PHÒNG GD&ĐT THANH OAI TRƯỜNG THCS TAM HƯNG ĐỀ THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HỌC KỲ I Năm học : 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn lớp 8 Thời gian làm bài 90 phút Đề thi có 01 trang Câu 1: (2 điểm) Đọc đoạn trích sau và trả lời câu hỏi bên dưới: “Mặt lão đột nhiên co rúm lại. Những nếp nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...” a/ Đoạn văn trên được trích trong tác phẩm nào? Tác giả là ai? Nêu nội dung chính của đoạn văn. b/ Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh được sử dụng trong đoạn trích trên và nêu tác dụng. Câu 2: (3điểm)Viết đoạn văn ngắn khoảng 7- 10 câu nêu ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống của con người. Trong đó có sử dụng ít nhất 1 câu ghép. Hãy chỉ và phân tích cấu tạo và cho biết mối quan hệ giữa các vế trong câu ghép đó? Câu 3 : (5 điểm) Em hãy nhập vai Xiu trong truyện ngắn “ Chiếc lá cuối cùng” của nhà văn OHen-ri kể lại quá trình hồi sinh của nhân vật Giôn-xi có sử dụng yếu tố miêu tả và biểu cảm. -Hết- HƯỚNG DẪN CHẤM THI KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG GIỮA HKI Năm học : 2015 - 2016 Môn: Ngữ văn lớp 8 Câu 1: (2 điểm) a ) Đoạn văn được trích trong tác phẩm Lão Hạc của nhà văn Nam Cao. (0.5điểm) - Nội dung chính của đoạn văn: Bộ mặt đau khổ, đáng thương của lão Hạc khi bán cậu vàng. (0.5đ) b) Xác định từ tượng hình, từ tượng thanh. (0.5đ) - Từ tượng hình: móm mém - Từ tượng thanh: hu hu Tác dụng: Các từ tượng hình, tượng thanh làm nổi bật hình ảnh, dáng vẻ của lão Hạc - một lão nông già nua, khắc khổ, đang khóc thương khi lỡ đối xử tệ bạc với cậu vàng. (0.5đ) Câu 2 ( 3điểm) - Viết đoạn văn nêu được ý nghĩa của việc bảo vệ môi trường đối với đời sống con người: (2.5đ) + Môi trường đang bị huỷ hoại nghiêm trọng bởi chính con người. + Bảo vệ môi trường là bảo vệ: nguồn nước, ô nhiễm không khí, tác động xấu của thiên nhiên [ bảo vệ cuộc sống của chính chúng ta: không bệnh tật, không khí trong lành... + Bảo vệ nôi trường có ý nghĩa với con người không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Là hs mỗi chúng ta càn làm gì để bảo vệ môi trường ở gia đình và nhà trường. - Chỉ ra được câu ghép, phân tích cấu tạo ngữ pháp và nêu được mối quan hệ giữa các vế của câu ghép: - Đoạn văn diễn đạt trôi chảy, không sai lỗi chính tả, trình bày sạch đẹp: 0,5đ Tuỳ theo mức độ kết quả của bài làm GV cho điểm phù hợp. Câu 3: (5điểm) a. Về hình thức: (1điểm) + HS biết làm một bài văn tự sự kết hợp với miêu tả và biểu cảm. + Nhập vai Xiu để kể lại ( Xưng tôi ngôi thứ 1) + Bài viết có bố cục chặt chẽ, mạch lạc, có kỹ năng dựng đoạn, liên kết đoạn, hành văn lưu loát, có sự kết hợp hài hòa giữa các yếu tố kể, miêu tả và biểu cảm. b. Về nội dung: (4điểm) 1. Mở bài: Giới thiêu được nhân vật tôi-người kể chuyện (chú ý h.s nhập vai nhân vật Xiu). Nêu được ND cần kể lại. 2. Thân bài: * Nhân vật Xiu kể lại quá trình hồi sinh của Giôn- xi. + Xiu giới thiệu về h.c sống và tâm trạng của Giôn-xi khi chờ đợi cái chết. - Xiu giới thiệu được h.c sống của Giôn-xi. (nghề nghiệp, tuổi tác, đặc biệt đang trong tình trạng bệnh tật và nghèo khó, có cụ Bơ-men là hàng xóm và cùng làm nghề họa sĩ) - Tâm trạng của Giôn- xi khi chờ đợi cái chết như thế nào.(chán nản, thẫn thờ chờ chiếc là thường xuân cuối cùng rụng nốt thì cô cũng buông xuôi lìa đời) + Xiu kể về tâm trạng của Giôn-xi khi hồi sinh nhờ chiếc lá cuối cùng mà cụ Bơ-men vẽ (Phần này yêu cầu kể chi tiết). - Khi chiếc lá thường xuân vẫn còn đó trong một đêm mưa tuyết Giôn-xi đã bừng tỉnh và ngắm nhìn nó thật lâu, sau đó cô đã nói với Xiu những gì, cô muốn ăn, làm đẹp và đặc biệt là muốn vẽ: Giôn-xi đã thực sự hồi sinh. Cô đã vượt qua được cái chết, sự sống đã trở lại với Giôn-xi nhờ vào chiếc lá mỏng manh dẻo dai mà chính Giôn-xi đã nhận ra. - Khi bác sĩ đến và khẳng định bệnh tình của Giôn-xi hoàn toàn vượt qua giai đoạn khó khăn - Nhân vật tôi (Xiu) kể lại cho Giôn- xi nghe về sự hy sinh thầm lặng của cụ Bơ-men và khẳng định chiếc lá cuối cùng của cụ là một kiệt tác ( chú ý các chi tiết MT và B.C trong phần này) 3. Kết bài: Nêu được cảm nghĩ về tình bạn trong sáng, về tình yêu thương, sự hy sinh giữa những con người nghèo khổ. - Hết-
Tài liệu đính kèm: