Đề thi môn Ngữ văn 9

doc 3 trang Người đăng haibmt Lượt xem 1865Lượt tải 4 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi môn Ngữ văn 9", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi môn Ngữ văn 9
Đề thi môn Ngữ văn 9
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề
 Câu 1( 1,5 điểm).
	Cho câu thơ sau:
	 áo anh rách vai
	a, Cho biết tên tác giả, tác phẩm chứa câu thơ trên? 
	b, Chép theo trí nhớ 3 câu thơ tiếp theo? Nêu hoàn cảnh ra đời của bài thơ?
	c, Đoạn thơ cho em hiểu gì về người lính thời kỳ kháng chiến chống Pháp?
	Câu 2 (1,0 điểm): Cho đoạn văn sau:
	Ngoài cửa sổ bấy giờ những bông hoa bằng lăng đã thưa thớt – cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt. Hẳn có lẽ vì đã sắp hết mùa, hoa đã vãn trên cành, cho nên mấy bông hoa cuối cùng còn sót lại trở nên đậm sắc hơn.
	a, Chỉ ra từ ngữ là thành phần biệt lập trong đoạn văn trên?
	b, Cho biết tên gọi của mỗi thành phần biệt lập đó?
	Câu 3 (2,5 điểm): Hiện nay trong trường, lớp em có nhiều bạn mải chơi, học hành lơ là chểnh mảng.
	Em hãy viết một bài văn nghị luận ngắn ( khoảng 01 trang giấy ) nhằm thuyết phục các bạn cần chăm chỉ học tập hơn.
Câu 3 ( 5,0 điểm):
	ánh trăng của Nguyễn Duy là nỗi niềm day dứt ân hận của một người đã trót quên đi quá khứ, là lời gợi nhắc về thái độ sống ân nghĩa thuỷ chung, “uống nước nhớ nguồn”.
	Em hãy phân tích đoạn thơ sau để làm rõ nhận định trên.
  Từ hồi về thành phố
 quen ánh điện, cửa gương
 vầng trăng đi qua ngõ
 như người dưng qua đường
 Thình lình đèn điện tắt
 phòng buyn-đinh tối om
 vội bật tung cửa sổ
 đột ngột vầng trăng tròn
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng
Trăng cứ trò vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình.
 ( ánh trăng – Nguyễn Duy)
 -------------------------------- Hết ----------------------------
Đáp án – biểu điểm đề thi Môn Ngữ văn 9
Câu 1(1,5 điểm):
a, HS nêu đúng tên tác giả là Chính Hữu, tác phẩm là Đồng chí cho 0,5 điểm ( mỗi ý đúng cho 0,25 điểm)
b, - Chép đúng 3 câu thơ tiếp theo cho 0,25 điểm( sai 01 lỗi – kể cả chính tả trừ 0,1 điểm)
- Nêu được đúng hoàn cảnh ra đời của bài thơ cho 0,25 điểm: Bài thơ được sáng tác vào đầu năm 1948, sau khi tác giả cùng đồng đội tham gia chiến dịch Việt Bắc – thu đông 1947.
	Câu 2( 1,0 điểm):
a, Từ ngữ là TPBL trong đoạn văn là: 
- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt ( 0,25 điểm)
- hẳn có lẽ ( 0,25 điểm)
b, Tên gọi của TPBL:
- cái giống hoa ngay khi mới nở, màu sắc đã nhợt nhạt à TP phụ chú ( 0,25 điểm)
- hẳn có lẽ à TP tình thái ( 0,25 điểm)
Câu 3( 2, 5 điểm):
* Yêu cầu về hình thức: HS viết được một bài văn ngắn theo kiểu bài NLXH ( 1 sự việc, hiện tượng trong đời sống xã hội); Luận điểm xác đáng, rõ ràng; Liên kết chặt chẽ, mạch lạc; Văn viết có cảm xúc.
* Về nội dung: HS có thể có nhiều cách trình bày song cần đảm bảo một số ý cơ bản sau:
a, Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần NL ( Tình trạng học hành lơ là chểnh mảng là một thực trạng của một bộ phận không nhỏ HS trong trường lớp hiện nay) ( 0,25 điểm) 
b, Thân bài: 
- Học hành lơ là chểnh mảng là gì? ( 0,5 điểm)
( Bản chất của lối học này là chỉ mải chơi mà không chú tâm, không chịu đầu tư thời gian vào việc học tập. Những HS học hành lơ là chểnh mảng không có ý thức tự giác học tập, phải học là do sự thúc ép, mắng mỏ của cha mẹ thầy cô những HS này không xác định được mục đích chân chính của việc học )
- Học hành lơ là chểnh mảng đã và đang để lại những hậu quả to lớn lâu dài: ( 0,75 điểm)
+ Bản thân những HS học lơ là chểnh mảng sẽ có kết quả học tập ngày sa sút, ảnh hưởng đến trí tuệ; Không xác định được mục đích học tập, thiếu kiến thức nên còn ảnh hưởng đến lối sống( dễ bị lôi kéo, sa ngã)
+ Nhà trường không có được những HS chăm ngoan học giỏi
