PHÒNG GD & ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS THANH MAI ĐỀ THI OLYMPIC MÔN: VẬT LÝ LỚP 7 NĂM HỌC: 2014 - 2015 Thời gian làm bài: 120 phút ( không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4đ) Một khối lập phương có cạnh a = 20 cm 1/ Tính thể tích của khối lập phương đó? 2/ Khối lập phương làm bằng sắt. Tính khối lượng của khối lập phương. 3/ Bây giờ người ta khoét một lỗ trên khối lập phương có thể tích là 4dm3, rồi nhét đầy vào đó một chất có khối lượng riêng là 2000kg/m3. Tìm khối lượng riêng của khối lập phương lúc này? Câu 2: (4đ) Hai gương phẳng G1 và G2 hợp với nhau một góc , hai mặt phản xạ hướng vào nhau. G1 x S G2 Điểm sáng S đặt trong khoảng 2 gương . Gọi S1 là ảnh của S qua G1 và S2 là ảnh của S1 qua G2. Hãy nêu cách vẽ đường đi của tia sáng từ S phản xạ lần lượt qua G1 và G2 rồi đi qua S. Chứng tỏ rằng độ dài của đường đi đó bằng SS2. Câu 3: (4đ) Cho một điểm sáng S và một điểm M trước gương phẳng như hình vẽ: xM x S G 1, Trình bày cách vẽ một tia sáng đi từ S tới gương rồi phản xạ qua M. 2, Chứng minh rằng trong vô số con đường đi từ S tới G rồi tới M thì ánh sáng đi theo con đường ngắn nhất. Câu 4: (6đ) Cho mạch điện như hình vẽ: + - V x Đ1 Đ2 x V2 V1 Đèn 1 và đèn 2 giống nhau. Biết vôn kế V1 chỉ 10 V. Tìm chỉ số vôn kế V2 và V. Câu 5. (2đ) Trong cơn giông sau khi nhìn thấy tia chớp, 5 giây sau người đó mới nghe thấy tiếng sấm . Hỏi sét xảy ra cách nơi quan sát bao xa. Biết vận tốc âm trong không khí là 340m/s( Bỏ qua thời gian ánh sáng đi từ nơi sảy ra sét đến chỗ người quan sát). ___________________hết__________________ ( Cán bộ coi thi không giải thích gì thêm) HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ BIỂU ĐIỂM ĐỀ THI OLYMPIC MÔN : VẬT LÝ LỚP 7 . NĂM HỌC 2014 - 2015. Câu 1: (4đ) 1/ Thể tích khối lập phương là: V = a3 = 0,2.0,2.0,2 = 0,008 (m3) 2/ Khối lượng của khối lập phương là: m = D.V = 0,008.7800 = 62,4 (kg) 3/ Khối lượng sắt được khoét ra là: m1 = 0,004. 7800 = 31,2 (kg) - Khối lượng của chất nhét vào là: m2 = D.V = 0,004.2000 = 8(kg) Vậy khối lượng của khối lập phương lúc này là: m3 = m – m1 +m2 = 39,2 (kg) Khối lượng riêng của khối lập phương lúc này là: D = = 39,2/0,008 = 4900kg/m3 1đ 1đ 0,5đ 0,5đ 1đ 1đ Câu 2 : ( 4 đ) S1 G1 K S I G2 S2 1, - Dựng S1 đối xứng với S qua G1 - Dựng S2 đối xứng với S1 qua G2 - Nối S2 với S cắt G2 tại I. - Nối I với S1 cắt G1 tại K. - Nối K với S . - Vậy đường đi là: SKIS 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,25đ 0,5đ 2, CM : SK + KI + IS = SS2 Ta có : SK + KI + IS = S1K + KI + SI = S1I + SI S1I + SI = S2I + IS = SS2 ( ĐPCM) 0,5đ 0,5đ 1đ 0,5đ Câu 3: (4 đ) S M E I G S’ 1, - Dựng S’ đối xứng S qua G - Nối S’ với M cắt G tại I. - Nối S với I. - Dễ ràng chứng minh được SI là tia tới , IM là tia phản xạ. 0,25đ 0,25đ 0,25đ 1đ 2, Lấy điểm E tùy ý trên G , nối SE, EM Ta có SE + EM = ES’+ EM > S’M ES’ + EM > S’I + IM ES’ + EM > SI + IM ( ĐPCM) 0,25đ 1đ 1đ Câu 4: (6đ) Vì đèn 1 và đèn 2 giống nhau nên số chỉ V1 và V2 bằng nhau Số chỉ V2 = 10V Chỉ số V = V1 + V2 = 10V + 10V = 20V Câu 5. (2đ) Bỏ qua thời gian ánh sáng đi từ nơi xảy ra sét đến nơi người quan sát . Ta có quãng đường từ nơi sảy ra sét đến nơi người quan sát là: S = = 340 . 5 = 1700(m) ____________________________hết_____________________________ 1đ 2đ 3đ 2đ
Tài liệu đính kèm: