Đề thi olympic vật lý lớp 6 năm học: 2014 -2015 (thời gian làm bài: 120 phút) trường THCS Tam Hưng

docx 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1658Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic vật lý lớp 6 năm học: 2014 -2015 (thời gian làm bài: 120 phút) trường THCS Tam Hưng", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic vật lý lớp 6 năm học: 2014 -2015 (thời gian làm bài: 120 phút) trường THCS Tam Hưng
Trường THCS Tam Hưng ĐỀ THI OLYMPIC VẬT LÝ LỚP 6
Họ và tên giáo viên: Nguyễn Thị Tường Năm Học: 2014 -2015 (Thời gian làm bài: 120 phút) 
Phần I: Định tính và bài tập thí nghiệm (8 đ)
 Câu 1 (2đ): 
Giải thích tại sao khi rót nước nóng vào cốc thủy tinh dày thì sẽ dễ bị vỡ hơn khi rót vào cốc thủy tinh mỏng?
Về mùa đông, trong các hồ nước lạnh mặt nước đóng băng một lớp dày nhưng ở đáy hồ cá vẫn sống được. Hãy giải thích tại sao?
 Câu 2 (3đ): 
Trong ba bản báo cáo thực hành, kết quả đo thể tích được ghi như sau:
V1 = 28,5 cm3 B. V2 = 5,1 cm3
V3 = 37,2 cm3 D. V4 = 15,4 cm3 
Hãy cho biết ĐCNN của bình chia độ dùng trong mỗi bài thực hành trên ?
Tìm những số thích hợp điền vào chỗ trống:
Một ô tô nặng 50000 Niutơn, sẽ có khối lượng .tấn.
Một gói bánh có khối lượng 175g, 2 thùng bánh mỗi thùng 20 gói sẽ nặng niutơn.
 Câu 3 (3đ): Em hãy trình bày một phương án thích hợp để xác định khối lượng của một cái cột sắt 
 hình trụ cao khoảng 10m . 
Phần II. Bài tập định lượng (12đ)
 Câu 4: (4đ)
 Hãy sắp xếp các số đo sau theo thứ tự tăng dần ( không cần trình bày chi tiết các bước giải)
0,2 km ; 2000mm ; 2dm ; 50cm ; 1m
125 cc ; 1250 mm3 ; 1,25 l ; 1,5 dm ; 150 ml
0,025 kg ; 250 g ; 2500 mg ; 0,01t ; 0,0025 tạ
200C ; 950 F ; 273 K
Dùng hai mặt phẳng nghiêng để đưa vật nặng lên cao. Một mặt phẳng nghiêng dài 10m, cao 2m và một mặt phẳng nghiêng khác dài 6m, cao 1,8m. Mặt phẳng nghiêng nào cho ta lợi về lực hơn? ( Tức là lực kéo nhỏ hơn) Vì sao?
 Câu 5 (4đ)
Ở 200C, một thanh nhôm dài 9,99 m. Tìm nhiệt độ để chiều dài thanh nhôm là 10 m. Biết khi nhiệt độ tăng lên 10C, thì thanh nhôm tăng thêm 0,000023 chiều dài ban đầu.
Tại nhiệt độ bao nhiêu thì số đọc trên nhiệt giai Xenxiut bằng số đọc trên nhiệt giai Farenhai.
 Câu 6 (4đ):
Một khối lập phương có cạnh a = 20cm.
 a. Tính thể tích của khối lập phương đó.
 b. Khối lập phương làm bằng sắt. Tính khối lượng của khối lập phương. Biết khối lượng 
riêng của sắt là 7800kg/m
 Bây giờ ta khoét một lỗ trên khối lập phương có thể tích 4dm, rồi nhét đầy vào đó một 
chất có khối lượng riêng là 2000 kg/m. Tìm khối lượng riêng của khối lập phương lúc này.
Hướng dẫn chấm
Câu 1: (2 điểm) 
1điểm
Nước nóng rót vào cốc thủy tinh dày tạo sự giãn nở vì nhiệt không đều, thành thủy tinh bên trong cốc dãn nhanh hơn lớp ngoài cùng tạo ra sự rạn nứt.
Cốc thủy tinh mòng có sự dãn nở tương đối đều giữa lớp thủy tinh bên trong và bên ngoài, khó tạo nên sự rạn nứt
1 điểm
Khi tăng nhiệt độ từ 00C- 40C thì nước co lại, lúc này nước có khối lượng riêng lớn nhất 
Nằm ở dưới lớp băng dày nên cá vẫn sống được
 Câu 2: (3 điểm) 
 Mỗi ý đúng 0,25 điểm 
A 0,1 cm3 hoặc 0,5 cm3 ; B. : 0,1 cm3
C. 0,1 cm3 hoặc 0, 2 cm3 ; D. : 0,1 cm3 hoặc 0,2 cm3
 b. Mỗi ý đúng 1 điểm . A. 5 tấn B. 70 N
 Câu 3: (3 điểm) Có thể thực hiện phương án sau:
Dùng thước dây đo chu vi của cột rồi áp dụng công thức C = 3,14 . 2R. ( 0,5 điểm)
Tính bán kính R= ( 0,5 điểm )
Tính thể tích của cột sắt: V = 3,14 . R2h ( 1 điểm)
Tra bảng tìm D rồi dùng công thức M = D.V để xác định khối lượng của cột sắt (1điểm) 
Câu 4: ( 4 điểm): 
(2 điểm) Mỗi phần đúng 0,5 điểm
2dm ; 50cm ; 1m ; 2000mm ; 0,2km
1250 mm3 ; 125cc ; 150 ml ; 1,25l ; 1,5 dm3
2500mg ; 250g ; 0,025kg ; 0,025 tạ ; 0,01 tấn
273 K ; 200C ; 950C
 ( 2 điểm)
Tính độ nghiêng của mỗi mặt phẳng nghiêng ( 1điểm)
So sánh rồi kết luận :
 Mặt phẳng nghiêng 1 có độ nghiêng ít hơn nên được lợi về lực hơn (1điểm)
 Câu 5 ( 4 điểm): 
(2điểm)
 Chiều dài thanh nhôm cần nở ra là : 10m – 9,99m= 0,01m (0,5 điểm)
 Nhiệt độ cần tăng thêm là: 0,01m /(10m.0,000023) = 43,50C ( 1 điểm )
Vậy nhiệt độ khi thanh nhôm dài 10 m là: 200C + 43,50C = 63,50C (0,5 điểm)
(2 điểm)
Gọi x là nhiệt độ trên nhiệt giai xenxiut ( 0,5 điểm)
Theo bài ra, ta có: x= 32+ x.1,8 ( 0,5 điểm)
 ..
=> x = - 400F = - 400C ( 1 điểm )
 Câu 6 ( 4điểm): 
Thể tích khối lập phương là: V = a3= 0,2.0,2 .0,2 = 0,008m3 ( 1 điểm)
Khối lượng của khối lập phương là: m = V. D = 0,008 .7800 = 62,4 kg ( 1 điểm)
Khối lượng của sắt được khoét ra là: m1= 0,004. 7800 = 31,2kg (0,5 điểm)
Khối lượng của chất nhét vào là: m2= 0,004.2000 = 8kg (0,5 điểm)
Khối lượng của khối lập phương lúc này là: m3 = m- m1+ m2=39,2kg (0,5 điểm)
Khối lượng riêng của khối lập phương lúc này là:D = m/V = 39,2/0,008 = 4900kg/m3 ( 0,5 điểm)
*Chú ý : Thiếu mỗi công thức trừ 0,25 điểm
.

Tài liệu đính kèm:

  • docxtai_lieu_day_them_ly_6_chon_loc_2015.docx