PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA ĐỀ CHÍNH THỨC (Đề thi gồm 01 trang) KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8 NĂM HỌC 2015 - 2016 ĐỀ THI MÔN: NGỮ VĂN 6 (Thời gian làm bài: 120 phút không kể thời gian giao đề) Câu 1 (4 điểm). Trong bài thơ “Mẹ ốm”, nhà thơ Trần Đăng Khoa viết: “Nắng mưa từ những ngày xưa Lặn trong đời mẹ bây giờ chưa tan” a. Em hiểu nghĩa của từ "nắng mưa" trong câu thơ thứ nhất là gì? b. Hãy nêu nét đặc sắc của việc dùng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai? Câu 2 (4 điểm). Có một câu chuyện như sau: Tăng Sâm là một trong số học trò xuất sắc của Khổng Tử. Ngày còn bé, một hôm mẹ đi chợ, Tăng Sâm đòi đi theo. Mẹ dỗ: “Ở nhà, mẹ đi chợ mua cho miếng gan lợn mà ăn”. Ra chợ, không còn gan lợn để mua. Về nhà, để giữ chữ tín với con, bà đã mổ lợn lấy một miếng gan cho con ăn. Bà mẹ trong câu chuyện trên và bà mẹ trong truyện “Mẹ hiền dạy con” (Ngữ văn 6 - tập 1) có điểm nào giống nhau? Tại sao, chỉ là một đứa trẻ mà các bà mẹ của các bậc vĩ nhân lại phải giữ lời hứa của mình đến thế? Câu 3 (12 điểm). Ngày xửa ngày xưa, có hai mẹ con sống bên nhau rất hạnh phúc. Một hôm, người mẹ bị ốm nặng và chỉ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon. Người con ra đi, vượt qua bao núi cao rừng sâu, cuối cùng anh đã mang được trái táo trở về biếu mẹ. Dựa vào lời tóm tắt trên, em hãy tưởng tượng và kể lại câu chuyện đi tìm trái táo của người con hiếu thảo. Họ và tên thí sinh:...... SBD: Lưu ý: Giám thị coi thi không giải thích gì thêm. PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ỨNG HÒA KỲ THI OLYMPIC HSG LỚP 6,7,8 NĂM HỌC 2015 - 2016 HƯỚNG DẪN CHẤM MÔN: NGỮ VĂN 6 CÂU NỘI DUNG ĐIỂM Câu 1 (4 điểm) a. Giải nghĩa từ "nắng mưa" trong câu thơ: - Nghĩa gốc: Chỉ hiện tượng của thời tiết: nắng và mưa. - Nghĩa chuyển: Chỉ những gian lao, vất vả, khó nhọc trong cuộc đời. b. Nêu nét đặc sắc về nghệ thuật của việc sử dụng từ "lặn" trong câu thơ thứ hai: - Với việc sử dụng từ “lặn”, câu thơ như khắc sâu, nhấn mạnh hơn sự gian lao, vất vả của người mẹ từng trải qua trong cuộc sống. (Nếu thay bằng các từ: ngấm, thấm,... thì nỗi vất vả chỉ thoảng qua, có thể tan biến đi...) - Qua đó thêm yêu quý, kính trọng mẹ hơn. 1 1 1.5 0.5 Câu 2 (4 điểm) Học sinh cần trả lời được một số ý sau: - Cả hai bà mẹ đều giống nhau ở chỗ: đều giữ chữ tín với con - Các bà mẹ phải giữ chữ tín với con bởi lẽ: + Hai bà mẹ coi đây là một phương pháp dạy con, dạy đức tính tốt cho con trẻ ngay từ khi con còn nhỏ. + Họ luôn hiểu: Tâm lí trẻ thơ luôn tin một cách tuyệt đối vào lời hứa của người lớn cho nên người lớn đừng để trẻ mất lòng tin. Nếu mất lòng tin một lần, trẻ sẽ không bao giờ tin nữa. Như vậy, sẽ rất nguy hiểm và người lớn sẽ khó có thể giáo dục trẻ theo ý mình. + Giữ lời hứa: là một đức tính tốt, là phương pháp giáo dục tốt đồng thời cũng là cách các bà mẹ giữ gìn hình ảnh đẹp của mình trong mắt trẻ thơ. 1,0 1,0 1,0 1,0 Câu 3 (12điểm) Học sinh thực hiện các yêu cầu sau: 1. Về kĩ năng: - Bài văn có bố cục đầy đủ, hợp lý, chữ viết đúng chính tả, không mắc lỗi dùng từ. - Văn viết trôi chảy, mạch lạc, có cảm xúc; trí tưởng tuởng phong phú; lời kể, ngôi kể, thứ tự kể hợp lí và sáng tạo. 2,0 3. Yêu cầu cụ thể: a. Mở bài: - Giới thiệu hoàn cảnh, nhân vật trước khi xảy ra câu chuyện. - Chuyện xảy ra đã lâu lắm (Ngày xửa ngày xưa), có hai mẹ con (nhân vật chính) sống bên nhau rất hạnh phúc, b. Thân bài: Kể lại diễn biến của câu chuyện từ lúc mở đầu cho đến khi kết thúc, triển khai cốt truyện: - Sự việc mở đầu cho câu chuyện: Bà mẹ bị ốm nặng (chú ý kết hợp tả vài nét về bà mẹ và hoạt động chăm sóc mẹ ốm của người con trai). - Diễn biến những sự việc tiếp theo: + Bà mẹ khát khao được ăn một trái táo thơm ngon (chú ý kể thái độ và ý nghĩ của người con trước điều mong muốn của mẹ). + Cuộc hành trình đi tìm trái táo của người con (cần kể rõ: Người con đi về phía nào? Qua những đâu, gặp những khó khăn và trở ngại gì? Anh đã làm cách nào để vượt qua mọi khó khăn, trở ngại - có thể được ai đó giúp đỡ?...) - Sự việc kết thúc: Người con lấy được trái táo để mang về biếu mẹ (chú ý kể thái độ và tâm trạng của người con khi cầm trên tay trái táo thơm ngon; kể vắn tắt hành trình mang trái táo trở về nhà). c. Kết bài: - Kể lại giây phút cảm động khi người con trao trái táo cho mẹ. - Nêu suy nghĩ về nhân vật người con trai hiếu thảo trong câu chuyện. 1,0 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 *Lưu ý: Giám khảo linh hoạt khi chấm bài của học sinh. Khuyến khích những bài có cách diễn đạt tốt, ý tưởng sáng tạo, những phát hiện độc đáo mà hợp lý, thuyết phục; bài viết có cá tính, giọng điệu cảm xúc riêng.
Tài liệu đính kèm: