Đề thi lý thuyết môn: Thể dục năm 2015 - 2016

doc 4 trang Người đăng tranhong Lượt xem 2062Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết môn: Thể dục năm 2015 - 2016", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lý thuyết môn: Thể dục năm 2015 - 2016
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRUNG THƯỢNG
 NĂM HỌC 2015 - 2016
Đề chính thức
ĐỀ THI LÝ THUYẾT
MÔN: THỂ DỤC
(Thời gian làm bài 150 phút
I. Phần chung:
Câu 1: Đồng chí hãy cho biết trong giai đoạn 2010 – 2015 ngành giáo dục Thanh Hóa đã thực hiện các phong trào thi đua và các cuộc vận động nào? (1 điểm)
Câu 2 : Học sinh Hà Văn A có điểm tổng kết các môn như sau:
Toán
Lý
Hóa
Sinh
C.nghệ
Văn 
Sử 
Địa
GDCD
T.Anh
TD
MT
ÂN
5.6
8.6
8.2
8.5
7.5
5.8
8.7
8.8
9.0
7.9
Đ
Đ
Đ
Tính điểm TBM của em Hà Văn A theo TT 58/2011/BGD
Xếp loại học lực của học sinh Hà Văn A theo TT 58/2011/BGD
 II. Phần Kiến thức bộ môn (8.0 điểm) 	
Câu 1. (2,5 điểm)
Nêu định nghĩa kỹ thuật nhảy xa? Nêu giới hạn và nhiệm vụ của các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi?
Câu 2. (2,5 điểm)
	Sức bền là gì? Có mấy loại sức bền?
	Nêu một số nguyên tắc tập luyện để phát triển sức bền cho học sinh THCS.
Câu 4. (1,5 điểm)
	Hãy vẽ và giải thích sân đá cầu theo kích thước của “Luật đá cầu" hiện hành.
Câu 5. (1,5 điểm)
	Cho bảng thành tích của các vận động viên nhảy xa sau:
TT
Vận động viên
Đấu loại (m)
Chung kết (m)
TT cao nhất
Thứ hạng
Lần 1
Lần 2
Lần 3
Lần 1
Lần 2
Lần 3
1
Trần Văn Thử
4.75
4.40
4.83
4.48
4.50
4.80
2
Nguyễn Văn Xem
4.71
4.40
4.90
4.45
4.88
4.86
3
Ngô Văn Tài
4.70
4.60
4.70
4.40
4.83
4.79
4
Hồ Huy Luật
4.63
4.70
4.80
4.45
4.86
4.90
(Hãy tổng hợp thành tích cao nhất và xác định vị trí (thứ hạng) của các vận động viên nhảy xa theo bảng trên.)
---------Hết ---------
PHÒNG GD&ĐT QUAN SƠN
KỲ THI CHỌN GIÁO VIÊN GIỎI CẤP TRƯỜNG
TRƯỜNG PTDTBT THCS TRUNG THƯỢNG
 NĂM HỌC 2015 - 2016
HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI LÝ THUY ẾT
M ÔN : TH Ể DỤC
Phần chung:
Câu 1: (1 điểm) đúng mỗi ý 0.25 đ
+ cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, 
+ cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”, 
+ cuộc vận động “Mỗi thầy, cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo” 
+ phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”
Câu 2:
ĐTB =7.9 (0.5 đ)
Xếp loại: Trung Bình (0.5 đ)
Phần kiến thức:
Câu
Hướng dẫn chấm
Điểm
1
* Định nghĩa kỹ thuật Nhảy xa:
Nhảy xa là một hoạt động dùng tốc độ chạy đà và sức bật của một chân để đưa cơ thể vượt qua một khoảng cách xa nhất. Thành tích của nhảy xa được tính bằng mét N (m), chính xác đến centimét (cm). 
* Giới hạn và nhiệm vụ của các giai đoạn trong kỹ thuật nhảy xa kiểu ngồi:
- Giai đoạn chạy đà:
+ GH: Từ khi bắt đầu chạy đà đến khi chân giậm đưa đặt vào ván giậm nhảy. 
+ NV: Tạo ra tốc độ nằm ngang lớn nhất và chuẩn bị điều kiện tốt cho giai đoạn giậm nhảy. 
- Giai đoạn giậm nhảy:
+ GH: Từ khi chân giậm đưa đặt vào ván giậm nhảy đến khi chân giậm rời ván. 
+ NV: Trên cơ sở giữ vững và lợi dụng tốc độ nằm ngang tạo ra tốc độ thẳng đứng để có được tốc độ bay ban đầu lớn nhất và góc độ bay hợp lý. 
- Giai đoạn trên không:
+ GH: Từ khi chân giậm rời ván giậm nhảy đến khi một bộ phận của cơ thể tiếp cát. + NV: Nhằm giữ thăng bằng và tạo điều kiện thuận lợi để nhảy với chân xa về trước khi rơi xuống cát. 
- Giai đoạn tiếp đất:
+ GH: Từ khi một bộ phận của cơ thể tiếp cát đến khi hoàn thành động tác và đi ra ngoài hố cát. 
+ NV: Tiếp cát an toàn, giữ vững thành tích, tránh phạm quy. 
1,0
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
0,5
2
- Sức bền là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
0,5
- Có 2 loại sức bền. 
1) Sức bền chung: là khả năng của cơ thể khi thực hiện các công việc nói chung trong một thời gian dài.
2) Sức bền chuyên môn: là khả năng của cơ thể khi thực hiện chuyên sâu một hoạt động lao động hay bài tập thể thao trong một thời gian dài.
0,75
0,75
- Một số nguyên tắc tập luyện phát triển sức bền cho học sinh.
	+ Tập phù hợp sức khỏe mỗi người
	+ Tập từ nhẹ đến nặng dần
	+ Tập thường xuyên hàng ngày hoặc 3-4 lần/tuần một cách kiên trì, không nóng vội.
	+ Trong một giờ học, sức bền phải học sau các nội sung khác và bố trí ở cuối phần cơ bản
	+ Tập chạy xong không dừng lại đột ngột mà cần thực hiện một số động tác hồi tĩnh trong vài phút
	+ Song song với tập chạy, rèn luyện kỹ thuật bước chạy, cách thở khi chạy, cách vượt qua chướng ngại.
0.25
0,25
0,25
0,25
0,25
0,25
4
 Vẽ sân đá cầu. 
11,88 m
6,10 m
2,00 m
2,00 m
a) Kích thước.
- Vẽ được hình sân.
- Chiều dài: 11,88 m
- Chiều rộng: 6,10 m
- Sân thi đấu không bị vật cản trong khoảng 7m chiều cao tính từ mặt sân.
1,0
b) Các đường giới hạn.
- Đường phân đôi sân nằm ở phía dưới lưới, chia sân thành 2 phần bằng nhau.
- Đường giới hạn khu vực tấn công cách đường phân đôi sân 2m.
- Đường (tưởng tượng) giới hạn khu vực phát cầu 2m nằm phía sau đường biên ngang có khoảng cách là 2,00m (có đứt quãng 0,04m).
- Những đường giới hạn rộng 0,04m và nằm trong phạm vi của sân
0,5
5
TT
Họ và tên
Tổng hợp thành tích cao nhất
Xếp thứ hạng
1
Nguyễn Văn Xem
4.90
1
2
Hồ Huy Luật
4.90
2
3
Trần Văn Thử 
4.83
3
4
Ngô Văn Tài
4.83
4
------------ Hết --------------

Tài liệu đính kèm:

  • docDe_thi_Dap_an_GVG_cap_truong.doc