Sơn B. Dựa vào nội dung bài đọc, khoanh vào chữ cái trước câu trả lời đúng nhất: Câu 1: Tết trong bài là dịp Tết nào trong năm? Tết Nguyên Đán Tết Đoan ngọ Tết Tây Tết Trung Thu Câu 2: Dấu hiệu nào của cây cối cho biết Tết sắp đến? A. Lá mùi già thơm ngào ngạt. B. Lá cờ ngũ sắc xanh, đỏ, tím. C. Lúa đã cấy kín đồng. D. Cây đào, cây mận ra hoa. Câu 3: Những ai đón tết ở làng? A. Chỉ có người ở làng. B. Chỉ có người nghèo, những nhà đông con. C Chỉ có người ở gần đình mới đón tết. D. Tất cả mọi người trong làng và ở xa về. Câu 4: Người dân trong làng làm những gì để chuẩn bị đón tết? A. Mua cờ ngũ sắc, mua gộc tre nấu bánh B. Chuẩn bị bao lô, quần áo giấy trang kim. C. Người đãi đỗ, người rửa lá dong, bày mâm ngũ quả, treo cờ, tắm tất niên.. D. Mọi người đi tảo mộ đông đúc, vui vẻ. Câu 5: Không khí đón tết ở làng như thế nào? A. Còn thưa thớt, không khí vẫn yên bình vắng lặng. B. Tấp nập, vui như hội, nhiều người ở xa cũng tranh thủ về quê ăn tết. C. Mọi người chuẩn bị nhộn nhịp, đông đúc quanh các cầu ao. D. Cả câu B và C Câu 6: Những hình ảnh trong bài nói lên đặc trưng mang không khí tết ở làng quê miền Bắc? Cành mai, cây nêu, đi tảo mộ, mâm ngũ quả, Cành đào, đãi đỗ,rửa lá dong, đun bánh chưng. Gói bánh tét, cành mai, cành đào, gói bánh chưng Cành mai, chậu hoa cúc, hoa mận, lá mùi già. Câu 7: Viết lại câu có sử dụng hình thức so sánh có trong bài? Ǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯǯ Đáp án phần Đọc thầm (7 điểm): Mỗi câu trả lời đúng được 1 điểm Câu Đề A Đề B 1 B A 2 B D 3 A D 4 D C 5 D D 6 C B Câu 7: Học sinh viết đúng câu có sử dụng biện pháp so sanh có trong bài, đúng chính tả, rõ ràng. Đạt 1 điểm.
Tài liệu đính kèm: