PHÒNG GD&ĐT THANH OAI Trường THCS Dân Hòa ĐỀ THI OLYMPIC LỚP 8 Năm học 2014-2015 Môn thi: Ngữ văn Thời gian làm bài :120 phút ( Không kể thời gian giao đề) Câu 1: (4 điểm) Hãy xác định và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ trong đoạn thơ sau: "Nhưng mỗi năm mỗi vắng Người thuê viết nay đâu Giấy đỏ buồn không thắm Mực đọng trong nghiên sầu" Câu 2: (4 điểm) Có người cho rằng: "Lời chào mang trong nó một đặc trưng kỳ lạ; nó khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi lẫn nhau giữa người và người. Nó làm tâm hồn con người rộng mở". Suy nghĩ của em về sự chào hỏi trong giao tiếp. Câu 3: (12 điểm) Có ý kiến cho rằng: "Chị Dậu và lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám". Qua đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" (trích "Tắt đèn") của Ngô Tất Tố và "Lão Hạc" của Nam Cao, em hãy làm sáng tỏ nhận định trên. *******************Hết******************* Người soát đề Người ra đề Hiệu phó chuyên môn Đặng Thị Thanh Huyền Nguyễn Thị Hà HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI (Năm học: 2014-2015) Môn: Ngữ văn - Lớp 8 Câu 1: (4 điểm) Xác định được các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ (1,0 điểm) + Điệp từ (mỗi). + Câu hỏi tu từ (Người thuê viết nay đâu). + Nhân hóa (giấy buồn, mực sầu) Phân tích được tác dụng của các biện pháp nghệ thuật tu từ được sử dụng trong đoạn thơ: (3,0 điểm) + Điệp từ: thể hiện sự sửng sốt trước sự thay đổi quá bất ngờ. Hình ảnh ông đồ tiều tụy, lặng lẽ bên góc phố đông người qua nhưng không người thuê viết (1,0 điểm) + Câu hỏi tu từ: không có lời giải đáp, hồi âm tan loãng vào không gian thể hiện tâm trạng xót xa, đau đớn ... (1,0 điểm) + Nhân hóa: cái sầu, cái buồn như ngấm vào cả sự vật (giấy, nghiên), những vật vô tri cúng buồn cùng ông đồ, cũng cảm thấy cô đơn, lạc lõng.... (1,0 điểm) Câu 2: (4 điểm) Yêu cầu: - Biết vận dụng kiểu bài nghị luận để nêu suy nghĩ về sự chào hỏi trong giao tiếp; - Biết sử dụng các yếu tố tự sự và miêu tả phù hợp giúp làm rõ luận điểm trong bài nghị luận; - Bài viết có kết cấu chặt chẽ, luận điểm rõ ràng, luận chứng tiêu biểu, lập luận thuyết phục, diễn đạt trôi chảy, văn viết trong sáng. Biều điểm: - Đặt vấn đề: (1,0 điểm) Giới thiệu vấn đề cần nghị luận: Trong giao tiếp, lời chào mang trong nó một đặc trưng kỳ lạ. - Giải quyết vấn đề: (2,0 điểm) + Luận điểm 1: Lời chào khơi dậy những tình cảm tin cậy, gần gũi lẫn nhau giữa người và người. + Luận điểm 2: Lời chào làm cho tâm hồn con người rộng mở. - Kết bài: (1,0 điểm) Khẳng định giá trị của lời chào trong giao tiếp và nêu ý thức trách nhiệm của mình trong việc tu dưỡng, rèn luyện đạo đức. Câu 3: (12 điểm) 1/ Kỹ năng: - Biết cách làm bài nghị luận chứng minh một nhận định về một tác phẩm văn học. - Các em phải biết lập luận chặt chẽ, dùng lý lẽ sắc sảo, dẫn chứng phong phú, cụ thể để làm sáng tỏ vấn đề. - Hiểu đúng vấn đề, bố cục mạch lạc, hệ thống luận điểm lôgíc, diễn đạt mạch lạc, quan tâm đến lối viết câu và lỗi chính tả. - Bố cục bài văn chặt chẽ, phân chia đoạn hợp lý, lời văn trong sáng, dễ hiểu; giữa các phần cần có sự liên kết. 2/ Kiến thức: Gợi ý bố cục như sau: * Mở bài: (1 điểm) Dẫn dắt và nêu được vấn đề nghị luận: Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất và số phận của người nông dân Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. * Thân bài: (10 điểm) a. Chị Dậu và Lão Hạc là những hình tượng tiêu biểu cho phẩm chất tốt đẹp của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: (4 điểm) * Chị Dậu: là một hình ảnh vừa gần gũi, vừa cao đẹp tượng trưng cho người phụ nữ nông thôn Việt Nam thời kì trước cách mạng: - Là một người vợ giàu tình yêu thương (dẫn chứng). - Là người phụ nữ cứng cỏi, dũng cảm bảo vệ chồng (dẫn chứng). * Lão Hạc: tiêu biểu cho phẩm chất người nông dân: - Là một lão nông chất phát, hiền lành, nhân hậu (dẫn chứng). - Là một lão nông nghèo khổ mà trong sạch, giàu lòng tự trọng (dẫn chứng). b. Họ là những hình tượng tiêu biểu cho số phận đau khổ, bi thảm của người nông dân Việt Nam trước cách mạng: (4 điểm) * Chị Dậu: Số phận điêu đứng: nghèo khổ, bị bóc lột đến tận xương tủy, chồng ốm, có thể bị bắt, bị đánh * Lão Hạc: Số phận đau khổ, bi thảm: nhà nghèo, vợ mất sớm, con trai không cưới được vợ bỏ làng đi làm đồn điền cao su, lão thui thủi sống một mình cô đơn làm bạn với cậu vàng. - Tai họa dồn dập đổ xuống cuộc đời lão, phải bán cậu vàng, sống trong đau khổ, cuối cùng chọn bả chó để tự tử – một cái chết vô cùng đau đớn và dữ dội. c. Bức chân dung của chị Dậu và lão Hạc đã tô đậm giá trị hiện thực và nhân đạo của hai tác phẩm: (2 điểm) - Nó bộc lộ cách nhìn về nông dân của hai tác giả. Cả hai nhà văn đều có sự đồng cảm, xót thương đối với bi kịch của người nông dân; đau đớn phê phán xã hội bất công, tàn nhẫn. Chính xã hội ấy đã đẩy người nông dân vào hoàn cảnh bần cùng, bi kịch. Tuy vậy, mỗi nhà văn cũng có cách nhìn riêng: Ngô Tất Tố có thiên hướng nhìn người nông dân trên góc độ đấu tranh giai cấp còn Nam Cao chủ yếu đi sâu vào phản ánh sự thức tỉnh trong nhận thức về nhân cách một con người. * Kết bài: (1 điểm) Khẳng định vấn đề. ***********************************************
Tài liệu đính kèm: