Đề thi Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn vật lý – Lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút

doc 3 trang Người đăng TRANG HA Lượt xem 1263Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn vật lý – Lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi Kiểm tra học kì I năm học 2014 - 2015 môn vật lý – Lớp 11 thời gian làm bài: 45 phút
TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG
TỔ: VẬT LÝ 
KIỂM TRA HKI - NH 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút
LÝ THUYẾT
Câu 1 (2,0 điểm) 
	Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông. Giải thích các ký hiệu có trong công thức.
Câu 2 (1,0 điểm) 
	Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
Câu 3 (1,0 điểm) 
	Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch.
BÀI TẬP
Bài 1 (2,0 điểm) 
	Cho hai điện tích điểm q1 = −5.10−6 C và q2 = +8.10−6 C đặt tại hai điểm A và B cố định trong không khí cách nhau 6 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm O của AB? Vẽ hình minh họa.
Bài 2 (1,0 điểm) 
R2
R3
R1
	Một tụ điện phẳng có điện dung 4 pF được tích điện đến hiệu điện thế 1200 V. Tính điện tích của tụ điện.
Bài 3 (3,0 điểm) 
	Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động là E = 12 V và có điện trở trong là r = 1 Ω; các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω và R3 = 15 Ω. Hãy tính:
Cường độ dòng điện trong mạch chính
Tính công suất tiêu thụ điện năng của mạch ngoài.
c) Tính công suất tiêu thụ điện năng của điện trở R3.
 Hết./.
TRƯỜNG THPT TRẦN NHÂN TÔNG
TỔ: VẬT LÝ 
KIỂM TRA HKI - NH 2014-2015
MÔN VẬT LÝ – LỚP 11 
Thời gian làm bài: 45 phút
ĐÁP ÁN ĐỀ A
A-LÝ THUYẾT
Câu 1 (2,0 điểm) 
	Phát biểu và viết biểu thức định luật Cu-lông. Giải thích các ký hiệu có trong công thức.
Lực hút hay đẩy giữa hai diện tích điểm đặt trong chân không có phương trùng với đường thẳng nối hai điện tích điểm đó, có độ lớn tỉ lệ thuận với tích độ lớn của hai điện tích và tỉ lệ nghịch với bình phương khoảng cách giữa chúng.
F=k. 
Trong đó : 
F : lực tương tác giữa hai điện tích (N)
k=9.109Nm2/C2
	q1, q1: điện tích điểm (C)
	r : khoảng cách giữa hai điện tích (m) 
Câu 2 (1,0 điểm) 
	Tụ điện là gì? Tụ điện phẳng có cấu tạo như thế nào?
Tụ điện là một hệ hai vật dẫn đặt gần nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp cách điện.
Tụ điện phẳng gồm hai bản kim loại phẳng đặt song song với nhau và ngăn cách nhau bằng một lớp điện môi.
Câu 3 (1,0 điểm) 
	Phát biểu và viết biểu thức định luật Ôm đối với toàn mạch.
Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó.
B-BÀI TẬP
Bài 1 (2,0 điểm) 
	Cho hai điện tích điểm q1 = −5.10−6 C và q2 = +8.10−6 C đặt tại hai điểm A và B cố định trong không khí cách nhau 6 cm. Xác định vectơ cường độ điện trường tổng hợp tại trung điểm O của AB.
; 	
Bài 2 (1,0 điểm) 
	Một tụ điện phẳng có điện dung 4 pF được tích điện đến hiệu điện thế 1200 V. Tính điện tích của tụ điện.
điện tích của tụ điện :
 Q= CU= 4,8.10-9(C)
R2
R3
R1
Bài 3 (3,0 điểm) 
	Cho mạch điện có sơ đồ như hình vẽ, trong đó nguồn điện có suất điện động là E = 12 V và có điện trở trong là r = 1 Ω; các điện trở ở mạch ngoài là R1 = 5 Ω, R2 = 10 Ω và R3 = 15 Ω. Hãy tính:
Cường độ dòng điện trong mạch chính
Tính công suất tiêu thụ điện năng của mạch ngoài.
Tính công suất tiêu thụ điện năng của điện trở R3.

Tài liệu đính kèm:

  • docDE VA DAP AN LY.K11.doc