SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KỲ THI NGHỀ PHỔ THÔNG CẤP THCS THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH KHÓA THI NGÀY 07/06/2014 Môn thi: ĐIỆN Đề lý thuyết Thời gian: 60 phút (Không kể thời gian phát đề) #Câu 1: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. *B. Mạch điện điều khiển tắt sáng độc lập 2 đèn . C. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. D. Mạch điện đèn cầu thang. #Câu 2: Xác định đầu dây của quạt. Lần lượt mắc nối tiếp từng 2 đầu dây với đèn thử, quan sát kỹ độ sáng của đèn thử, nếu đèn sáng mờ nhất thì: A. Hai đầu dây là C và S (đầu còn lại là R). B. Hai đầu dây là C và R (đầu còn lại là S). *C. Hai đầu dây là R và S (đầu còn lại là C). D. Cả hai cuộn dây bị nối tắt. #Câu 3: Đèn huỳnh quang có hiện tượng chớp tắt liên tục, hai đầu đèn sáng đỏ; nguyên nhân do: A. Điện áp nguồn không ổn định. B. Trấn lưu (ballast) hỏng. *C. Con mồi (starter) hỏng. D. Bóng đèn hư. #Câu 4: Các biện pháp thực hiện bảo vệ an toàn điện là: A. Thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sửa chữa điện. B. Định kỳ kiểm tra tình trạng cách điện ở các thiết bị dùng điện. C. Dùng dụng cụ và thiết bị bảo vệ. *D. Định kỳ kiểm tra tình trạng cách điện ở các thiết bị dùng điện, dùng dụng cụ và thiết bị bảo vệ, thực hiện nghiêm túc các quy định an toàn điện khi sửa chữa điện. #Câu 5: Hãy cho biết đây là sơ đồ nguyên lý của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn song song. B. Mạch điện đèn tắt sáng độc lập. C. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. *D. Mạch điện đèn cầu thang. #Câu 6: Để kiểm tra sự “chạm vỏ”, ta dung thiết bị điện nào? A. Tua vít. B. Băng keo cách điện. *C. Bút thử điện. D. Kìm. #Câu 7: Cầu dao là khí cụ điện dùng để dòng điện có trị số: A. Bảo vệ, lớn. B. Tiếp điện, lớn. C. Đóng cắt, lớn. *D. Đóng cắt và bảo vệ, lớn. #Câu 8: Để cứu người bị điện giật, việc đầu tiên phải làm là : A. Báo ngay cho chi nhánh điện lực gần nhất để xử lý. B. Gọi bác sĩ đến. C. Di chuyển người bị điện giật ra khỏi khu vực có điện. *D. Ngắt ngay nguồn điện nơi xảy ra tai nạn điện. #Câu 9: Vị trí lắp cầu chì trong mạch điện là: A. Trên dây trung hòa, sau phụ tải. B. Trên dây pha, sau phụ tải. C. Trên dây trung hòa, trước phụ tải. *D. Trên dây pha, trước phụ tải. #Câu 10: Đèn huỳnh quang có hiện tượng đèn phát sáng yếu, nhấp nháy, hai đầu có vệt đen; nguyên nhân chủ yếu do: A. Trấn lưu (ballast) hỏng. B. Con mồi (starter) hỏng. C. Điện áp khu vực giảm. *D. Bóng hết thời gian sử dụng. #Câu 11: Dùng Ohm kế để kiểm tra tụ điện của quạt trần. Tụ điện còn tốt thì kim trên Ohm kế sẽ: *A. Kim vọt lên và từ từ trở về gần hết B. Kim không lên. C. Kim vọt lên và đứng yên. D. Kim vọt lên, rồi trở về một ít. #Câu 12: Những yếu tố chủ yếu ảnh hưởng đến mức độ nguy hiểm của tai nạn điện giật: *A. Điện trở người, trị số dòng điện qua người, thời gian dòng điện qua người, đường đi của dòng điện qua người, tần số dòng điện. B. Điện áp khu vực, thời gian tiếp xúc, tần số dòng điện và sức khỏe của mỗi người. C. Cường độ, điện áp, điện trở người và vị trí tiếp xúc với điện. D. Vị trí tiếp xúc, tay ướt chạm phải và do di truyền. #Câu 13: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? *A. