SỞ GD VÀ ĐÀO TẠO BÌNH DƯƠNG ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH MÔN: Ngữ văn 11 Thời gian: 90 phút BIÊN SOẠN ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II - LỚP 11 NĂM HỌC 2014 – 2015 MÔN NGỮ VĂN I. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT * Mục tiêu kiểm tra - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng theo tiến độ chương trình lớp 11 học kì II. - Đánh giá việc học sinh vận dụng kiến thức kĩ năng đã học; viết một bài văn nghị luận văn học tích hợp nghị luận xã hội * Đề kiểm tra nhằm đánh giá trình độ học sinh theo các chuẩn sau: + Biết vận dụng kiến thức về các kiểu văn bản, phương thức biểu đạt và kĩ năng tạo lập văn bản. + Biết huy động những kiến thức để viết nghị luận văn học. + Rèn kĩ năng tư duy, phân tích, tổng hợp cho HS. - Cụ thể: + Nhận biết, thông hiểu các đơn vị tri thức + Kiến thức Làm văn: Nghị luận văn học II. HÌNH THỨC KIỂM TRA - Hình thức: Tự luận - Cách tổ chức: Học sinh làm bài tự luận tại lớp trong thời gian 90 phút. III. THIẾT LẬP MA TRẬN KHUNG MA TRẬN ĐỀ THI LẠI HỌC KÌ II - LỚP 11 Mức độ Chủ đề Nhận biết Thông hiểu Vận dụng thấp Vận dụng cao Cộng 1. Đọc-hiểu Đọc – Nhận diện được phong cách ngôn ngữ của văn bản Đọc -Xác định biện pháp tu từ nghệ thuật. Chỉ ra được nội dung chính của đoạn trích. Số câu:1 Số điểm Tỉ lệ: % 3 điểm = 30% 2. Làm văn - Những vấn đề chung về văn bản và tạo lập văn bản: + Từ ấy + Vội vàng + Tràng giang + Chiều tối Viết bài văn nghị luận văn học Số câu: 1 Số điểm Tỉ lệ: % 7 7.0 7 điểm = 70% Tổng cộng 10 điểm = 100% IV. BIÊN SOẠN ĐỀ THI SỞ GD&ĐT BÌNH DƯƠNG TRƯỜNG THPT TÂN BÌNH ĐỀ THI HỌC LẠI KÌ II - NGỮ VĂN LỚP 11 NĂM HỌC 2014 - 2015 Thời gian 90 phút Câu 1 Đoc-hiểu ( 3 điểm): Đọc đoạn văn sau và trả lời câu hỏi: Chúng (tức thực dân Pháp) lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. Chúng thẳng tay chém giết những người yêu nước thương nòi của ta. Chúng tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. (Hồ Chí Minh- Tuyên ngôn Độc lập) a. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên. b. Cho biết nội dung chính của đoạn văn. c. Chỉ ra các biện pháp tu từ mà đọan văn sử dụng. Câu 2 Làm văn (7 điểm): Phân tích đoạn trích sau: Tôi muốn tắt nắng đi, Cho màu đừng nhạt mất; Tôi muốn buộc gió lại Cho hương đừng bay đi. Của ong bướm này đây tuần tháng mật; Này đây hoa của đồng nội xanh rì; Này đây lá của cành tơ phơ phất; Của yến anh này đây khúc tình si; Và này đây ánh sáng chớp hàng mi, Mỗi buổi sớm, thần Vui hằng gõ cửa; Tháng giêng ngon như một cặp môi gần; Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng một nửa: Tôi không chờ nắng hạ mới hoài xuân. ( Vội vàng – Xuân Diệu- Ngữ văn 11 tập 2) -----------HẾT------------- V – HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ THANG ĐIỂM Câu Nội dung cần đạt Điểm 1 a. Xác định phong cách ngôn ngữ của đoạn văn trên - Phong cách ngôn ngữ chính luận b. nội dung: - vạch trần tội ác của thực dân Pháp c. Các biện pháp tu từ: - So sánh: lập ra nhà tù nhiều hơn trường học. - Dùng cách nói khẩu ngữ mạnh mẽ: thẳng tay chém giết. - Dùng ẩn dụ: tắm các cuộc khởi nghĩa của ta trong những bể máu. 0,5 1,0 1,5 2 Phân tích bài thơ Chiều tối của Hồ Chí Minh * Yêu cầu về kỹ năng - Biết cách làm bài văn nghị luận văn học - Kết cấu rõ ràng, chặt chẽ, diễn đạt lưu loát, văn cảm xúc, gợi hình - Không mắc lỗi chính tả, dùng từ, viết câu * Yêu cầu về kiến thức: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng cần đạt được những ý cơ bản sau: a. Mở bài - Giới thiệu về tác giả Xuân Diệu, bài thơ Vội vàng - Giới thiệu về nội dung chính của đoạn trích b. Thân bài Phân tích đoạn thơ * Nội dung: - Ước muốn táo bạo: muốn đoạt quyền của tạo hóa để giữ lấy hương sắc của cuộc sống “Tôi muốn tắt nắng.hương đừng bay đi (phân tích dẫn chứng). - Say sưa ca ngợi vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống “Của ong bướm.như một cặp môi gần” (phân tích dẫn chứng). -> Quan niệm mới mẻ: trong thế giới này đẹp nhất, quyến rũ nhất là con người giữa tuổi trẻ, tình yêu. - Tâm trạng băn khoăn, tiếc nuối vì không thể hưởng thụ vẻ đẹp của cuộc sống một cách trọn vẹn “Tôi sung sướng. Nhưng vội vàng.” (phân tích dẫn chứng). -> Tình yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống đến cuồng nhiệt. * Nghệ thuật: ngôn từ, hình ảnh độc đáo, nhịp điệu dồn dập , sôi nổi, biện pháp tu từ so sánh, nhân hóa, liệt kê, điệp cấu trúc .c. Kết bài Cảm nhận vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ: nhạy cảm, khát vọng sống mãnh liệt. Đoạn thơ thể hiện tài năng và những cách tân nghệ thuật độc đáo của Xuân Diệu. Lưu ý: - Chỉ cho điểm tối đa khi học sinh đạt được cả yêu cầu về kỹ năng và kiến thức - GV mạnh dạn cho điểm tối đa với các bài viết sáng tạo, chú ý đến diễn đạt, hành văn, trau chuốt trong dùng từ, đặt câu, trình bày đẹp, khoa học... 1,0 4,0 1,0 1,0 V- PHÊ DUYỆT CỦA TỔ CHUYÊN MÔN ...................................................................................................................................................................................................................................................... Người biên soạn Ngô Thị Mai
Tài liệu đính kèm: