PHÒNG GD & ĐT THANH OAI ĐỀ OLYMPIC VĂN 8 Trường THCS Cao Viên Năm học 2014- 2015 ( Thời gian làm bài: 120 phút) Câu 1: ( 4 điểm) Trình bày cảm nhận của em về đoạn thơ sau bằng đoạn văn Tổng- phân- hợp, khoảng 12- 15 câu. “ Nào đâu những đêm vàng bên bờ suối Ta say mồi đứng uống ánh trăng tan ? Đâu những ngày mưa chuyển bốn phương ngàn Ta lặng ngắm giang sơn ta đổi mới ? Đâu những bình minh cây xanh nắng gội, Tiếng chim ca giấc ngủ ta tưng bừng ? Đâu những chiều lênh láng máu sau rừng Ta đợi chết mảnh mặt trời gay gắt ? Để ta chiếm lấy riêng phần bí mật ? - Than ôi ! Thời oanh liệt nay còn đâu ? ( “ Nhớ rừng ”-Thế Lữ) Câu 2( 6 điểm) Hãy đọc câu chuyện sau và trình bày suy nghĩ của em: Có người cha mắc bệnh rất nặng. Ông gọi hai người con trai đến bên giường và ân cần nhắc nhở: “Sau khi cha qua đời, hai con cần phân chia tài sản một cách thỏa đáng, đừng vì chuyện đó mà cãi nhau nhé!” Hai anh em hứa sẽ làm theo lời cha. Khi cha qua đời, họ phân chia tài sản làm đôi. Nhưng người anh cho rằng người em chia không công bằng và cuộc tranh cãi đã nổ ra. Một nhà thông thái đã dạy cho họ cách chia công bằng nhất: Đem tất cả đồ đạc ra cưa đôi thành hai phần bằng nhau tuyệt đối. Hai anh em họ đồng ý. Kết cục, tài sản đã được chia công bằng tuyệt đối nhưng đó chỉ là đống đồ bỏ đi. Câu 3( 10 điểm) Bằng những hiểu biết về những văn bản truyện đã học ở chương trình Ngữ văn lớp 8, em hãy chứng minh rằng : Văn học của dân tộc ta luôn ca ngợi tình yêu thương giữa con người với con người. Đáp án Câu 1( 4 điểm): Yêu cầu HS trình bày Cảm nhận về vẻ đẹp của bộ cảm nhận về cái hay cái đẹp của đoạn thơ thành đoạn văn Tổng- phân –hợp. * Cảm nhận về nội dung( 2,5 điểm): tranh tứ bình: (0,5) - Bức tranh thứ nhất: cảnh đêm vàng bên bờ suối, chúa sơn lam hiện ra như một thi sĩ giữa chốn lâm tuyền đang say mồi đứng uống ánh trăng tan.(0,5) - Bức tranh thứ hai: cảnh mưa ngàn dữ dội làm rung chuyển núi rừng, côn hổ hiện ra như đấng vương chủ của chốn rừng già phóng tầm mắt bao quát toàn vương uốc mình ngự trự đang thay da đổi thịt.(0,5) - Bức tranh thứ ba: cảnh bình minh, chúa sơn lâm hiện ra trong dáng điệu của một lãnh chúa đang ườn mình trong giấc ngủ trễ tràng trong khúc nhạc rừng xanh.(0,5) - bức thứ tư: cảnh hoàng hôn dữ dội trong gam màu đỏ máu của ánh mặt trời lúc chiều tà trong tư thế kiêu hùng của bạo chúa với bước chân siêu phàm, ngạo nghễ của một kẻ muốn thống trị cả vũ trụ. (0,5) * Cảm nhận về nghệ thuật ( 1,5 điểm): - Biện pháp tu từ: điệp từ,điệp ngữ; câu hỏi tu từ, nhân hóa, ẩn dụ.(0,5) - Tác dụng: làm chân dung của con mãnh thú thêm sinh động; thể hiện niềm tiếc nuối khôn nguôi, nỗi xót xa đau đớn của hổ với cảnh huy hoàng trong quá khứ một đi không trở lại.(1,0) Câu 2( 6 điểm) * Về kĩ năng( 1 điểm) -Yêu cầu HS trình bày dưới dạng bài văn nghị luận ngắn , có bố cục và cách trình bày hợp lí (0,5). - Diến đạt tốt, không mắc lỗi chính tả, lỗi dùng từ và ngữ pháp. (0,5) * Về nội dung( 5 điểm): HS có thể có những cách trình bày cảm nhận khác nhau nhưng bài viết có thể nêu lên những ý sau: - phân tích tình huống câu chuyện: Câu chuyện đã đề cập đến một vấn đề vẫn xảy ra trong cuộc sống con người về việc phân chia tài sản thông qua câu chuyện của hai anh em nhà kia. Nhưng có một điều đáng nói là sau khi phân chia tài sản một cách công bằng nhất cho hai anh em thì đống tài sản đó chỉ là đống đồ bỏ đi. Từ nội dung của câu chyện chúng ta sẽ có bài học thấm thía về sự công bằng tuyệt đối trong cuộc sống ( 1,0 ) - Giải thích thế nào là sự công bằng: Công bằng được hiểu là những giá trị đúng đắn, chuẩn mực chung hoặc cách thức hành động phù hợp được cộng đồng thừa nhận.