Đề thi kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 (Có đáp án) - Đề 1 - Năm học 2016-2017

doc 2 trang Người đăng dothuong Lượt xem 663Lượt tải 1 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 (Có đáp án) - Đề 1 - Năm học 2016-2017", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi kiểm tra học kì I Vật lí lớp 11 (Có đáp án) - Đề 1 - Năm học 2016-2017
Kỳ thi: THI KIỂM TRA HỌC KỲ 1
Môn thi: VẬT LÍ 11
0001: Có hai điện tích điểm q1 và q2, chúng đẩy nhau. Khẳng định nào sau đây là đúng?
A. q1> 0 và q2 0.	C. q1.q2 > 0.	D. q1.q2 < 0.
0002: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Hạt êlectron là hạt có mang điện tích âm, có độ lớn 1,6.10-19 (C).
B. Hạt êlectron là hạt có khối lượng m = 9,1.10-31 (kg).
C. Nguyên tử có thể mất hoặc nhận thêm êlectron để trở thành ion.
D. êlectron không thể chuyển động từ vật này sang vật khác.
0003: Hai quả cầu nhỏ có điện tích 10-7 (C) và 4.10-7 (C), tương tác với nhau một lực 0,1 (N) trong chân không. Khoảng cách giữa chúng là:
A. r = 0,06 (cm).	B. r = 0,6 (m).	C. r = 6 (m).	D. r = 6 (cm).
0004: Phát biểu nào sau đây là không đúng?
A. Điện phổ cho ta biết sự phân bố các đường sức trong điện trường.
B. Tất cả các đường sức đều xuất phát từ điện tích dương và kết thúc ở điện tích âm.
C. Cũng có khi đường sức điện không xuất phát từ điện tích dương mà xuất phát từ vô cùng.
D. Các đường sức của điện trường đều là các đường thẳng song song và cách đều nhau.
0005: Trong các đơn vị sau, đơn vị của cường độ điện trường là:
A. V/m2.	B. V.m.	C. V/m.	D. V.m2.
0006: Điện trường đều là điện trường mà cường độ điện trường của nó
A. có hướng như nhau tại mọi điểm.	B. có hướng và độ lớn như nhau tại mọi điểm.
C. có độ lớn như nhau tại mọi điểm.	D. có độ lớn giảm dần theo thời gian.
0007: Quan hệ giữa cường độ điện trường E và hiệu điện thế U giữa hai điểm mà độ dài hình chiếu đường nối hai điểm đó lên một đường sức là d thì cho bởi biểu thức
A. U = E.d.	B. U = E/d.	C. U = q.E.d.	D. U = q.E/q.
0008: Một tụ điện có điện dung C, được nạp điện đến hiệu điện thế U, điện tích của tụ là Q. Công thức nào sau đây không phải là công thức xác định năng lượng của tụ điện?
A. W = 	B. W = 	C. W = 	D. W = 
0009: Dòng điện được định nghĩa là
A. dòng chuyển dời có hướng của các điện tích.	B. dòng chuyển động của các điện tích.
C. là dòng chuyển dời có hướng của electron.	D. là dòng chuyển dời có hướng của ion dương.
0010: Công của nguồn điện là công của
A. lực lạ trong nguồn.
B. lực điện trường dịch chuyển điện tích ở mạch ngoài.
C. lực cơ học mà dòng điện đó có thể sinh ra.
D. lực dịch chuyển nguồn điện từ vị trí này đến vị trí khác.
0011: Bốn tụ điện giống nhau có điện dung C được ghép song song với nhau thành một bộ tụ điện. Điện dung của bộ tụ điện:
A. Cb = 4C	B. Cb = C/4	C. Cb = 2C	D. Cb = C/2
0012: Công của dòng điện có đơn vị là:
A. J/s	B. kWh	C. W	D. kVA
0013: Khi xảy ra hiện tượng đoản mạch, thì cường độ dòng điện trong mạch
A. tăng rất lớn.	B. tăng giảm liên tục.	C. giảm về 0.	D. không đổi so với trước
