Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Phương Trung

doc 7 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1328Lượt tải 3 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Phương Trung", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi olympic môn: Ngữ văn lớp 7 - Năm học: 2014 - 2015 - Trường THCS Phương Trung
Phòng GD & ĐT Thanh Oai
Trường THCS Phương Trung
 ĐỀ THI OLIMPIC LỚP 7 
Năm học :2014-2015
Môn thi :Ngữ văn
Thời gian làm bài :150 phút(Không kể thời gian giao đề)
(Đề thi gồm 02 trang)
Câu 1: ( 4 điểm) Chỉ ra biện pháp nghệ thuật và nêu hiệu quả của biện pháp nghệ thuật đó trong đoạn thơ sau: 
 Trong lµn n¾ng öng, khãi m¬ tan
 §«i m¸i nhµ tranh lÊm tÊm vµng
 Sét so¹t giã trªu tµ ¸o biÕc
 Trªn giµn thiªn lÝ. Bãng xu©n sang. 
 ( Mùa xuân chín- Hàn Mặc Tử)
Câu 2: (6 điểm)
Suy nghĩ của em từ câu chuyện sau đây:
NHỮNG ĐIỀU VÔ GIÁ
Người mẹ đang bận rộn nấu bữa cơm tối dưới bếp, bất ngờ cậu con trai bé bỏng chạy ù vào, và đưa cho mẹ một mẩu giấy nhỏ. Sau khi lau tay, người mẹ mở tờ giấy ra và đọc:
- Cắt cỏ trong vườn: 5 đô la
- Dọn dẹp phòng của con: 1 đô la
- Đi chợ cùng với mẹ: 50 xu
- Trông em giúp mẹ: 25 xu
- Đổ rác: 1 đô la
- Kết quả học tập tốt: 5 đô la
- Quét dọn sân: 2 đô la
- Mẹ nợ con tổng cộng: 14,75 đô la
 Sau khi đọc xong, người mẹ nhìn con trai đang đứng chờ với vẻ mặt đầy hy vọng. Bà cầm bút lên, lật mặt sau của tờ giấy và viết:
- Chín tháng mười ngày con nằm trong bụng mẹ: Miễn phí.
- Những lúc mẹ bên cạnh chăm sóc, cầu nguyện mỗi khi con ốm đau: Miễn phí.
- Những giọt nước mắt con làm mẹ khóc trong những năm qua: Miễn phí.
- Tất cả những đồ chơi, thức ăn, quần áo mà mẹ đã nuôi con trong suốt mấy năm qua: Miễn phí.
Và đắt hơn cả chính là tình yêu của mẹ dành cho con: Cũng miễn phí luôn con trai ạ.
Khi đọc những dòng chữ của mẹ, cậu bé vô cùng xúc động, nước mắt lưng tròng. Cậu nhìn mẹ và nói: “Con yêu mẹ nhiều lắm!”. Sau đó, cậu đặt bút viết thêm vào tờ giấy dòng chữ thật lớn: “MẸ SẼ ĐƯỢC NHẬN LẠI TRỌN VẸN” 
 (Dẫn từ Báo Nông nghiệp Việt Nam)
 Câu 3 	(10 điểm)
 Bài thơ Tiếng gà trưa của nhà thơ Xuân Quỳnh là một bài thơ hay để lại nhiều ấn tượng trong lòng người đọc. Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về bài thơ đó.
HƯỚNG DẪN CHẤM THI HỌC SINH GIỎI LỚP 7
NĂM HỌC 2014-2015
Môn thi : Ngữ văn
Câu 1 : Yêu cầu chung: 
* Hình thức: Viết thành đoạn văn hoặc một văn bản ngắn.
* Nội dung: HS có nhiều cách cảm thụ khác nhau nhưng nhìn chung cần đáy ứng được các ý sau:
- Chỉ ra được các biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong khổ thơ: từ láy, nhân hóa,
- Víi sù c¶m nhËn tinh tÕ vµ c¸ch lùa chän tõ ng÷ ®éc ®¸o, nhµ th¬ ®· vÏ ra tr­íc m¾t ta mét bøc tranh xu©n víi c¸c h×nh ¶nh kh«ng gian réng trµn ngËp s¾c vµng, tươi mới trong trẻo: N¾ng, khãi m¬, m¸i tranh. Tõ l¸y “lÊm tÊm” lµ tõ l¸y t­îng h×nh, dïng ®Ó mt¶ nh÷ng sù vËt nhá, h×nh chÊm, r¶i r¸c trªn bÒ mÆt. C©u th¬ thứ nhất ®· t¸i hiÖn vÎ ®Ñp cña nh÷ng giät n¾ng r¶i qua vßm l¸, in trªn m¸i nhµ tranh. Mïa xu©n mang vÎ ®Ñp dÞu dµng,
- Từ láy “Sét so¹t” lµ ©m thanh cña nh÷ng sù vËt nhá, kh« va ch¹m vµo nhau ph¸t ra tiÕng ®éng. Tõ l¸y nµy gîi t¶ tiÕng ®éng nhá liªn tôc thu hót sù chó ý vµ tß mß. Từ láy không chỉ nói được cái chuyển động của gió, cái âm vang từ tà áo, mà còn diễn tả được cái rạo rực của lòng người. Cïng víi đó là h×nh ¶nh nh©n ho¸ “trªu tµ ¸o biÕc”, c©u th¬ ®· mang ®Õn sù c¶m nhËn vÒ sù chuyÓn ®éng søc sèng cña mïa xu©n. Cả hình bóng mùa xuân như soi mình kết tụ nơi giàn thiên lý thềm nhà đơn sơ. §o¹n th¬ ®· gîi vÎ ®Ñp gi¶n dÞ cña mét buæi mai Êm ¸p, b×nh yªn cña mïa xu©n n¬i lµng quª VN. 
Vận dụng cho điểm 
- Điểm 4: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, hành văn trong sáng, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 3: Đáp ứng được đủ các yêu cầu trên, diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ.
- Điểm 2: Làm được 2 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả.
- Điểm 1: Làm được 1 ý , diễn đạt rõ ràng, lưu loát, biểu cảm, còn mắc một vài sai sót nhỏ về chính tả, dùng từ.
- Điểm 0,5: Học sinh viết chung chung về nội dung của khổ thơ, không hiểu rõ đề.
- Điểm 0: Không viết được gì hoặc sai lạc cả về nội dung và hình thức.
Câu 2: (6,0 điểm)
Yêu cầu kĩ năng
 - Trình bày suy nghĩ thành một bài văn nghị luận xã hội ngắn.
Đáp ứng được yêu cầu của một bài nghị luận xã hội, biết vận dụng kiến thức về đời sống xã hội để làm rõ ý nghĩa câu chuyện trên.
Bố cục hợp lý, lập luận chặt chẽ, chữ viết rõ ràng, không mắc lỗi diễn đạt, dùng từ, đặt câu.
Yêu cầu kiến thức
Học sinh có thể trình bày theo cách hiểu của mình, tuy nhiên cần đáp ứng được những ý chính sau đây:
Ý nghĩa câu chuyện
Tình cảm mẹ con là tình cảm thiêng liêng, cao quý. Biết đón nhận tình thương, sự quan tâm của mẹ thì phải biết ơn và cũng biết mang đến cho mẹ niềm vui, niềm hạnh phúc.
Câu chuyện mang đến một bài học về “cho” và “nhận” trong cuộc sống.
Suy nghĩ về vấn đề mà câu chuyện đặt ra
Phải biết “cho” mọi người những điều tốt đẹp thì sẽ nhận được những điều tốt đẹp.
Nhưng có những “cho – nhận” đáng ca ngợi, lại có những “cho – nhận” đáng lên án:
+ “Cho – nhận” sự quan tâm, lo lắng, tình cảm bao dung, nhân ái. Đó là hành động “cho – nhận” đáng ca ngợi, cần được nhân lên.
+ Kẻ “nhận” mà không “cho” là kẻ ích kỉ.
Xác định thái độ sống của bản thân
Vận dụng cho điểm 
Điểm 6: Đáp ứng tốt các yêu cầu trên, lập luận chặt chẽ, văn viết có cảm xúc, ý tưởng mới mẻ, sáng tạo.
Điểm 4-5: Đáp ứng khá tốt các yêu cầu của đề, bố cục rõ, lập luận chặt chẽ, bày tỏ được suy nghĩ riêng.
Điểm 2-3: Đáp ứng được ½ yêu cầu trên, viết còn sơ lược. Văn chưa lưu loát nhưng diễn đạt được ý.
Điểm 1: Nội dung sơ sài, còn lúng túng về phương pháp. Bố cục lộn xộn. Sai nhiều lỗi diễn đạt.
Điểm 0: Sai lạc cả nội dung và phương pháp. 
Lưu ý : HS có thể chọn một số phương án trả lời khác miễn là hợp lí, thuyết phục đều có thể chấp nhận được.
Câu 3 ( 10 điểm )
1) Yêu cầu chung:
- Biểu cảm về tác phẩm văn học.
- HS cần biết vận dụng kiến thức đã học về tập làm văn và văn học để làm bài, có kết hợp phát biểu cảm xúc, suy nghĩ và mở rộng bằng một số bài văn, bài thơ khác để làm phong phú thêm cho bài làm.
- Bố cục đầy đủ ba phần. Hành văn mạch lạc, lưu loát.
 - Khuyến khích những bài làm có sự sáng tạo, có cảm xúc, giàu chất văn
2) Yêu cầu cụ thể:
A. Mở bài: 1,5 điểm
 - Giới thiệu khái quát về nhà thơ Xuân Quỳnh: là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam. Thơ Xuân Quỳnh thường viết về những tình cảm gần gũi, bình dị trong đời sống gia đình và cuộc sống thường ngày, biểu lộ những rung cảm và khát vọng của một trái tim phụ nữ chân thành, tha thiết và đằm thắm...	1 điểm
 - Giới thiệu hoàn cảnh sáng tác bài thơ: bài thơ được viết trong thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Mĩ, bài thơ thể hiện vẻ đẹp trong sáng về những kỉ niệm tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước...	1 điểm
B. Thân bài:	 7 điểm
 Nêu cảm nghĩ về nội dung và nghệ thuật qua từng khổ thơ.
- Khổ 1: Tâm trạng người  lính trẻ trên đường hành quân xa .( 2 điểm)
   + Tiếng gà trưa  cất lên nơi xóm nhỏ là âm thanh quen thuộc, bình dị của làng quê từ bao  đời nay. Nhưng với người lính trẻ lại vô cùng xúc động. Tiếng gà trưa đã làm  xao động nắng trưa và cả hồn người. Tiếng gà trưa  giúp người lính trẻ xua tan bao mệt  mỏi và  gợi nhớ về tuổi thơ.
 + Điệp từ nghe làm cho giọng thơ thêm bồi hồi, tha thiết.
- Khổ 2,3,4,5,6 : Những  kỷ niệm  tuổi thơ  của người  lính trẻ được gợi lên từ tiếng gà trưa.( 2,5 điểm)
   + Khổ 2:  Hình ảnh đàn gà và những ổ trứng hồng đẹp như tranh vẽ (0,5đ)
   +  Khổ 3:  Kỉ niệm về bà- một lần xem gà đẻ bị bà mắng. Qua đó ta thấy được tình cảm yêu thương  và sự lo lắng cho cháu.( 0,5đ)
   + Khổ 4, 5:  Hình ảnh người bà chắt chiu, dành từng quả trứng hồng lo cho cháu. Nhớ tới bà là nhớ tới bao nỗi lo, bao niềm mong ước của bà với tình thương bao la. (1đ)
   +  Khổ 6:   Niềm vui của tuổi thơ  khi được quần áo mới từ tiền bán gà của bà. 0,5đ)
- Điệp ngữ tiếng gà trưa được nhắc lại nhiều lần, một âm thanh hiện hữu đồng vọng gợi nhớ bao kỷ niệm một thơ bé. Tiếng gà trưa là tiếng vọng của quê hương, là tình hậu phương  thiết tha sâu nặng của người lính trong kháng  chiến chống Mỹ. ( 1 điểm)
- Khổ cuối: Những suy tư được gợi lên từ tiếng gà trưa ( 1,5điểm)
+ Tiếng gà gọi về những giấc mơ tuổi thơ của người lính trẻ.
+ Điệp từ vì nhấn mạnh nguyên nhân lên đường của người cháu. Tình yêu gia đình hòa trong tình yêu quê hương đất nước.
+ Tình cảm bà cháu đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương, đất nước của mỗi chúng ta. Tình yêu quê hương, đất nước, tình yêu Tổ quốc bắt nguồn từ những tình cảm gia đình thật gần gũi, thân thương và cũng thật sâu sắc . Những tình cảm thiêng liêng, gần gũi ấy như tiếp thêm sức mạnh cho người chiến sĩ, như tiếp thêm sức mạnh cho mỗi người để chiến thắng
Kết bài ( 1,5điểm): 
+ Khẳng định lại nội dung bài thơ: Bài thơ Tiếng gà trưa đã gọi về những kỉ niệm đẹp đẽ của tuổi thơ và tình bà cháu. Tình cảm đẹp đẽ và thiêng liêng ấy đã làm sâu sắc thêm tình yêu quê hương đất nước.	0,75 điểm
 + Học sinh có thể tự liên hệ bản thân, nêu cảm nghĩ về tình cảm gia đình - nguồn sức mạnh cho mỗi người chúng ta trong cuộc sống hôm nay, có thể mở rộng và nâng cao qua một số tác phẩm văn học khác nói về tình cảm gia đình .. 0,75 điểm
 Vận dụng cho điểm:
9 - 10 điểm: Vận dụng tốt kĩ năng làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học, đáp ứng hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ sâu sắc về bài thơ, bài viết có sáng tạo, diễn đạt tốt.
7 - 8 điểm: Vận dụng tương đối tốt kĩ năng làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học, đáp ứng được hầu hết các yêu cầu về nội dung và phương pháp, có cảm xúc và suy nghĩ tương đối sâu sắc về bài thơ, bài viết có một số ý sáng tạo, diễn đạt tương đối tốt.
5 - 6 điểm: Biết vận dụng kĩ năng làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc nhưng đã làm rõ được các ý chính trong đáp án, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả.
3 – 4 điểm: Vận dụng kĩ năng làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài chưa tốt, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.
1 - 2 điểm: Chưa biết vận dụng kĩ năng làm bài biểu cảm về tác phẩm văn học để làm bài, chưa hiểu rõ yêu cầu của đề bài, có chỗ còn diễn xuôi ý bài thơ, bài làm có chỗ còn lan man, cảm xúc và suy nghĩ về bài thơ chưa sâu sắc, còn mắc lỗi về diễn đạt, chính tả, trình bày.
0 điểm: bỏ giấy trắng 
 Phương Trung ngày 13-1-2015
	Người ra đề 
 Nguyễn Thị Tâm

Tài liệu đính kèm:

  • docDe Olympic van 7 2014 2015 PT.doc