PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Thanh Cao ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 7 (2013-2014) Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4đ) Chỉ ra và phân tích tác dụng của phép tu từ trong đoạn thơ sau. “ Ôi lòng Bác vậy cứ thương ta, Thương cuộc đời chung thương cỏ hoa. Chỉ biết quên mình cho hết thảy, Như dòng sông chảy nặng phù sa”. ( “Theo chân Bác” - Tố Hữu) Câu 2:( 6 điểm): Suy nghĩ của em về ý nghĩa giáo dục của câu chuyện sau(Trình bày bằng một bài văn ngắn khoảng 1 trang giấy thi): Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa: Thưa thầy, thầy còn nhớ con không? Con là Người thầy giáo già hoảng hốt: Thưa ngài, ngài là... Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào... Câu 3:( 14 điểm) Phát biểu cảm nghĩ của em về vẻ đẹp trong sáng, đằm thắm của những kỉ niệm tuổi thơ và tình cảm bà cháu được thể hiện trong bài thơ “Tiếng gà trưa” của tác giả Xuân Quỳnh - Hết – *Chú ý: Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm. HƯỚNG DẪN CHẤM Câu1: (4đ): Học sinh chỉ ra được phép tu từ được dùng trong đoạn thơ trên là phép tu từ điệp ngữ. Từ “thương” được nhắc đi nhắc lại 3 lần trong 2 câu thơ đầu. (0,5đ) - Phép tu từ so sánh trong hai câu thơ sau: So sánh sự hi sinh quên mình của Bắc với hình ảnh dòng sông chảy nặng phù sa. (0,5đ) - Phân tích tác dụng (3đ) Viết về Bác Hồ kính yêu- đó là nguồn cảm hứng không bao giờ vơi cạn đối với các nhà văn, nhà thơ. Tố Hữu cũng trân trọng dành một phần tâm hồn mình viết về Bác. Đoạn thơ trên được trích trong trường ca “Theo chân Bác” của Tố Hữu. Trong đoạn thơ tác giả dùng điệp từ “thương” ở 2 câu thơ đầu để nói về tình thương yêu rộng lớn bao la của Bác giành cho ta - những người dân đất nước Việt cũng như toàn thể nhân dân lao động nghèo khổ trên thế giới. Tình yêu thương của Bác còn bao trùm cả vạn vật trong thiên nhiên. - Hai câu thơ sau tác giả dùng phép tu từ so sánh thật độc đáo. Tác giả đã so sánh sự hi sinh quên mình vì dân vì nước của Bác như dòng sông lặng lẽ chảy trôi ngàn đời mang lượng phù sa bồi đắp cho những cánh đồng phì nhiêu. Đoạn thơ có 4 câu sử dụng hài hoà 2 phép tu từ điệp ngữ và so sánh giúp ta hiểu tình thương, sự hi sinh cao cả của Bác giành cho ta, có lẽ mỗi chúng ta đều cảm động vô cùng khi đọc đoạn thơ trên. Câu 2:( 6 điểm) *Yêu cầu về kĩ năng:(1 điểm) - Bài viết có bố cục và cách trình bày hợp lí. - Hệ thống ý (luận điể- Tóm tắt mẩu chuyện: (1 điểm) + Câu chuyện kể về cuộc gặp gỡ bất ngờ giữa người học trò cũ và người thầy giáo già. + Câu chuyện m) rõ ràng và được triển khai tốt. - Diễn đạt tốt không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. *Yêu cầu về nội dung: (5 điểm) đã thể hiện thái độ kính trọng thầy giáo cũ của một danh tướng. Ý nghĩa câu chuyện: (2 điểm) + Câu chuyện có ý nghĩa ca ngợi lòng biết ơn vô hạn của danh tướng với thầy giáo cũ. Mặc dù giờ đây, vị danh tướng đó có địa vị, tiền tài cao hơn thầy rất nhiều nhưng trước thầy giáo