( 0,5) - Trong cuộc sống rất nên có sự công bằng ( 0,5) - nhưng trong cuộc đời này không có sự công bằng tuyệt đối, nhất là trong quan hệ gia đình.(0,5) - Nếu lúc nào cũng kiếm tìm sự công bằng tuyệt đối thì kết cục chẳng có ai được lợi gì cả. ( Phân tích dẫn chứng từ câu chuyện- 1,0 ) - Sự công bằng chỉ tồn tại trong trái tim mỗi người: khi ta biết đối xử bằng tình người thì sẽ thấy sự tồn tại của sự công bằng.( 0,5) - Trong bất cứ chuyện gì đừng nên tính toán quá chi li.( 0,5) - Qua câu chuyện , chúng ta rút ra một điều thấm thía: nhường nhịn sẽ tạo nên sự công bằng tuyệt đối.(0,5) ( Lưu ý: khuyến khích những HS có sự cảm nhận sáng tạo hợp lí) Câu 3( 10 điểm) 1) Yêu cầu chung * Về thể loại: Sử dụng thao tác lập luận chứng minh. HS cần thực hiện tốt các kĩ năng làm bài nghị luận đã được học ở lớp 7 và 8 để chứng minh nhận định. Cần chú ý đưa thêm vào bài viết các yếu tố miêu tả, biểu cảm và tự sự. * Về nội dung: Văn học của DT ta luon đề cao tình yêu thương giữa con người vứi con người. - HS cần nắm vững nội dung ý nghĩa của nhận định và tìm dẫn chứng phù hợp với nội dung vấn đề cần giải quyết. - Hệ thống dẫn chứng tìm được cần sắp xếp theo từng nội dung phạm vi, tránh lan man, trùng lặp. Dẫn chứng lấy từ những tác phẩm truyện đã học trong học kì I ở lớp 8, chủ yếu là phần văn học hiện thực. * Về hình thức: Bài viết phải có đủ 3 phần , bố cục chặt chẽ; dẫn chứng xác thực, văn viết trong sáng, có cảm xúc; không mắc lỗi chính tả và lỗi diễn đạt; trình bày sạch sẽ, chữu viết rõ ràng. 2) Yêu cầu cụ thể: * Nội dung : 7 điểm a) Mở bài;( 0,5 điểm) - Có thể nêu mục đích của văn chương( văn chương hướng người đọc đến với sự hiểu biết và tình yêu thương ). - Dẫn dắt vào vấn đề cần giải quyết: nhận định ở đề bài. b) Thân bài: ( 6 điểm): Tình yêu thương giữa con người với con người được thể hiện qua nhiều mối quan hệ xã hội. (0,5) - Tình cảm xóm giềng: (0,5) + Bà lão láng giềng với vợ chồng chị Dậu ( Tức nước vỡ bờ- Ngô Tất Tố- 0,5) + Ông giáo với lão Hạc( Lão Hạc – Nam Cao) (0,5) ( HS chú ý phân tích lí giải và dẫn chứng) - Tình cảm gia đình: (0,5) + Tình cảm vợ chồng : (0,5) Chị Dậu ân cần chăm sóc chồng chu đáo, quên mình bảo vệ chồng ( tức nước vỡ bờ) (0,5) + Tình cảm của cha mẹ và con cái.(0,5) Người mẹ âu yếm đưa con cái đến trường( Tôi đi học- Thanh Tịnh); Lão Hạc- người cha yêu thương con ( Lão Hạc- Nam Cao) (1,0) Con trai lão Hạc thương cha( Lão Hạc- Nam Cao); bé hồng biết cảm thông, bênh vực, bảo vệ mẹ, yêu thương mẹ sâu sắc( Trong lòng mẹ- Nguyên Hồng) (1,0) ( HS chú ý phân tích lí giải và dẫn chứng) c) Kết bài( 0,5 điểm ) khẳng định lại giá trị của văn chương: khơi dậy tình cảm nhân ái cho con người sống tốt đẹp hơn. * Về kĩ năng: (3 điểm) - Đúng bài văn nghị luận, sử dụng hợp lí các thao tác chứng minh, giải thích: (1,0) - Văn viết lưu loát, không mắc lỗi chính tả, lỗi diễn đạt. (1,0) - Khuyến khích những bài có sự sáng tạo, văn viết dạt dào cảm xúc (1,0)
Tài liệu đính kèm: