Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Triệu Phong

doc 3 trang Người đăng duyenlinhkn2 Lượt xem 261Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Triệu Phong", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lý thuyết giáo viên dạy giỏi - Năm học 2014-2015 - Phòng GD & ĐT Triệu Phong
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
HUYỆN TRIỆU PHONG
ĐỀ THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
( Thời gian làm bài: 60 phút, không tính thời gian giao đề )
 Câu 1. (5 điểm ) 
Trên cơ sở của Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, anh ( chị ) hãy nêu vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện tốt yêu cầu đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh tiểu học.
Câu 2. ( 5 điểm ) 
Giáo viên (GV) của một trường tiểu học bày tỏ băn khoăn: “Thông tư 30 giúp cho GV nắm vững khả năng của từng em học sinh (HS) của lớp thông qua việc nhận xét từ đó sẽ có biện pháp hiệu quả hơn để giáo dục cho các em. Tuy nhiên, trong quá trình nhận xét HS, GV bộ môn gặp nhiều khó khăn do số lượng học sinh đông, thời gian không có đủ để nhận xét hết cho các em. Vậy GV có được phép không nhận xét hết 100% HS được hay không ? Chỉ nhận xét những HS đặc biệt như HS cá biệt, HS có biểu hiện học sa sút hoặc tiến bộ?...”, là GV tiểu học, bạn đã được tập huấn, nghiên cứu, thực hiện Thông tư 30, anh ( chị ) hãy chia sẻ băn khoăn này với đồng nghiệp sao cho đúng với tinh thần chỉ đạo của Bộ GD-ĐT.
 Ghi chú: Khuyến khích trình bày ngắn gọn, bằng những ý cơ bản dưới dạng gạch ngang đầu dòng.
PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO
HUYỆN TRIỆU PHONG
ĐÁP ÁN THI LÝ THUYẾT GIÁO VIÊN DẠY GIỎI
NĂM HỌC 2014-2015
I. Hướng dẫn chung:
 	-Hướng dẫn chấm chỉ nêu những ý cơ bản nếu giáo viên diễn đạt bằng những ngôn từ khác nhưng nếu đúng, đầy đủ như ý cơ bản vẫn cho điểm tối đa.
 	-Điểm toàn bài bằng điểm tất cả các phần cộng lại, không làm tròn số.
I. Hướng dẫn cụ thể:
Câu 1: ( 5 điểm, mỗi từ/ ngữ/ý đúng 0,25 điểm; trình bày 0,25 điểm )
Vai trò, nhiệm vụ của giáo viên trong việc đổi mới phương pháp dạy học nhằm thực hiện tốt yêu cầu đánh giá sự hình thành và phát triển một số năng lực của học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGD&ĐT ngày 28/8/2014 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT, bao gồm một số nhiệm vụ cơ bản như sau:
-Giúp học sinh tự phục vụ, tự quản;
-Giúp học sinh giao tiếp, hợp tác, có hứng thú học tập và rèn luyện để tiến bộ;
-Giúp học sinh tự học và giải quyết vấn đề, tự điều chỉnh cách học;
-Hướng dẫn;
-Tư vấn;
-Quan sát;
-Theo dõi;
-Trao đổi;
-Kiểm tra;
-Nhận xét quá trình học tập, rèn luyện của học sinh;
-Nhận xét định tính hoặc định lượng về kết quả học tập của học sinh và phát triển một số năng lực;
-Động viên/ khích lệ;
-Ghi những nhận xét đáng chú ý nhất, những điều đặc biệt lưu ý ( nếu có ) vào sổ chất lượng giáo dục;
-Kịp thời phát hiện những cố gắng, tiến bộ của học sinh để động viên, khích lệ;
-Kịp thời phát hiện những khó khăn chưa thể vượt qua của học sinh để hướng dẫn; giúp đỡ;
-Đưa ra những nhận định đúng những ưu điểm nổi bật và những hạn chế của mỗi học sinh để có giải pháp kịp thời nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động học tập, rèn luyện của học sinh.
-Giúp học sinh có khả năng tự đánh giá, tham gia đánh giá;
-Nhận xét bằng lời nói trực tiếp với học sinh hoặc viết nhận xét vào phiếu, vở của học sinh về những kết quả đã làm được hoặc chưa làm được; mức độ hiểu biết và năng lực vận dụng kiến thức; mức độ thành thạo các thao tác, kĩ năng cần thiết, phù hợp với yêu cầu của bài học, hoạt động của học sinh;
-Quan tâm tiến độ hoàn thành từng nhiệm vụ của học sinh; áp dụng biện pháp cụ thể để kịp thời giúp đỡ học sinh vượt qua khó khăn.
Câu 2: ( 5 điểm, mỗi ý 0,5 điểm )
Việc ghi sổ theo dõi chất lượng, ghi nhận xét vào vở HS cũng tuân thủ theo nguyên tắc: 
-Mục tiêu của Thông tư 30 là vì sự tiến bộ của HS; 
-Chúng ta chỉ phải ghi nhận xét đối với những em chưa hoàn thành để lưu ý tìm cách động viên giúp đỡ em hoặc ghi một số em nổi bật để mình quan tâm phát triển khả năng của em; 
-Đối với những em đã hoàn thành thì có thể không cần phải ghi nhận xét. Nếu thầy cô còn thời gian, quan tâm được các em này thì rất hoan nghênh;
-Việc ghi nhận xét cần thể hiện được việc động viên, khuyến khích để chính các em và phụ huynh có thể hiểu được để phối hợp với GV điều chỉnh;
-Đối với các số sách khác phục vụ cho chính GV thì tùy các thầy/cô ghi, miễn làm sao mình hiểu được và biết em nào cần theo dõi để giúp đỡ, em nào cần quan tâm bồi dưỡng để phát triển
-Chính vì thế thầy/cô hãy chủ động và linh hoạt khi thực hiện Thông tư với phương chấm vì sự tiến bộ của HS ”; 
-Trong đánh giá thường xuyên bằng nhận xét: được quyền chủ động vận dụng một cách linh hoạt, có thể bằng "lời nói" hoặc là “viết” phù hợp với học sinh và nhà trường, đúng với yêu cầu của việc đánh giá thường xuyên bằng nhận xét; 
-Ngay khi ban hành Thông tư 30 và nhận thấy cần có văn bản yêu cầu các địa phương giảm áp lực sổ sách cho GV, Bộ GD-ĐT đã có văn bản 6169/BGD&ĐT-GDTH ngày 27/10/2014 hướng dẫn thực hiện việc đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 30/2014/TT-BGDĐT;
-Được quyền chủ động viết nhận xét vào vở hoặc phiếu học tập, bài kiểm tra của học sinh, sử dụng tin nhắn, email để liên lạc sao cho thuận tiện trong việc phối hợp giáo viên, học sinh và cha mẹ học sinh; 
-TT 30/2014 quy định, yêu cầu giáo viên phải quan tâm đánh giá tất cả học sinh, không được “quên” em nào, nhưng khi viết nhận xét vào sổ theo dõi chất lượng giáo dục không bắt buộc phải ghi nhận xét tất cả học sinh hằng tháng; hàng ngày/tiết học/ hoạt động học, GV có thể dùng lời nói/nhận xét để hỗ trợ/tư vấn/động viên, cho các em một cách phù hợp; không lạm dụng việc dùng các câu nhận xét có mẫu vì không phù hợp với các học sinh khác nhau, trong những hoàn cảnh khác nhau.

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_ly_thuyet_giao_vien_day_gioi_nam_hoc_2014_2015_phong.doc