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn mắc song song, 1 ổ điện có điện thường trực. B. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 nơi, 1 ổ điện có điện thường trực. C. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn luân phiên, 1 ổ điện luôn có điện. D. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn mắc nối tiếp, 1 ổ điện luôn có điện. #Câu 14: Khi đèn huỳnh quang có hiện tượng chớp tắt liên tục, hai đầu đèn sáng đỏ, biện pháp khắc phục là: A. Thay con mồi (starter) mới và sửa lại dây pha qua công tắc. B. Kiểm tra lại mạch điện. *C. Thay con mồi (starter) mới. D. Thay trấn lưu (ballast) mới. #Câu 15: Dùng đồng hồ V.O.M ở thang đo Rx1. Lần lượt chạm 2 đầu que đo với từng hai dây của quạt, nếu trị số điện trở nhỏ nhất thì: A. Hai đầu dây là R và S. B. Hai đầu dây là C và S. C. Cuộn dây bị nối tắt (bị cháy). *D. Hai đầu dây là C và R. #Câu 16: Hãy cho biết đây là sơ đồ nguyên lý của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn cầu thang. *B. Mạch điện đèn tắt sáng độc lập. C. Mạch điện đèn nối tiếp. D. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. #Câu 17: Một mối nối tốt phải đạt những yêu cầu sau: A. Đạt yêu cầu về mặt mỹ thuật và dẫn điện tốt. B. Dây dẫn phải cò hình dáng như cũ và có độ bền cơ học cao. *C. Dẫn điện tốt, độ bền cơ học tốt, an toàn, thẩm mỹ. D. Đảm bảo an toàn và đẹp. #Câu 18: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. B. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. C. Mạch điện điều khiển tắt sáng độc lập 2 đèn. *D. Mạch điện đèn cầu thang. #Câu 19: Điện trở người phụ thuộc: A. Áp suất và cơ bắp. *B. Da và diện tích tiếp xúc. C.Trọng lượng cơ thể. D. Da và cơ bắp. #Câu 20: Hãy xác định sơ đồ nào đúng với yêu cầu mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ toàn mạch, 1 ổ điện có điện thường trực, 1 công tắc đơn điều khiển hai đèn mắc song song? *A. B. C. D. #Câu 21: Hộp số dùng để: A.Tạo lực khởi động giúp động cơ quay. *B. Thay đổi tốc độ của quạt. C. Kéo cánh quạt quay. D. Đẩy không khí tạo thành gió. #Câu 22: Dùng đèn thử kiểm tra hộp số của quạt điện. Khi vặn núm điều khiển, nếu hộp số bị chập thì đèn thử sẽ: *A. Có một độ sáng. B. Sáng mờ. C. Có nhiều độ sáng khác nhau. D. Không sáng. #Câu 23: Theo mạch điện sau. Khi đóng công tắc thì: A. Đèn 1 tắt và đèn 2 tắt. B. Đèn 1 tắt và đèn 2 sáng. C. Đèn 1 sáng và đèn 2 tắt. *D. Đèn 1 và đèn 2 sáng mờ. #Câu 24: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn cầu thang. B. Mạch điện đèn khi cho hoạt động thì có 1 bóng đèn luôn sáng. *C. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. D. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. #Câu 25: Khi đèn huỳnh quang có hiện tượng quá sáng, trấn lưu (ballast) phát tiếng rung lớn, phát nóng, biện pháp khắc phục là: A. Thay bóng mới. B. Thay máng đèn. *C. Kiểm tra, điều chỉnh lại điện áp cung cấp cho đèn. D. Thay con mồi (starter) mới. #Câu 26: Hãy cho biết đây là sơ đồ nguyên lý của mạch điện nào? *A. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. B. Mạch điện đèn cầu thang. C. Mạch điện đèn tắt sáng độc lập. D. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. #Câu 27: Cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? A. Mạch điện điều khiển tắt sáng độc lập 2 đèn. B. Mạch điện đèn luân phiên. C. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên có khóa. *D. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ có khóa. #Câu 28: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? *A. Mạch điện đèn cơ bản. B. Mạch điện đèn cầu thang. C. Mạch điện đèn khi cho hoạt động thì có 1 bóng đèn luôn sáng. D. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. #Câu 29: Hãy cho biết đây là sơ đồ nguyên lý của mạch điện nào? *A. Mạch điện đèn nối tiếp. B. Mạch điện đèn tắt sáng độc lập. C. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. D. Mạch điện đèn cầu thang. #Câu 30: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? A. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. B. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên. *C. Mạch điện đèn khi cho hoạt động thì có 1 bóng đèn luôn sáng. D. Mạch điện đèn nối tiếp. #Câu 31: Ưu điểm của đèn huỳnh quang: A.Không phụ thuộc nhiệt độ và độ ẩm môi trường. *B.Hiệu suất phát quang cao, tuổi thọ dài. C.Phát sáng ổn định. D. Giá thành rẻ, cấu tạo đơn giản, dễ sử dụng. #Câu 32: Với sơ đồ lý thuyết sau, em hãy cho biết đó là sơ đồ: A. Mạch điện điều khiển tắt sáng độc lập 2 đèn. *B. Mạch điện đèn tắt sáng luân phiên có khóa. C.Mạch điện đèn luân phiên. D. Mạch điện đèn sáng tỏ sáng mờ. #Câu 33: Dùng đèn thử kiểm tra phụ kiện trấn lưu (ballast) của mạch đèn huỳnh quang, trấn lưu (ballast) còn tốt thì đèn thử sẽ: A. Sáng tỏ. *B. Sáng mờ. C. Không sáng. D. Sáng – tắt liên tục. #Câu 34: Theo mạch điện sau:. Khi bóng đèn 1 hư thì: A. Đèn 1 tắt và đèn 2 sáng. B. Đèn 1 sáng và đèn 2 tắt. C. Đèn 1 sáng và đèn 2 sáng. *D. Đèn 1 tắt và đèn 2 tắt. #Câu 35: Tần số dòng điện: A. Cao hay thấp đều không nguy hiểm. B. Càng thấp càng nguy hiểm. C. Càng cao càng nguy hiểm. D Cao hay thấp đều nguy hiểm. #Câu 36: Để dây dẫn không quá nóng khi sử dụng cần chọn: A. Kích thước dây. B. Khả năng dẫn điện dây dẫn. *C. Tiết diện lõi dây phù hợp cường độ dòng điện sử dụng. D. Khả năng dẫn nhiệt dây dẫn. #Câu 37: Nối đất bảo vệ là: A. Nối dây trung tính xuống đất. *B. Nối vỏ của thiết bị bằng kim loại xuống đất. C. Nối phần tử mang điện của thiết bị xuống đất. D. Nối dây pha xuống đất. #Câu 38: Phát biểu nào sau đây là sai? *A. Điện trở người càng cao thì càng nguy hiểm. B. Tần số dòng điện càng thấp thì càng nguy hiểm. C. Cường độ dòng điện qua cơ thể càng lớn thì càng nguy hiểm. D. Thời gian dòng điện qua cơ thể càng lâu thì càng nguy hiểm. #Câu 39: Dùng đèn thử kiểm tra các cuộn dây của quạt điện. Lần lượt chạm 2 que đo của đèn thử vào từng đầu dây của quạt, nếu các cuộn dây tốt thì: A. Đèn thử có hai độ sáng. *B. Đèn thử có ba độ sáng. C. Đèn thử có một độ sáng. D. Đèn thử không sáng. #Câu 40: Hãy cho biết đây là sơ đồ thực hành của mạch điện nào? *A. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn mắc nối tiếp. B. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 nơi. C. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn mắc song song. D. Mạch điện có 1 cầu chì bảo vệ mạch, 1 công tắc đơn điều khiển 2 đèn luân phiên.
Tài liệu đính kèm: