Đề thi khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 4 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc

pdf 2 trang Người đăng duyenlinhkn2 Ngày đăng 07/07/2022 Lượt xem 568Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 4 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng THPT Quốc gia môn Ngữ văn - Đề số 4 - Năm học 2016-2017 - Sở GD & ĐT Vĩnh Phúc
HOC24.VN 1 
SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC 
ĐỀ SỐ 4 
ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG THPT QUỐC GIA 
NĂM HỌC 2016 – 2017 - MÔN NGỮ VĂN 12 
Thời gian làm bài: 120 phút, không kể thời gian giao đề 
I. ĐỌC HIỂU (3,0 điểm) 
Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: 
Bạn ơi, nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì được nấy, thì 
đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời. 
Một người mà lúc nào cũng sợ thất bại, làm gì cũng sợ sai lầm là một người sợ hãi thực tế, 
trốn tránh thực tế, và suốt đời không bao giờ có thể tự lập được. Bạn sợ sặc nước thì bạn không biết 
bơi; bạn sợ nói sai thì bạn không nói được ngoại ngữ! Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không 
được gì. Sai lầm cũng có hai mặt. Tuy nó đem lại tổn thất, nhưng nó cũng đem đến bài học cho đời. 
 (Theo Ngữ văn 7, tập 2, tr.43, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2015) 
Câu 1: Chỉ ra phương thức biểu đạt chính được sử dụng trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
Câu 2: Anh/Chị hiểu như thế nào về quan niệm: "Một người mà không chịu mất gì thì sẽ không được 
gì"? (1,0 điểm) 
Câu 3: Theo anh/chị, sai lầm đem đến những tổn thất và bài học gì cho đời? (1,0 điểm) 
Câu 4: Anh/Chị hãy rút ra thông điệp có ý nghĩa nhất trong đoạn trích trên. (0,5 điểm) 
II. LÀM VĂN (7,0 điểm) 
Câu 1: (2,0 điểm) 
 Viết 01 đoạn văn ngắn (khoảng 200 chữ) trình bày suy nghĩ về quan niệm của tác giả trong 
đoạn trích phần Đọc hiểu: "nếu bạn muốn sống một đời mà không phạm chút sai lầm nào, làm gì 
được nấy, thì đó hoặc là bạn ảo tưởng, hoặc là bạn hèn nhát trước cuộc đời". 
Câu 3: (5,0 điểm) 
Nhận xét về bài thơ Sóng của Xuân Quỳnh, có ý kiến cho rằng: “Sóng là hình tượng trung 
tâm của bài thơ và là một hình tượng ẩn dụ” (Tuyển chọn và giới thiệu đề thi đại học và cao đẳng 
môn Ngữ văn, tr.155-156, Nxb Giáo dục Việt Nam, 2007). Từ cảm nhận về đoạn thơ sau trong bài 
Sóng, anh/chị hãy làm sáng tỏ ý kiến trên: 
Dữ dội và dịu êm 
Ồn ào và lặng lẽ 
Sông không hiểu nổi mình 
Sóng tìm ra tận bể 
Ôi con sóng ngày xưa 
Và ngày sau vẫn thế 
Nỗi khát vọng tình yêu 
Bồi hồi trong ngực trẻ 
Trước muôn trùng sóng bể 
Em nghĩ về anh, em 
HOC24.VN 2 
Em nghĩ về biển lớn 
Từ nơi nào sóng lên? 
Sóng bắt đầu từ gió 
Gió bắt đầu từ đâu? 
Em cũng không biết nữa 
Khi nào ta yêu nhau 
Con sóng dưới lòng sâu 
Con sóng trên mặt nước 
Ôi con sóng nhớ bờ 
Ngày đêm không ngủ được 
Lòng em nhớ đến anh 
Cả trong mơ còn thức [...] 
(Xuân Quỳnh - Sóng - Ngữ văn 12, tập 1, tr.155, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015) 
---------Hết--------- 

Tài liệu đính kèm:

  • pdfde_thi_khao_sat_chat_luong_thpt_quoc_gia_mon_ngu_van_de_so_4.pdf