cũ ông vẫn xưng hô rất khiêm nhường và cho rằng: “Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào”. + Câu chuyện có giá trị tôn vinh nghề dạy học, một công việc đã đem đến cho đất nước những con người tài ba, góp phần không nhỏ vào công cuộc xây dựng và phát triển đất nước. + Câu chuyện còn là lời nhắc nhở thấm thía với những kẻ vong ơn bội nghĩa “khỏi rên quên thầy” hay “Khỏi vòng cong đuôi” trong xã hội. Bài học rút ra cho bản thân: (2 điểm) + Cần biết ơn và kính trọng thầy cô trong bất cứ hoàn cảnh nào. Dù sau này trở thành người tài giỏi, địa vị cao sang cũng luôn luôn nhớ ơn và kính trọng thầy cô giáo, những người đã từng dạy dỗ dìu dắt em trong suốt cuộc đời. + Biết ơn thầy cô, không phải ta cứ đem quà tặng vật chất hay tiền bạc đến tặng thầy cô mà chỉ cần có những cử chỉ, lời nói lễ phép, kính trộng đối với thầy cô là đủ. Đó là món quà quí giá nhất tặng thầy cô. Câu 3:( 10 điểm) Đây là đề văn phát biểu cảm nghĩ về tác phẩm văn học – Học sinh trình bày cảm nghĩ của mình về kỉ niệm tuổi ấu thơ và tình bà cháu được thể hiện trong bài thơ trữ tình, đầy cảm xúc “Tiếng gà trưa” của nhà thơ Xuân Quỳnh. a) Yêu cầu về nội dung: - Trên đường hành quân nghe tiếng gà nhảy ổ đã gợi lại trong tâm trí người chiến sĩ những hình ảnh và kỉ niệm tuổi thơ: Đó là con gà mái mơ, mái vàng và ổ trứng hồng; xem trộm gà đẻ lại bị bà mắng, hình ảnh người bà đầy yêu thương chắt chiu dành giụm cho cháu, niềm vui mong ước nhỏ bé của tuổi thơ diện bộ quần áo mới từ tiền bán gà, ước mong ấy đi vào cả trong giấc ngủ tuổi thơ. - Tình bà cháu trong kỉ niệm nổi bật: Tần tảo chắt chiu trong cảnh nghèo khó, dành trọn tình yêu thương chăm lo cho cháu bảo ban nhắc nhở cháu ngay cả khi có trách mắng thì cũng là vì tình yêu thương cháu. Những kỉ niệm về bà đã biểu hiện tình bà cháu sâu nặng thắm thiết, bà chắt chiu chăm lo cho cháu, cháu yêu thương kính trọng và biết ơn bà. - “Tiếng gà trưa” đi vào cuộc chiến đấu cùng với người chiến sĩ khắc sâu thêm tình cảm với quê hương đất nước. - Bài thơ đã khai thác cảm xúc từ những điều gần gũi, bình dị của gia đình, quê hương để từ đó góp vào những tình cảm chung của thời đại. b) Hình thức: - Bài làm có 3 phần mở bài, thân bài, kết bài. - Viết đúng thể loại văn phát biểu cảm nghĩ do vậy bài đòi hỏi viết có cảm xúc, diển đạt trôi chảy, văn có hình ảnh mạch lạc. - Hạn chế các lỗi: chính tả, diển đạt, đặt câu, từ. chữ viết đẹp, rõ ràng, trình bày đẹp. * Cách cho điểm: Điểm 9-10: Bài đạt xuất sắc các yêu cầu trên, có nhiều cảm xúc. Điểm 7- 8: Bài có đủ nội dung, có một số lỗi nhỏ về hình thức. Điểm 5- 6: Bài có đủ nội dung nhưng sơ sài, còn một số lỗi hình thức diễn đạt... Điểm 3- 4: Bài đạt khoảng một nửa nội dung, còn lỗi hình thức. Điểm 1- 2: Bài có nội dung mờ nhạt, mắc nhiều lỗi hình thức. *Lưu ý: Giáo viên chấm bài. Tuỳ theo bài làm học sinh mà cho điểm thích hợp – khuyến khích đối với các bài làm sáng tạo, có cảm xúc văn viết hay để cho điểm phù hợp.
Tài liệu đính kèm: