ĐỀ THI KSCL HỌC CHIỀU LẦN III Năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ Văn 10 Thời gian làm bài:90 phút (không kể thời gian giao đề) PHẦN ĐỌC HIỂU: (6,0điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi: (...)Đã từng có cuộc vận động cho một triệu chữ kí ủng hộ đội tuyển bóng đá nước ta, do một doanh nghiệp tài trợ và được đông đảo mọi người ủng hộ, thậm chí còn tổ chức những ngày “hội kí” rầm rộ. Có phải bạn đã từng kí vào tấm băng-rôn ấy? Vậy mà trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam kia chỉ có số chữ kí nhỏ hơn 40 lần, mà một phần không nhỏ là do công dân các nước khác tham gia. Trong khi, để kêu gọi sự quan tâm của thế giới tới các nạn nhân chất độc da cam, bạn chỉ cần dành ra hai phút thôi, với chỉ vài cái nhấp chuột giữa hàng giờ lướt trên internet mỗi ngày. (Theo Tintucvietnam. com, ngày 7- 8- 2004 ) Câu 1: (1,0 điểm) :Xét theo phong cách ngôn ngữ, văn bản trên thuộc loại văn bản nào? Câu 2: (1,0 điểm ): Thao tác nghị luận được sử dụng trong đoạn trích trên? Câu 3: (1,0 điểm): Nội dung của đoạn trích trên? Đặt nhan đề cho đoạn trích. Câu 4: (3,0 điểm) Anh(chị) hãy trình bày suy nghĩ về hiện tượng được đề cập đến trong đoạn trích trên. PHẦN VIẾT: (4,0 điểm) Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. ------------ Hết ----------- SỞ GD&ĐT NINH BÌNH TRƯỜNG THPT GIA VIỄN C HƯỚNG DẪN CHẤM ĐỀ THI KSCL HỌC CHIỀU LẦN II Năm học 2014 - 2015 Môn: Ngữ Văn 10 Phần Đáp án Điểm ĐỌC HIỂU Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi: 6,0 điểm Câu 1: Văn bản báo chí Câu 2: Thao tác so sánh Câu 3: Nội dung của đoạn trích: Sự thờ ơ, vô cảm đối với nạn nhân chất độc màu da cam Nhan đề: Hs có thể đặt nhan đề khác nhau, tuy nhiên nhan đề phải phải sát với nội dung đoạn trích, ví dụ: - Chúng ta có vô cảm không? - Virut vô cảm. Câu 4: a, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết làm kiểu bài nghị luận xã hội thông qua một đoạn tin ngắn. - Xác định đúng, trúng vấn đề nghị luận: bệnh vô cảm - Lập luận chặt chẽ, có dẫn chứng cụ thể, chính xác - Bố cục rõ ràng - Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. b, Yêu cầu về nội dung:học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý cơ bản sau: *Dẫn dắt, giới thiệu vấn đề nghị luận: bệnh vô cảm * Phân tích đoạn tin(1,0đ): - Đoạn tin trên đưa ra 2 cách hành xử đối lập của người Việt: sẵn sàng kí tên ủng hộ đội tuyển bóng đá(một hình thức giải trí) >< Số chữ kí ít ỏi trên trang web ủng hộ nạn nhân chất độc màu da cam (số phận bất hạnh, nạn nhân của chiến tranh) - Đoạn tin đề cập đến thái độ vô cảm của con người trước nỗi đau của đồng loại. * Suy nghĩ về bệnh vô cảm: (1,5đ) + Giải thích: Vô cảm là thái độ thờ ơ, không có cảm xúc gì trước các sự vật, hiện tượng xung quanh, trước nỗi đau khổ, bất hạnh của người khác. Đây là thái độ, là cách sống tiêu cực đáng phê phán. + Thực trạng: Bệnh vô cảm đã và đang xâm nhập vào tất cả các tầng lớp, lứa tuổi, đặc biệt ở các thành