Đề thi khảo sát chất lượng học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Biên Giới

doc 4 trang Người đăng dothuong Lượt xem 389Lượt tải 0 Download
Bạn đang xem tài liệu "Đề thi khảo sát chất lượng học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Biên Giới", để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Đề thi khảo sát chất lượng học kì I Vật lí lớp 8 - Năm học 2016-2017 - Trường THCS Biên Giới
PHÒNG GD&ĐT CHÂU THÀNH
Trường THCS BIÊN GIỚI
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI - NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi: VẬT LÝ ; LỚP: 8
Thời gian: 45 phút (không kể thời gian phát đề)
A. MA TRẬN ĐỀ KIỂM TRA:
Tên chủ đề
Nhận biết 
Thông hiểu
Vận dụng
Năng Lực
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
Lực và chuyển động
1/ Phân biệt được chuyển động đều và chuyển động không đều dựa vào khái niệm tốc độ.
5/ Vận dụng được công thức tính tốc độ .
- Năng lực tự học
- Giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực vận dụng kiến thức
Số câu hỏi
Số điểm
1
2đ
1
2 đ
Áp suất-áp suất chấ lỏng chất khí- Lực đẩy Acsimet
2/ Viết được công thức tính độ lớn lực đẩy, nêu được đúng tên đơn vị đo các đại lượng trong công thức.
3/ Nêu được áp suất có cùng trị số tại các điểm ở cùng một độ cao trong lòng một chất lỏng.
4/Mô tả được 2 hiện tượng về sự tồn tại của lực đẩy Ác-si-mét. 
6/ Vận dụng được công thức để giải các bài toán, khi biết trước giá trị của hai đại lượng và tính đại lượng còn lại.
- Giải thích được 02 trường hợp cần làm tăng hoặc giảm áp suất.
7/ . Vận dụng được công thức F = Vd để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng F, V, d và tìm giá trị của đại lượng còn lại
8/ . Vận dụng được công thức F = Vd để giải các bài tập khi biết giá trị của hai trong ba đại lượng F, V, d và tìm giá trị của đại lượng còn lại
- Năng lực tự học
- Giải quyết vấn đề
- Năng lực tư duy sáng tạo
- Năng lực vận dụng kiến thức
Số câu hỏi
Số điểm
1
1đ
2
3 đ
1
1đ
1
1đ
TS câu hỏi
2
2
1
1
TS điểm
3đ
3 đ
3đ
1đ
B. NỘI DUNG ĐỀ KIỂM TRA:
Đề Thi
Câu 1/ Thế nào là chuyển đều, chuyển động không đều? Cho ví dụ? (2đ)
Câu 2/ Treo một quả nặng vào lực kế ở ngoài không khí thì lực kế chỉ giá trị P1=5N. Khi nhúng vật nặng vào nước lực kế chỉ giá trị P2=3N. (2đ)
a. Tính lực đẩy Ac- si- mét tác dụng vào vật . 
b. Tính thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ. Biết dN =10.000N/m3
Câu3/Viết công thức tính áp suất chất lỏng? Và nói rõ ký hiệu, đơn vị của các đại lượng trong công thức đó?(1 đ)
Câu 4/ Một người đi bộ với vận tốc 2 km/h.Tìm khoảng cách từ nhà đến nơi làm việc? biết thời gian cần để người đó đi từ nhà đến nơi làm việc là 15 phút.(2đ)
Câu 5/ Khi đi qua chỗ bùn lầy, người ta thường dùng 1 tấm ván đặt lên trên để đi. Hãy giải thích vì sao?(1 đ)
Câu 6/ Ba vật làm từ 3 chất khác nhau: Sắt, nhôm, sứ có hình dạng khác nhau nhưng thể tích bằng nhau. Khi nhúng ngập chúng trong nước thì lực đẩy AC-SI-MET của nước tác dụng vào ba vật có khác nhau không? Tại sao? (2 đ)
HƯỚNG DẪN CHẤM VÀ ĐÁP ÁN
ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HKI - NĂM HỌC 2016 – 2017
Môn thi : VẬT LÝ - LỚP 8
TT
Nội dung
Điểm
1
2
3
4
5
6
Câu 1/ Chuyển động đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn không thay đổi theo thời gian. Ví dụ: Kim đồng hồ (1đ)
 - Chuyển động không đều là chuyển động mà vận tốc có độ lớn thay đổi theo thời gian. Ví dụ: đi bộ (1 đ)
Câu 2
Tóm tắt (0.5đ)
P1=5N. 
P2=3N.
dN = 10000N/m3
FA = ? N
V = ? m3
 Giải
Lực đẩy ACSIMET tác dụng vào vật là:
 FA = P1-P2= 5-3=2N. (0,5 đ)
Thể tích của phần chất lỏng bị vật nặng chiếm chỗ là:
 FA = d.V => V =FA/d = 2 / 10000 =0.0002m3 (0,5 đ)
Đáp số: FA = 2N 
 V =0.0002m3 (0,5 đ)
Câu 3: Công thức Tính Áp Suất chất lỏng:
 p = dh
 Trong đó: p là áp suất ở đáy cột chất lỏng.(Pa)
 d là trọng lượng riêng của chất lỏng (N/m3)
 h là chiều cao của cột chất lỏng.( m
Câu 4: 
Tóm tắt (0.5đ)
V=2 km/h
T = 15 phút
 = 0,25 h
S = ? km
 Giải
Khoảng cách từ nhà đến nơi làm việt của người đó là?
 V = S/t => S = V.t (0,5 đ)
 = 2x0.25 =0.5 km (0,25 đ)
Đáp số: S= 0.5 km (0,25 đ)
Câu 5 Vì diện tích tiếp xúc giữa tấm ván và mặt bùn lớn hơn giũa bàn chân và mặt bùn nên khi đi trên đó thì áp suất gây ra trên mặt bùn được giảm đi và do đó mặt bùn đỡ bị lún so với khi không có ván. (1đ)
 Câu 6/
 Lực đẩy Acsimet của ba vật giống nhau, 
Vì Lực đẩy Acsimet phụ thuộc vào TLR của chất lỏng và thể tích của vật chìm trong chất lỏng( ba vật cùng nhúng vào trong 1 chất lỏng, và có thể tích giống nhau)
2 đ
2 đ
1 đ
2 đ
1 đ
2 đ

Tài liệu đính kèm:

  • docde_thi_hk_1_vl8.doc