Đề thi lại học kì II Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017

doc 3 trang Người đăng dothuong Lượt xem 489Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi lại học kì II Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi lại học kì II Vật lí lớp 6 - Năm học 2016-2017
Trường :..
Lớp : ..
Họ tên :.
Số báo danh
 ĐỀ THI LẠI NĂM HỌC (2016 – 2017)
Môn : VẬT LÝ – LỚP 6
Thời gian làm bài 45 phút
(không kể thời gian phát đề)
Giám thị :.
 Số mật mã :
 Số thứ tự :
"	
 Giám khảo : 
Điểm : 
Số mật mã : 
Số thứ tự : 
Học sinh làm bài trực tiếp vào đề kiểm tra
I/ PHẦN I : Khoanh tròn vào chữ cái a, b, c, d trước câu trả lời mà em chọn (mỗi câu 0,5 điểm)
Câu 1 : Máy cơ đơn giản nào sau đây không thể làm thay đổi đồng thời cả độ lớn và hướng của lực ?
Ròng rọc cố định . 
Ròng rọc động .
Mặt phẳng nghiêng .
Đòn bẩy .
Câu 2 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn :
Khối lượng của vật tăng.
Khối lượng riêng của vật tăng.
Thể tích của vật tăng.
Cả ba câu trên đều đúng .
Câu 3 : Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một lượng chất lỏng :
Khối lượng của chất lỏng tăng.
Khối lượng của chất lỏng giảm.
Khối lượng riêng của chất lỏng tăng.
Khối lượng riêng của chất lỏng giảm.
Câu 4 : Nhiệt kế y tế dùng để đo :
Nhiệt độ của nước đá. 	c. Nhiệt độ của hơi nước đang sôi.
Nhiệt độ của môi trường .	d. Thân nhiệt của người .
Câu 5 : Các chất rắn , lỏng , khí đều dãn nở vì nhiệt . Chất nào dãn nở nhiều nhất ?
Khí . 	c. Rắn.
Lỏng .	d. Cả ba câu trên đều sai .
Câu 6 : Nhiệt kế được cấu tạo dựa vào hiện tượng :
Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng.	c. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn.
Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí.	d. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. 
Câu 7 : Trong các hiện tượng sau đây , hiện tượng nào không liên quan đến sự nóng chảy ?
Bỏ một cục đá vào một cốc nước .	
Đốt một ngọn đèn dầu.	
Đúc một cái chuông đồng.
Đốt một ngọn nến . 
Học sinh không được viết 
vào khung này
vì đây là phách sẽ rọc đi mất
"	
Câu 8 : Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng ?
Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc .
Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc .
Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc .
Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc .
Câu 9 : Nước đựng trong cốc bay hơi càng nhanh khi :
Nước trong cốc càng nhiều.	c. Nước trong cốc càng nóng.
Nước trong cốc càng ít.	d. Nước trong cốc càng lạnh.
Câu 10 : Hiện tượng các giọt sương đọng trên lá cây trong các buổi sáng liên quan đến hiện tượng :
Ngưng tụ .	c. Bay hơi.
Nóng chảy.	d. Đông đặc.	
II/ PHẦN II : chọn cụm từ thích hợp điền vào chỗ trống ( mỗi câu 1 điểm )
Câu 11 : Chất rắn nở ra khi .... . , co lại khi 
Câu12 : Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào ., gió và . mặt thoáng của chất lỏng .
III/ PHẦN III : tự luận ( mỗi câu 1,5 điểm )	
Câu 13 : Tại sao khi đun nước , ta không nên đổ nước thật đầy ấm ?
Câu 14 : Sương mù thường có vào mùa nóng hay mùa lạnh ? Tại sao khi mặt trời mọc sương mù
 lại tan ? 

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hoc_ky_2.doc