0014: Điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch được đo bằng dụng cụ nào sau đây:
A. Vôn kế	B. Ampe kế	C. Oát kế	D. Công tơ điện
0015: Xét mạch kín có nguồn điện có suất điện động E, điện trở trong r. Gọi RN là điện trở tương đương của mạch ngoài. Hiệu điện thế hai đầu mạch ngoài cho bởi biểu thức nào sau đây?
A. UN = Ir.	B. UN = I(RN + r).	C. UN =E – I.r.	D. UN = E + I.r.
0016: Hiệu điện thế giữa hai điểm M và N là UMN = 1 (V). Công của điện trường làm dịch chuyển điện tích q = - 1 (μC) từ M đến N là:
A. A = - 1 (μJ).	B. A = + 1 (μJ).	C. A = - 1 (J).	D. A = + 1 (J).
0017: Một nguồn điện có điện trở trong 0,1 (Ω) được mắc với điện trở 4,8 (Ω) thành mạch kín. Khi đó hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện là 12 (V). Cường độ dòng điện trong mạch là
A. I = 120 (A).	B. I = 12 (A).	C. I = 2,5 (A).	D. I = 25 (A).
0018: Cho đoạn mạch điện trở 10 Ω, hiệu điện thế 2 đầu mạch là 20 V. Trong 1 phút điện năng tiêu thụ của mạch là
A. 2,4 kJ.	B. 40 J.	C. 24 kJ.	D. 120 J.
0019: Ghép 3 pin giống nhau nối tiếp mỗi pin có suất điện độ 3 V và điện trở trong 1 Ω. Suất điện động và điện trở trong của bộ pin là
A. 9 V và 3 Ω.	B. 9 V và 1/3 Ω.	C. 3 V và 3 Ω.	D. 3 V và 1/3 Ω.
0020: Một nguồn điện có suất điện động E = 6 (V), điện trở trong r = 2 (Ω), mạch ngoài có điện trở R. Để công suất tiêu thụ ở mạch ngoài đạt giá trị lớn nhất thì điện trở R phải có giá trị
A. R = 1 (Ω).	B. R = 2 (Ω).	C. R = 3 (Ω).	D. R = 4 (Ω).
0021: Một ấm điện có hai dây dẫn R1 và R2 để đun nước. Nếu dùng dây R1 thì nước trong ấm sẽ sôi sau thời gian t1 = 10 (phút). Còn nếu dùng dây R2 thì nước sẽ sôi sau thời gian t2 = 40 (phút). Nếu dùng cả hai dây mắc song song thì nước sẽ sôi sau thời gian là:
A. t = 4 (phút).	B. t = 8 (phút).	C. t = 25 (phút).	D. t = 30 (phút).
0022: Cho ba tụ điện C1 = 1µF, C2 = 3µF, C3 = 6µF cả ba tụ đều được tích điện đến hiệu điện thế U = 90V. Nối các cực trái dấu với nhau theo đúng thứ tự các tụ như trên để tạo thành mạch kín. Hiệu điện thế của các tụ sau khi nối lần lượt là:
A. 30V, 60V, 90V	B. 90V, 30V, 60V	C. 30V, 40V, 50V	D. 40V, 30V, 50V
0023: Một ấm nước điện khi sử dụng ở hiệu điện thế 220 V thì dòng điện chạy qua ấm có cường độ 2( A). Tiền điện phải trả cho việc sử dụng ấm nước này trong 30 ngày, mỗi ngày sử dụng 30 phút là bao nhiêu? Biết rằng giá tiền điện là 1350đồng/kWh.
A. 42760 đồng	B. 17600 đồng	C. 8910 đồng	D. 23760 đồng
0024: Hai bóng đèn có các hiệu điện thế định mức lần lượt là U1 và U2. Nếu công suất định mức của hai bóng đó bằng nhau thì tỷ số hai điện trở R1/R2 là
A. 	B. 	C. 	D. 
0025: Hai điện tích điểm q1 = 2.10-2 (μC) và q2 = - 2.10-2 (μC) đặt tại hai điểm A và B cách nhau một đoạn a = 30 (cm) trong không khí. Cường độ điện trường tại điểm M cách đều A và B một khoảng bằng a có độ lớn là:
A. EM = 0,2 (V/m).	B. EM = 1732 (V/m).	C. EM = 3464 (V/m).	D. EM = 2000 (V/m).

Tài liệu đính kèm:

  • docTHI HK I(2016_2017)_VL11(M1)_DEGOC.doc