Đề thi khảo sát học sinh giỏi vòng II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Đôn Nhân (Có đáp án)

doc 4 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 26/07/2022 Lượt xem 579Lượt tải 5 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát học sinh giỏi vòng II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Đôn Nhân (Có đáp án)", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát học sinh giỏi vòng II môn Vật lý Lớp 8 - Năm học 2011-2012 - Trường THCS Đôn Nhân (Có đáp án)
Phòng gd & đt sông lô
Trường thcs đôn nhân
đề thi khảo sát học sinh giỏi vòng II
Môn : Vật lí 8.
Năm học : 2011 – 2012
Thời gian làm bài 120 phút (không kể thời gian giao đề)
Câu 1.
 Một ôtô con chuyển động thẳng đều với vận tốc 72 km/h, chạy cùng chiều với một xe tải chuyển động với vận tốc 54 km/h.
 a. Tính vận tốc của ôtô đối với xe tải.
 b. Lúc còn ở phía sau xe tải 15m, người lái xe ôtô lấn tuyến sang trái để vượt xe tải thì thấy phía trước có một chiếc xe cứu thương chạy ngược chiều với vận tốc 90km/h.
 Hỏi khoảng cách ngắn nhất giữa ôtô con và xe cứu thương phải là bao nhiêu để ôtô con vượt mặt xe tải an toàn? Biết rằng để được an toàn ôtô con chỉ được gặp xe cứu thương khi ôtô con qua khỏi xe tải 20 m. 
Câu 2.
 Một khối gỗ hình hộp chữ nhật tiết diện S = 40 cm2 cao h = 10 cm. Có khối lượng m = 160 g
 a. Thả khối gỗ vào nước.Tìm chiều cao của phần gỗ nổi trên mặt nước. Cho khối lượng riêng của nước là D0 = 1000 Kg/m3
 b. Bây giờ khối gỗ được khoét một lỗ hình trụ ở giữa có tiết diện DS = 4 cm2, sâu Dh và lấp đầy chì có khối lượng riêng D2 = 11300 kg/m3 khi thả vào trong nước người ta thấy mực nước bằng với mặt trên của khối gỗ. Tìm độ sâu Dh của lỗ
Câu 3.
 Một chiếc xà đồng chất tiết diện đều. Khối lượng 20 kg, chiều dài 3m. Tì hai đầu lên hai bức tường. Một người có khối lượng 75 kg đứng cách đầu xà 2m. Xác định xem mỗi bức tường chịu tác dụng một lực bằng bao nhiêu?
Cõu 4.(2 điểm)
 Trong một bình đồng khối lượng m1 = 400g có chứa m2 = 500g nước cùng ở nhiệt độ t1 = 400C. Thả vào đó một mẩu nước đá ở t3 = -100C. Khi có cân bằng nhiệt ta thấy còn sót lại m, = 75g nước đá chưa tan. Xác định khối lượng ban đầu m3 của nước đá. Cho NDR của đồng là C1= 400J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước là C2 = 4200 J/kg.K, nhiệt dung riêng của nước đá là C3 = 2100 J/kg.K, nhiệt nóng chảy chảy nước đá là = 3,4.105 J/kg.
Câu 5.
 Hãy chỉ ra phương án xác định nhiệt dung riêng của một chất lỏng bằng các dụng cụ : nước (đã biết nhiệt dung riêng Cn), nhiệt lượng kế (đã biết nhiệt dung riêng Ck), nhiệt kế, cân, bộ quả cân, bình đun và bếp điện. Xem chất lỏng không gây một tác dụng hóa học nào khác trong suốt thời gian thí nghiệm.
----------------------- Hết-----------------------
Giám thị không giải thích gì thêm!
hướng dẫn chấm đề khảo sát HSG vật lí 8 năm học 2011-2012.
Câu
Nội dung kiến thức cần đạt
Điểm
1
(2,5đ)
a. 
Gọi vận tốc của xe ôtô con và xe tải, xe cứu thương lần lượt là v1, v2, v3.
 Ta có. v1 = 72 km/h = 20 m/s, v2 = 54 km/h = 15 m/s
 v3 = 90 km/h = 25 m/s
 Vận tốc của ôtô đối với xe tải.
 v = v1 – v2 = 72 – 64 = 18 (km/h) = 5 (m/s)
b. Thời gian để xe ôtô con đi kịp và vượt trước xe tải 20m là.
 t = (15 : 5) + (20 : 5) = 7 (s)
 Với thời gian đó, Ôtô con đã chạy được một đoạn đường là.
 S1 = v1.t = 20.7 = 140 (m)
 xe cứu thương đã chạy được một đường là.
 S3 = v3.t= 25. 7 = 175 (m)
 Khoảng cách ngắn nhất giữa ôtô con và xe cứu thương là.
 S = S1 + S3 = 140 + 175 = 315 (m)
0,5
0,5
0,5
0,25
0,25
0,5
2
(2đ)
h
x
P
FA
h
Dh
DS
P
FA
 a. Khi khối gỗ cân bằng trong nước thì trọng lượng của khối gỗ cân bằng với lực đẩy Acsimet. Gọi x là phần khối gỗ nổi trên mặt nước, ta có.
P = FA ị 10.m =10.D0.S.(h-x) 
 b. Khối gỗ sau khi khoét lỗ có khối lượng là .
	m1 = m - Dm = D1.(S.h - DS. Dh)
 Với D1 là khối lượng riêng của gỗ: .
 Khối lượng m2 của chì lấp vào là: 
 Khối lượng tổng cộng của khối gỗ và chì lúc này là
M = m1 + m2 = m + (D2 - ).DS.Dh
Vì khối gỗ ngập hoàn toàn trong nước nên.
10.M=10.D0.S.h 
0,25
0,25
0,5
0,5
0,25
0,25
3
(2đ)
P1
FB
FA
B
A
O
G
 Các lực tác dụng lên xà là.
 - Lực đỡ FA, FB
 - Trọng lượng của xà P = 10.20 = 200 (N)
 - Trọng lượng của người P1 = 10.75 = 750 (N)
 Vì xà đồng chất tiết diện đều nên trọng tâm của xà sẽ ở chính giữa xà
 => GA = GB = 1,5 m
 Giả sử người đứng ở O cách A là OA = 2 m
 Để tính FB coi đầu A là điểm tựa, áp dụng quy tắc cân bằng của đòn bẩy khi có nhiều lực tác dụng ta có.
FB.AB = P.AG + P1.AO
=> (N)
 Để tính FA coi đầu B là điểm tựa, áp dụng quy tắc cân bằng của đòn bẩy khi có nhiều lực tác dụng ta có.
FA.AB = P.GB + P1.OB
=> (N)
Vậy mỗi tường chịu tác dụng một lực là 600 (N) với tường A và 350 (N) với tường B
0,25
0,25
0,5
0,5
0,5
4
(2đ)
Vì khi cân bằng nhiệt vẫn còn 75 g nước đá nên nhiệt độ khi cân bằng là t = 00C.
Phương trình cân bằng nhiệt.
 Qtỏa ra = Qthu vào
 (m1C1 + m2C2)(t1 – t) = m3C3(t – t3) + (m3 – m,). 
(0,4.400 + 0,5.4200).40 
 = m3.2100.10 + 3,4.105.m3 – 0,075.3,4.105
m3 0,321 (kg) = 321 (g).
Vậy khối lượng nước đá lúc ban đầu là m3 = 321(g)
0,5
0,5
0,5
0,5
5
(1,5đ)
- Dùng cân xác định khối lượng mk của nhiệt lượng kế.
- Đổ chất lỏng vào nhiệt lượng kế, dùng cân xác định khối lượng m1 của chất lỏng có nhiệt dung riêng C cần xác định, đo nhiệt độ t1 của chất lỏng.
- Đun nước đến nhiệt độ t2 rồi rót vào nhiệt lượng kế (đã có chất lỏng trong đó).
- Đo nhiệt độ khi cân bằng nhiệt t, rồi cân nhiệt lượng kế để xác định khối lượng nước vừa đổ vào (m2) 
 Khi có cân bằng nhiệt.
 m2Cn.(t2 – t) = (mk.Ck + m1.C).(t –t1)
Suy ra. C = . ( - mk.Ck)
0,25
0,25
0,25
0,25
0,5
Chú ý.
 - Các đáp số không đúng đơn vị, hoặc không có đơn vị mỗi bài 0,5 điểm.
 - Nếu học sinh giải theo phương pháp khác đúng thì vẫn được điểm tối đa.
 - Nếu kết quả sai mà biểu thức thiết lập đúng cho 1/2 số điểm

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_khao_sat_hoc_sinh_gioi_vong_ii_mon_vat_ly_lop_8_nam_h.doc