+ Học hành chểnh mảng về lâu về dài sẽ không đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nhân lực của XH -- > Học hành chểnh mảng sẽ làm chậm lại quá trình phát triển của đất nước.
- Ngay từ bây giờ các bạn hãy chăm chỉ học tập vì một tương lai tươi sáng của chính mình. Bởi trong xã hội của chúng ta ngày nay, trình độ khoa học – kĩ thuật ngày một nâng cao, làm việc gì cũng cần phải có tri thức. Mà muốn có tri thức thì các bạn cần phải chăm chỉ học tập ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường. Các bạn hôm nay càng ham chơi, lơ là chểnh mảng, không chăm chỉ học tập thì ngày mai càng khó có thể làm được việc gì có ý nghĩa, và do đó, càng khó có được niềm vui trong cuộc sống. ( 0,75 điểm) 
c, Kết bài: ( 0,25 điểm) 
- Khẳng định: Học lơ là chểnh mảng là một thực trạng đáng báo động và không thể chấp nhận trong trường lớp của chúng ta hiện nay.
- Hãy thay đổi ngay cách nghĩ, cách học khi còn chưa quá muộn. 
Câu 4( 5,0 điểm): Câu 3( 5,0 điểm) 
+ Yêu cầu về kĩ năng: 
- Biết cách làm bài văn NL về một đoạn thơ, bài thơ
- Bài văn có kết cấu chặt chẽ, bố cục rõ ràng, diễn đạt lưu loát không mắc lỗi chính tả, ngữ pháp.
+ Yêu cầu về hình thức: HS viết thành một bài văn, bố cục 3 phần ( MB,TB,KL)
+ Về nội dung: HS có thể có nhiều cách trình bày nhưng phải trên cơ sở hiểu đề, cần bảo đảm các ý sau:
a, Mở bài: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề cần NL ( dẫn nhận định + đoạn thơ)
b, Thân bài: Đoạn thơ là cảm xúc chân thành, là nỗi niềm ân hận day dứt của một người đã trót quên đi vầng trăng xưa, quên đi quá khứ đồng thời là lời nhắc nhở không với riêng mình Nguyễn Duy – lớp người đã đi qua chiến tranh mà với tất cả chúng ta về lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung, “uống nước nhớ nguồn”.
- Trước hết đoạn thơ là nỗi niềm day dứt ân hận của một người đã quay lưng với quá khứ, quên vầng trăng tình nghĩa xưa. Nghệ thuật so sánh đối lập, từ vầng trăng tri kỉ nghĩa tình trong quá khứ đã thành “ Người dưng qua đường” trong hiện tại. Hoàn cảnh sống thay đổi, sự có mặt của điện gương – những giá trị vật chất đã che lấp mất những kỉ niệm nghĩa tình trong quá khứ. Đó là hồi nhỏ và hồi chiến tranh, trăng là bạn, là ân nhân từng chia ngọt sẻ bùi, từng đồng cam cộng khổ. Giữa tiện nghi vật chất đủ đầy, người ta dễ dàng quên đi quá khứ, phản bội cả chính mình.
+ Tình huống mất điện – tối om là sự bất ngờ trong cuộc sống hiện tại và đó là cơ hội để con người gặp lại vầng trăng xưaPhải đột ngột và bất ngờ như thế mới làm sống dậy trong tâm trí con người bao cảm xúc, từ rưng rưng hoài niệm rồi cuối cùng đọng lại là niềm ân hận xót xa.
+ Gặp lại vầng trăng – gặp lại quá khứ, bao kỉ niệm xưa cũ dội về Nội dung này đã thể hiện bằng NT so sánh kết hợp với điệp ngữ và ẩn dụ: Như là đồng là bể/ như là sông là rừng.
+ Trăng – hình ảnh ẩn dụ, là gương mặt của quá khứ, vẫn đẹp đẽ vẹn nguyên chẳng phai mờ( cứ tròn vạnh vạnh); phép nhân hoá( ánh trăng im phăng phắc)- trăng hiện ra như một con người cụ thể, một nhân chứng, một người bạn, rất tình nghĩa thuỷ chung nhưng cũng vô cùng nghiêm khắc đang nhắc nhở con người đừng quên đi quá khứ. Phép đối lập: ánh trăng im phăng phắc/đủ cho ta giật mình đã khiến cho con người nhận ra sự vô tình không nên có nhận ra sự hờ hững lãng quên đáng trách của mình.
- Đoạn thơ còn là lời nhắc nhở chúng ta về lẽ sống ân nghĩa thuỷ chung, “ uống nước nhớ nguồn”. Câu chuyện trong bài thơ không của riêng ai. Việc nhân vật trữ tình cuối cùng đã nhận ra sự vô tình bạc bẽo để giật mình hối tiếc là sự nhắc nhở nghiêm khắc: đừng bao giờ quên đi quá khứ, đừng bao giờ vong ân bội nghĩa mà hãy sống xứng đáng, ân tình với quá khứ, với vầng trăng tình nghĩa xưa
 c, Kết bài: - Khẳng định giá trị của đoạn thơ
 - Liên hệ 

Tài liệu đính kèm:

  • docDe thi thu vao 10 THPT.doc