phố lớn có lối sống hiện đại + Biểu hiện: - thái độ lạnh lùng, nhục mạ, khỉnh bỉ trước những đau thương, mất mát của đồng loại như trẻ em mồ côi, người già không nơi nương tựa, người khuyết tật, nạn nhân của thiên tai bão lụt: thái độ dửng dưng hoặc cố tình né tránh khi chứng kiến người gặp nạn trên đường + Nguyên nhân: - con người chạy theo vật chất mà quên đi giá trị của đời sống tinh thần. Vì con người im lặng, không lên án thái độ vô cảm Nhà trường và gia đình chưa quan tâm nhiều đến việc giáo dục kĩ năng sống. + Hậu quả: - Biến con người thành kẻ vô trách nhiệm, vô lương tâm. Dần dần làm mai một truyền thống tương thân tương ái tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. + Giải pháp: - Bản thân: học tập lối sống lành mạnh, biết yêu thương sẻ chia đồng cảm với những người xung quanh;tham gia các hoạt động xã hội có tính nhân văn cao như phong trào đền ơn đáp nghĩa, phong trào thanh niên lập nghiệp... - Gia đình, nhà trường: chú trọng hơn trong việc giáo dục lối sống tốt đep. - Xã hội cần lên án mạnh mẽ bệnh vô cảm. *Liên hệ bản thân 1,0 1,0 0,5 0,5 0,25 1,0 0,25 0,25 0,25 0,25 0,5 0,25 PHẦN VIẾT Cảm nhận vẻ đẹp của hình tượng nhân vật Từ Hải trong đoạn trích Chí khí anh hùng (trích Truyện Kiều) của Nguyễn Du. 4,0 điểm 1, Yêu cầu về kĩ năng: - Biết làm kiểu bài nghị luận văn học: cảm nhận hình tượng nhân vật trong đoạn trích tác phẩm Truyện Kiều của Nguyễn Du (Kiểu bài cảm nhận đoạn thơ có tính định hướng, Hs phải xây dựng được hệ thống luận điểm, chọn lọc dẫn chứng, nếu Hs cảm nhận đoạn thơ đơn thuần chỉ cho tối đa 2,0đ) - Lập luận chặt chẽ, bố cục rõ ràng - Diễn đạt mạch lạc, có cảm xúc. - Ngôn ngữ có chọn lọc, không mắc lỗi chính tả và lỗi dùng từ. 2, Yêu cầu về kiến thức: học sinh có thể trình bày bằng nhiều cách khác nhau, cần đảm bảo các ý cơ bản sau: a. Mở bài: - Giới thiệu về Nguyễn Du, Truyện Kiều và đoạn trích Chí khí anh hừng - Giới thiệu hình tượng nhân vật Từ Hải. b.Thân bài: *Khái quát về hoàn cảnh của Từ Hải trong đoạn trích *Vẻ đẹp của người anh hùng có chí khí phi thường: + Khát khao được lên đường + Khát khao được vẫy vùng tung hoành bốn phương *Vẻ đẹp của con người có lý tưởng, hoài bão lớn lao : + Không quyến luyến, bịn rịn ® dứt khoát không vì tình yêu mà quên lý tưởng. + Trách Kiều là tri kỉ mà không hiểu mình, khuyên Kiều gắng đợi vượt lên trên tình cảm thông thường để sánh với người anh hùng. + Hứa hẹn trở về với cơ đồ lớn. + Khẳng định quyết tâm và thành công. *Đánh giá chung về nhân vật. - Nghệ thuật xây dựng nhân vật theo khuynh hướng lí ttưởng hóa bằng bút pháp ước lệ tượng trưng mang tầm vóc vũ trụ, ngôn ngữ tự sự kết hợp với ngôn ngữ đối thoại để làm rõ tính cách nhân vật. - Nhân vật Từ Hải là sáng tạo đặc biệt của Nguyễn Du, nhằm thể hiện ước mơ công lí, công bằng xã hội. c, Kết bài:- Cảm nghĩ riêng của bản thân về nhân vật Liên hệ vẻ đẹp của người anh hùng Từ Hải trong xã hội hiện nay 0,25 0,5 1,0 1,0 1,0 0,25
Tài liệu đính kèm: